- Về việc theo dõi, quản lý giam giữ đối với người bị tạm giữ
3.2.5. Tuyên truyền giáo dục pháp luật cho quần chúng nhân dân, nâng cao ý thức chấp hành pháp luật là điều kiện để đảm bảo việc áp dụng
nâng cao ý thức chấp hành pháp luật là điều kiện để đảm bảo việc áp dụng biện pháp tạm giữ được thực hiện tốt
Trong giai đoạn hiện nay công tác tuyên truyền phổ biến giáo dục pháp luật về các biện pháp ngăn chặn nói chung và biện pháp tạm giữ nói riêng có ý nghĩa hết sức quan trọng, góp phần truyền đạt thông tin một cách rộng rãi đến mọi tầng lớp nhân dân, mọi lứa tuổi, nhất là trẻ dưới 18 tuổi, giúp các em nắm được các quy định của pháp luật, vận động nhân dân tuân thủ pháp luật, góp phần giáo dục con em tại gia đình, tránh các hành vi vi phạm xảy ra. Vì vậy, đây được xem là biện pháp thường xuyên của các cấp các ngành nói chung và lực lượng Công an nói riêng.
Để đạt được kết quả cao trong công tác tuyên truyền vấn đề đặt ra là cần có sự phối hợp, tạo điều kiện cho nhau trong cung cấp và truyền đạt thông tin từ các cơ quan báo chí truyền thông, đến các cơ quan ở từng cấp, từng ngành tại các phường xã, thị trấn, thành phố… Thông qua các hình thức tuyên truyền khác nhau từ trực tiếp hoặc gián tiếp để cùng chung tay phối hợp nhằm giúp người dân hiểu được những quy định của pháp luật, những hành vi vi phạm, những cách thức phòng tránh.
Chính vì vậy, sự kết hợp giữa gia đình – nhà trường – xã hội có ý nghĩa hết sức quan trọng, góp phần tuyên truyền để các em dưới 18 tuổi nhận thức và hiểu đúng pháp luật, khi đó mới có những hành vi, cử chỉ, hành động đúng và không vi phạm pháp luật.
Tiểu kết chương 3
Trước những yêu cầu thực tiễn đặt ra trong thời gian tới góp phần nâng cao hiệu quả áp dụng biện pháp tạm giữ người dưới 18 tuổi, người viết đã nhận xét, đánh giá cả về lý luận và thực tiễn quá trình áp dụng biện pháp tạm giữ đối với người dưới 18 tuổi trên địa bàn quận Tân Bình, thành phố Hồ Chí Minh thời gian qua. Trên cơ sở kết quả nghiên cứu của mình, tác giả mạnh dạn nêu ra một số kiến nghị về hoàn thiện pháp luật, đổi mới tổ chức, nâng cao năng lực, trình độ của cán bộ tham gia hoạt động TTHS, cán bộ trực tiếp thực hiện công tác quản lý giam giữ và giáo dục cải tạo người bị tạm giữ dưới 18 tuổi, đề xuất tăng cường cơ sở vật chất, kỹ thuật, trang thiết bị cho các cơ quan tiến hành tố tụng; … nhằm hướng đến mục đích là nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác áp dụng biện pháp tạm giữ trong thời gian tới trên địa bàn quận Tân Bình nói riêng và thành phố Hồ Chí Minh nói chung, góp phần thực hiện thắng lợi công cuộc cải cách tư pháp mà Đảng và Nhà nước ta đang đề ra, tạo nền tảng xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa, thực hiện quản lý và điều chỉnh đất nước bằng pháp luật.
KẾT LUẬN
Như vậy có thể thấy rằng, do những nguyên nhân chủ quan và khách quan khác nhau mà tình hình tội phạm do người dưới 18 tuổi thực hiện có xu hướng ngày càng gia tăng, trong khi đó việc áp dụng biện pháp tạm giữ đối với họ vẫn còn những khó khăn, bất cập. Điều đó đặt ra yêu cầu và thách thức rất lớn cho các cơ quan tiến hành tố tụng là phải làm sao để áp dụng biện pháp tạm giữ đạt hiệu quả cao nhất trên thực tế mà vẫn đảm bảo đúng yêu cầu của pháp luật và quyền lợi của người dưới 18 tuổi. Người dưới 18 tuổi là những người mà sự phát triển về nhận thức, tâm sinh lý chưa hoàn thiện, sự nhận biết pháp luật đang còn kém, vì vậy đòi hỏi các cơ quan tiến hành tố tụng và cán bộ trực tiếp thực hiện hoạt động tố tụng cần phải nghiên cứu kỹ càng, đưa ra quy định đúng đắn, áp dụng một cách khách quan. Không phải trường hợp nào người dưới 18 tuổi phạm tội cũng đều áp dụng biện pháp tạm giữ.
Thông qua luận văn, người viết đã cố gắng nghiên cứu và trình bày một cách tổng thể từ những quy định chung của BLTTHS đến những quy định riêng về tạm giữ dành riêng đối với người dưới 18 tuổi phạm tội. Với quá trình đó luận văn đã đạt được một số kết quả khiêm tốn sau: