hồi đất nông nghiệp
Thứ nhất, quan điểm, đường lối của Đảng về xây dựng và hồn thiện chính
sách, pháp luật đất đai nói chung và chính sách, pháp luật về bồi thường, hỗ trợ khi Nhà nước THĐ nói riêng.
Hiện nay trong điều kiện một Đảng cầm quyền, một trong những phương thức lãnh đạo của Đảng là đưa ra quan điểm, chủ trương, đường lối. Đây là sự định hướng về mặt chính trị cho hoạt động lập pháp, lập quy ở nước ta. Nhiệm vụ của Nhà nước là thể chế hóa quan điểm, đường lối, chủ trương của Đảng thành pháp luật để quản lý xã hội và đưa nó đi vào cuộc sống. Pháp luật về đất đai nói chung và pháp luật về bồi thường khi Nhà nước THĐ nơng nghiệp nói riêng là sự thể chế hóa quan điểm, đường lối của Đảng vào trong lĩnh vực này. Như vậy, pháp luật về bồi thường khi Nhà nước THĐ nông nghiệp chịu sự tác động của quan điểm, chủ trương, đường lối của Đảng.
Thứ hai, vấn đề bồi thường khi Nhà nước THĐ được xây dựng trên cơ sở chế
độ sở toàn dân về đất đai. Đất đai thuộc sở hữu toàn dân do Nhà nước đại diện chủ sở hữu. Nhà nước giao đất cho tổ chức, hộ gia đình, cá nhân sử dụng ổn định, lâu dài. Vì vậy, các quy định của pháp luật về bồi thường khi Nhà nước THĐ nông nghiệp chịu sự ảnh hưởng của chế độ sở hữu toàn dân về đất đai và được thể hiện ở những khía cạnh sau đây: Một là, ở nước ta, khi Nhà nước có nhu cầu sử dụng đất vì mục đích quốc phịng, an ninh, để phát triển kinh tế - xã hội vì lợi ích quốc gia,
cơng cộng thì Nhà nước tiến hành THĐ có bồi thường cho người sử dụng đất chứ không mua đất của chủ đất như một số nước có chế độ sở hữu tư nhân về đất đai. Hai là, để được bồi thường khi Nhà nước THĐ người sử dụng đất phải đáp ứng được các điều kiện do pháp luật quy định như: quyền sử dụng đất phải được công nhận là tài sản của người sử dụng đất và thuộc loại được phép giao dịch; có căn cứ chứng minh quyền sử dụng đất…Ba là, việc bồi thường, hỗ trợ cho người sử dụng đất bị thu hồi căn cứ vào khung giá đất do Nhà nước xác định tại thời điểm THĐ chứ không phải giá đất trên thị trường. Bốn là, pháp luật quy định cụ thể cơ quan nào có thẩm quyền THĐ.
Thứ ba, cơ chế quản lý kinh tế.
Cơ chế quản lý kinh tế có sự tác động đến pháp luật về bồi thường khi Nhà nước THĐ. Trước đây, trong nền kinh tế kế hoạch hóa tập trung đất đai không được thừa nhận là tài sản nên không được phép giao dịch trên thị trường. Trong giai đoạn này, đất đai có giá trị thấp. Vì vậy, việc THĐ trong giai đoạn này tương đối dễ dàng, ít gặp vướng mắc. Chính vì vậy, giai đoạn này pháp luật bồi thường khi Nhà nước THĐ nông nghiệp chưa phát triển.
Kể từ khi thực hiện đường lối đổi mới theo Nghị quyết Đại hội toàn quốc lần thứ VI của Đảng về chuyển đổi nền kinh tế từ kế hoạch hóa tập trung sang nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần theo cơ chế thị trường Nhà nước đã ban hành nhiều văn bản pháp luật để điều chỉnh thị trường, trong đó có LĐĐ năm 1993. Theo quy định tại Khoản 2 Điều 3 LĐĐ 1993: “Hộ gia đình, cá nhân được Nhà nước giao đất có quyền chuyển đổi, chuyển nhượng, cho thuê, thừa kế, thế chấp quyền sử dụng đất”. Như vậy, kể từ thời điểm này quyền sử dụng đất đã được xem là một loại hàng hóa đặc biệt và được phép giao dịch trên thị trường. Vì vậy, đất đai ngày càng trở nên có giá. Việc THĐ trở nên khó khăn do người dân khơng thống nhất với giá đất, phương án bồi thường, hỗ trợ, tái định cư dẫn đến phát sinh tranh chấp, khiếu kiện kéo dài, gây mất ổn định chính trị. Để giải quyết tình trạng này Nhà nước ban hành các quy định pháp luật về bồi thường khi Nhà nước THĐ. Đây là vấn đề phức tạp có liên quan đến lợi ích của Nhà nước, người sử dụng đất, nhà đầu tư. Do đó, pháp
luật về bồi thường khi Nhà nước THĐ phải thường xuyên được rà sốt, sửa đổi, bổ sung để hồn thiện nhằm đáp ứng yêu cầu quản lý đất đai trong điều kiện kinh tế thị trường.
Thứ tư, quá trình hội nhập quốc tế. Hội nhập quốc tế yêu cầu Việt Nam phải
tham gia nhiều hiệp định song phương, đa phương, mang tầm khu vực, thế giới như: Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO), Hiệp định Đối tác Tồn diện và Tiến bộ xun Thái Bình Dương (CPTPP)… Trước những yêu cầu này đòi hỏi pháp luật phải công khai, minh bạch, dân chủ, tạo môi trường cạnh tranh lành mạnh cho nhà đầu tư trong nước cũng như nước ngoài. Pháp luật bồi thường khi Nhà nước THĐ cũng vậy. Điều này giúp các nhà đầu tư có cơ hội như nhau trong việc tiếp cận các nguồn lực đặc biệt là đất đai.
Tiểu kết chương 1
Trên cơ sở tìm hiểu khái quát nhận thức về bồi thường khi Nhà nước THĐ nông nghiệp, chương 1 của luận văn đã phân tích một số khái niệm có liên quan như đất nơng nghiệp, THĐ nơng nghiệp. Từ đó đi sâu vào nghiên cứu khái niệm bồi thường khi Nhà nước THĐ nông nghiệp trên cơ sở so sánh khái niệm bồi thường khi Nhà nước THĐ nông nghiệp với khái niệm đền bù thiệt hại khi Nhà nước THĐ nơng nghiệp. Có thể hiểu: Bồi thường khi Nhà nước THĐ nông nghiệp là việc Nhà nước hoặc tổ chức, cá nhân được Nhà nước giao đất, cho thuê đất để sử dụng vào mục đích quốc phịng, an ninh, lợi ích quốc gia, lợi ích cơng cộng, phát triển kinh tế phải bù đắp những tổn hại về đất và tài sản trên đất do hành vi THĐ gây ra cho người sử dụng đất tuân theo những quy định của pháp luật đất đai. Bên cạnh đó, phân tích các đặc điểm, lý do, ý nghĩa của cơng tác bồi thường khi Nhà nước THĐ nông nghiệp.
Về phương diện lý luận của pháp luật về bồi thường khi Nhà nước THĐ nông nghiệp, chương 1 của luận văn đã làm rõ các khái niệm, đặc điểm, vai trò và cơ cấu pháp luật điều chỉnh của chế định này bao gồm: nhóm quy phạm quy định về
nguyên tắc và điều kiện bồi thường khi Nhà nước THĐ nơng nghiệp; nhóm quy phạm quy định về nội dung bồi thường, hỗ trợ đối với người bị THĐ nơng nghiệp; nhóm quy phạm quy định về trình tự, thủ tục đối với người bị THĐ nơng nghiệp; nhóm quy phạm quy định về giải quyết khiếu nại, tố cáo liên quan đến bồi thường, hỗ trợ khi Nhà nước THĐ nơng nghiệp và vai trị của pháp luật về bồi thường khi Nhà nước THĐ nông nghiệp. Đây là tiền đề để hiểu rõ hơn các quy định cụ thể của pháp luật về bồi thường khi Nhà nước THĐ được trình bày trong luận văn.
Một chế định pháp luật được hình thành chịu sự chi phối bởi nhiều yếu tố như: cơ chế quản lý kinh tế, cơ chế tổ chức và thực hiện quyền lực Nhà nước, chế độ chính trị và vai trị của đảng cầm quyền, yếu tố văn hoá, lịch sử truyền thống dân tộc…Trong lĩnh vực đất đai, quan điểm, đường lối của Đảng, chế độ sở hữu toàn dân về đất đai, cơ chế quản lý kinh tế, quá trình hội nhập quốc tế là các yếu tố ảnh hưởng đến việc hình thành chế định bồi thường khi Nhà nước THĐ nông nghiệp.
CHƯƠNG 2