Nguyên tắc trong TTHS là cơ sở giúp các cơ quan tiến hành tố tụng áp dụng đúng các quy định của pháp luật. Do đó, việc áp dụng các biện pháp ngăn chặn nói chung và áp dụng biện pháp tạm giữ đối với người dưới 18 tuổi nói riêng cần phải tuân thủ theo các nguyên tắc được quy định cụ thể tại Điều 414 BLTTHS như sau:
“1. Bảo đảm thủ tục tố tụng thân thiện, phù hợp với tâm lý, lứa tuổi, mức độ trưởng thành, khả năng nhận thức của người dưới 18 tuổi; bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp của người dưới 18 tuổi; bảo đảm lợi ích tốt nhất của người dưới 18 tuổi.
3. Bảo đảm quyền tham gia tố tụng của người đại diện của người dưới 18 tuổi, nhà trường, Ðoàn thanh niên, người có kinh nghiệm, hiểu biết về tâm lý, xã hội, tổ chức khác nơi người dưới 18 tuổi học tập, lao động và sinh hoạt.
4. Tôn trọng quyền được tham gia, trình bày ý kiến của người dưới 18 tuổi.
5. Bảo đảm quyền bào chữa, quyền được trợ giúp pháp lý của người dưới 18 tuổi.
6. Bảo đảm các nguyên tắc xử lý của Bộ luật hình sự đối với người dưới 18 tuổi phạm tội.
7. Bảo đảm giải quyết nhanh chóng, kịp thời các vụ án liên quan đến
người dưới 18 tuổi” [46, tr.160].
Qua đó có thể thấy những nguyên tắc này được đề ra nhằm đáp ứng yêu cầu thực tế cũng như để phù hợp với đặc điểm tâm sinh lý, tâm tư tình cảm khác biệt đang trong giai đoạn phát triển mà chỉ người dưới 18 tuổi mới có, đó là:
Thứ nhất, do đặc điểm của lứa tuổi chưa thành niên ít nhiều bị ảnh
hưởng chi phối bởi những tác động của xã hội, cho nên quy luật hình thành ý thức phạm tội và hành vi phạm tội của người dưới 18 tuổi không thể giống hoàn toàn với người đã thành niên. Vì vậy, khi tiến hành tạm giữ các cơ quan tiến hành tố tụng cần đảm bảo tốt nhất lợi ích của họ và chủ yếu nhằm mục đích giáo dục, giúp đỡ người dưới 18 tuổi phạm tội là trong mọi tình huống, mọi trường hợp Cơ quan tiến hành tố tụng và người tiến hành tố tụng phải tạo mọi điều kiện và áp dụng các biện pháp phi hình phạt đối với họ.
Do đó, việc áp dụng hình phạt đối với người dưới 18 tuổi cũng phải thể hiện sao cho bảo đảm việc giúp đỡ họ sửa chữa sai lầm, chứ không nhằm trừng trị. Do đó ngay từ khi khởi tố, điều tra, CQĐT không chỉ áp dụng các biện pháp pháp lý có lợi nhất, đồng thời phải quán triệt tinh thần là: Nếu
không cần thiết bắt giữ tạm giữ, tạm giam đối với họ thì không được áp dụng các biện pháp này. Mặt khác, phải bảo đảm các quyền theo quy định của BLTTHS đối với họ như: Phải có người bào chữa ngay từ khi bị bắt; nếu trường hợp buộc phải bắt giữ để ngăn chặn hành vi nguy hiểm cho xã hội thì sau khi bị bắt, nếu có người bảo lĩnh hoặc thấy việc cho tại ngoại không gây ảnh hưởng cho xã hội thì cương quyết phải cho tại ngoại. Điều 414 BLTTHS hiện hành quy định nguyên tắc xử lý đối với người phạm tội là người dưới 18 tuổi với mục đích giáo dục là chính, giúp đỡ họ sửa chữa sai lầm là chủ yếu, giúp họ trở thành công dân có ích cho xã hội.
Thứ hai, khi tiến hành các thủ tục xử lý đối với người dưới 18 tuổi phải
đảm bảo giữ bí mật cá nhân của họ. Việc giữ bí mật cá nhân vừa góp phần phục vụ tốt cho các hoạt động tố tụng vừa thể hiện tính nhân đạo, nhân văn của pháp luật Việt Nam dành cho người dưới 18 tuổi phạm tội. Vì vậy, trong quá trình tiến hành tố tụng, các cơ quan tố tụng cần có sự xem xét và cân nhắc đối với từng trường hợp cụ thể, cũng như cần đảm bảo giữ bí mật tuyệt đối về đời tư cho người dưới 18 tuổi trong quá trình điều tra, truy tố hay xét xử đối với họ, góp phần bảo vệ danh dự, nhân phẩm và tính mạng của nhóm người dưới 18 tuổi.
Thứ ba, trong quá trình tiến hành tố tụng đối với những bị can, bị cáo là
người dưới 18 tuổi phải đảm bảo quyền tham gia tổ tụng của người đại diện của người dưới 18 tuổi. Người đại diện ở đây cũng được pháp luật quy định có thể là cha mẹ, ông bà, anh chị, nhà trường, đoàn thanh niên, những người có kinh nghiệm, hiểu biết về các em, cũng như nắm bắt được đặc điểm tâm lý, đặc điểm xã hội của các em trong quá trình các em sinh sống, học tập, lao động và sinh hoạt tại cơ sở đó. Vì vậy cần hạn chế đến mức thấp nhất số lần tiếp xúc giữa người bị hại, người làm chứng là người chưa thành niên với bị
can, bị cáo và trong bất cứ hoàn cảnh nào người dưới 18 tuổi phải được đảm bảo những quyền được bào chữa, được trợ giúp pháp lý.
Thứ tư, Mặc dù người dưới 18 tuổi cần sự giúp đỡ, tham gia của người
đại diện hợp pháp trong quá trình tiến hành hoạt động tố tụng nhưng vẫn phải đảm bảo tôn trọng các quyền được tham gia, có ý kiến của người dưới 18 tuổi khi họ muốn trình bày sự hiểu biết của mình về tính chất, mức độ, nguyên nhân những vấn đề, nội dung sự việc có liên quan trong vụ án đang xảy ra mà họ biết.
Thứ năm, trong các vụ án có bị can, bị cáo là người dưới 18 tuổi phải có
người bào chữa tham gia tố tụng. Đây là nguyên tắc bắt buộc trong pháp luật TTHS hiện hành. Vì vậy trong trường hợp không tìm được luật sư bào chữa, các cơ quan liên quan phải tìm bằng được người bào chữa cho người bị buộc tội, vấn đề này được quy định cụ thể tại Điều 422 BLTTHS năm 2015.
Thứ sáu, trong quá trình giải quyết vụ án hình sự có người dưới 18 tuổi
tham gia, các cơ quan tiến hành tố tụng phải bảo đảm các nguyên tắc xử lý của BLHS đối với người dưới 18 tuổi phạm tội [48, tr.37]. Đây là cơ sở pháp lý để xác định trách nhiệm của những người tiến hành tố tụng.
Thứ bảy, khi tiến hành các hoạt động tố tụng có liên quan đến đối tượng
là người dưới 18 tuổi cần phải nhanh chóng, kịp thời tránh kéo dài sẽ tác động lớn đến tâm lý của các em và gây khó khăn trong việc tái hòa nhập cộng đồng của các em sau này.
Như vậy có thể thấy, việc quy định đầy đủ và cụ thể các nguyên tắc trên thể hiện sự nhất quán của Đảng và Nhà nước ta trong việc áp dụng biện pháp tạm giữ nói riêng và áp dụng các biện pháp ngăn chặn nói chung đối với người dưới 18 tuổi nhằm đảm bảo các quyền lợi tốt nhất cho họ, góp phần hạn chế đến mức thấp nhất việc áp dụng hình phạt đối với người dưới 18 tuổi, qua
đó thể hiện tính nhân đạo cũng như phù hợp với các quy định của pháp luật quốc tế về quyền trẻ em mà Việt Nam có ký kết hay tham gia.