Những ưu, nhược điểm trong thi hành quy định của luật tố tụng hình sự về biện pháp tạm giữ người dưới 18 tuổ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) biện pháp tạm giữ đối với người dưới 18 tuổi phạm tội từ thực tiễn quận tân bình (Trang 60 - 62)

hình sự về biện pháp tạm giữ người dưới 18 tuổi

2.4.1.1. Những ưu điểm

- Thông qua việc áp dụng biện pháp tạm giữ người dưới 18 tuổi góp phần ngăn chặn các hành vi phạm tội tiếp tục diễn ra, phục vụ cho công tác

điều tra, xử lý đúng người đúng tội. Đồng thời qua đó giúp các cán bộ trực tiếp làm công tác TTHS phát hiện ra những bất cập, sơ hở, thiếu sót trong thủ tục tố tụng hình sự, tìm ra những nguyên nhân, điều kiện dẫn đến việc thực hiện hành vi phạm tội của người dưới 18 tuổi. Từ đó đề ra những phương hướng, kế hoạch phù hợp nhằm chấn chỉnh, giải quyết kịp thời, góp phần cho công tác giữ gìn an ninh trật tự tại địa bàn cơ sở.

- Thông qua việc áp dụng biện pháp tạm giữ người dưới 18 tuổi giúp cho các cơ quan chức năng nói riêng và gia đình, nhà trường nói chung nắm được đặc điểm tâm sinh lý của lứa tuổi chưa thành niên để đề ra cách thức, biện pháp quản lý, giáo dục vừa thấu tình đạt lý, phục vụ nhiệm vụ chính trị địa phương; song quan trọng hơn giúp các em hiểu rõ các quy định của pháp luật tránh được các vi phạm đáng tiếc xảy ra, giúp các em sửa chữa lỗi lầm trở thành công dân có ích cho gia đình và xã hội, góp phần quan trọng trong công tác đấu tranh phòng chống tội phạm, phục vụ nhiệm vụ chính trị.

- Thông qua biện pháp tạm giữ người dưới 18 tuổi có thể thấy rõ sự nhất quán, đồng lòng giữa các cấp các ngành, các tổ chức và toàn thể xã hội trong việc quy định những biện pháp ngăn chặn phù hợp với lứa tuổi, cũng như thể hiện sự khoan hồng của pháp luật Việt Nam dành riêng cho người dưới 18 tuổi bị tạm giữ.

2.4.1.2. Những tồn tại, hạn chế

Bên cạnh những kết quả đã đạt được, việc áp dụng biện pháp tạm giữ người dưới 18 tuổi của các cơ quan tiến hành tố tụng thời gian qua trên địa bàn quận Tân Bình vẫn còn những tồn tại, hạn chế sau:

- Một số cán bộ trực tiếp thực hiện hoạt động TTHS chưa nhận thức đầy đủ, đúng đắn vai trò, vị trí, nhiệm vụ của mình trong việc áp dụng biện pháp tạm giữ đối với người dưới 18 tuổi, chưa thực hiện nhiệm vụ với tinh thần trách nhiệm cao.

- Về cơ sở vật chất phục vụ công tác tạm giữ nói chung: Hiện nay buồng giam còn thiếu nên có những vụ án đông đối tượng tham gia trong giai đoạn tạm giữ, để tách riêng nhà tạm giữ phải giam chung với người có lệnh tạm giam, người đã thành án, người chưa thành niên; chỉ có 02 buồng dành riêng cho phụ nữ và 01 buồng giam dành riêng cho người chưa thành niên, nên việc quản lý người bị tạm giữ, tạm giam, thành án là nữ đều phải giam chung. Trường hợp vụ án có 02 người là người chưa thành niên trở lên cùng chung 01 vụ án có yêu cầu giam riêng thì buộc phải giam chung người chưa thành niên với người đã thành niên, người bị tạm giữ với người bị tạm giam; không có buồng giam dành riêng cho người mắc bệnh truyền nhiễm, không có phòng để làm công tác y tế nên khi khám bệnh cho người bị tạm giữ phải thực hiện tại buồng tạm giam, giữ hoặc ngoài sân.

- Quan hệ phối hợp giữa cơ quan tiến hành tố tụng với các cơ quan khác trong quá trình thực hiện biện pháp tạm giữ người dưới 18 tuổi vẫn còn những vướng mắc, bất cập.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) biện pháp tạm giữ đối với người dưới 18 tuổi phạm tội từ thực tiễn quận tân bình (Trang 60 - 62)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(98 trang)