ứng được yêu cầu của thực tiễn. Việc thiếu các phương tiện nghiệp vụ và kinh phí đã ảnh hưởng trực tiếp, làm giảm hiệu quả công tác nghiệp vụ nói chung và công tác tạm giữ người dưới 18 tuổi nói riêng của lực lượng CSTHAHS và HTTP tại quận Tân Bình trong thời gian qua.
2.2. Quy định của Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015 về biện pháp tạm giữ người dưới 18 tuổi tạm giữ người dưới 18 tuổi
2.2.1. Quy định về các căn cứ áp dụng biện pháp tạm giữ đối với người dưới 18 tuổi dưới 18 tuổi
Trong quá trình triển khai các quy định của pháp luật, Đảng và Nhà nước ta luôn thể hiện nhất quán nguyên tắc nhân đạo trong áp dụng cho các đối tượng nói chung và áp dụng biện pháp tạm giữ đối với người dưới 18 tuổi nói riêng. Vì vậy trong những trường hợp thật sự cần thiết, không thể áp dụng biện pháp nào khác mới áp dụng biện pháp tạm giữ đối với người dưới 18 tuổi phạm tội. Ngoài ra còn căn cứ vào độ tuổi của người dưới 18 tuổi có thể bị tạm giữ và những quy định tương ứng trong BLTTHS, trong đó chia thành hai nhóm tuổi đó là:
Nhóm thứ nhất: Gồm những người từ đủ 14 đến dưới 16 tuổi
Theo quy định tại khoản 2 Điều 419 BLTTHS năm 2015: Người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi có thể bị giữ trong trường hợp khẩn cấp, bị bắt, tạm giữ, tạm giam về tội phạm quy định tại khoản 2 Điều 12 của BLHS (tội giết người, tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác, tội hiếp dâm, tội hiếp dâm người dưới 16 tuổi, tội cưỡng dâm người từ đủ 13 tuổi đến dưới 16 tuổi, tội cướp tài sản, tội bắt cóc nhằm chiếm đoạt tài sản; về tội phạm rất nghiêm trọng, tội phạm đặc biệt nghiêm trọng với một số tội
danh cụ thể) nếu có căn cứ quy định tại các điều 110, 111, 112, các điểm a, b, c, d và đ khoản 2 Điều 119 của BLTTHS năm 2015.
Như vậy chỉ áp dụng biện pháp tạm giữ đối với người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi khi đáp ứng đủ các yêu cầu, điều kiện sau đây:
Thứ nhất, những người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi được quy định tại khoản 2 Điều 12 của BLHS phải chịu trách nhiệm hình sự về tội phạm rất nghiêm trọng, tội phạm đặc biệt nghiêm trọng, đồng thời họ có thể bị áp dụng biện pháp tạm giữ nếu được quy định tại một trong các điều 123, 134, 141, 142, 143, 144, 150, 151, 168, 169, 170, 171, 173, 178, 248, 249, 250, 251, 252, 265, 266, 286, 287, 289, 290, 299, 303 và 304 của BLTTHS hiện hành.
Thứ hai, khi có đủ căn cứ để tạm giữ người theo quy định tại các Điều 110 (giữ người trong trường hợp khẩn cấp), Điều 111 (bắt người phạm tội quả tang), Điều 112 (bắt người đang bị truy nã) tại BLTTHS năm 2015.
Thứ ba, khi có căn cứ cho rằng người đó đã bị áp dụng các biện pháp ngăn chặn khác như cấm đi khỏi nơi cư trú, bảo lĩnh…nhưng không thực hiện hoặc thực hiện không đầy đủ các nghĩa vụ mà người phạm tội phải thực hiện.
Trong trường hợp người dưới 18 tuổi không có nơi cư trú rõ ràng hoặc không xác định được lý lịch của bị can quy định tại điểm b khoản 2 Điều 119 có thể áp dụng như sau:
- Đối với trường hợp không có nơi cư trú rõ ràng: Áp dụng theo Điều 12, Điều 13 Luật Cư trú năm 2006, sửa đổi, bổ sung năm 2013. Trên cơ sở đó để xác định một công dân có nơi cư trú rõ ràng cần phải căn cứ vào nơi họ thường sinh sống (nơi thường trú, nơi tạm trú) tức là chỗ ở hợp pháp. Còn nơi tạm trú là nơi công dân sinh sống ngoài nơi đăng ký thường trú và đã đăng ký tạm trú. Trong trường hợp không xác định được nơi cư trú của công dân theo quy định tại khoản 1 điều luật hiện hành thì nơi cư trú của công dân là nơi người đó đang sinh sống.
Như vậy, đối với người dưới 18 tuổi không có nơi cưu trú rõ ràng được hiểu là không xác định được nơi đăng ký hộ khẩu thường trú hoặc tạm trú của người đó và người đó thường xuyên đi lang thang, không có nơi ở cố định; người có nơi đăng ký hộ khẩu thường trú hoặc tạm trú nhưng không sinh sống tại đó mà thường xuyên đi lang thang, không có nơi ở cố định.
- Đối với trường hợp không xác định được lý lịch bị can: Trong trường hợp này các cơ quan tiến hành tố tụng không xác định được họ và tên, ngày tháng năm sinh, dân tộc, tôn giáo, quốc tịch, trình độ học vấn… và các thông tin khác về người dưới 18 tuổi bị buộc tội theo mẫu số 192 - Lý lịch bị can ban hành kèm theo Thông tư số 61/2017/TT-BCA ngày 14/12/2017 của Bộ Công an [13].
Nhóm thứ hai: Gồm những người từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi
Đối với nhóm tuổi từ 16 đến dưới 18 tuổi cũng được quy định rất cụ thể và chi tiết tại khoản 3 Điều 419 BLTTHS năm 2015 [46, tr.186].
Ngoài ra, tại khoản 4 Điều 419 BLTTHS năm 2015 quy định: “Đối với bị can, bị cáo từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi bị khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử về tội nghiêm trọng do vô ý, tội ít nghiêm trọng mà Bộ luật hình sự quy định hình phạt tù đến 02 năm thì có thể bị bắt, tạm giữ, tạm giam nếu họ tiếp
tục phạm tội, bỏ trốn và bị bắt theo quyết định truy nã” [46, tr.186]. Trong nội
dung này đã thể hiện rất rõ ngoài việc người từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi bị điều tra, truy tố, xét xử về tội nghiêm trọng do cố ý, tội rất nghiêm trọng, tội đặc biệt nghiêm trọng còn kèm theo điều kiện đó là người từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi vẫn có thể bị áp dụng biện pháp tạm giữ khi thực hiện hành vi phạm tội nghiêm trọng do vô ý, tội ít nghiêm trọng mà Bộ luật hình sự quy định hình phạt tù đến 02 năm nếu họ vẫn tiếp tục phạm tội, bỏ trốn và bị bắt theo quyết định truy nã.
Như vậy, từ những quy định của pháp luật TTHS về căn cứ áp dụng biện