Giải pháp nâng cao hiệu quả thực hiện pháp luật về bồi thường khi Nhà nước thu hồi đất nông nghiệp

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) bồi thường khi nhà nước THĐ nông nghiệp theo pháp luật đất đai ở việt nam từ thực tiễn huyện bắc trà my, tỉnh quảng nam (Trang 75 - 88)

Nhà nước thu hồi đất nông nghiệp

Thứ nhất, tăng cường tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật về đất đai nói chung và pháp luật về bồi thường khi Nhà nước THĐ nơng nghiệp nói riêng.

Kể từ khi LĐĐ năm 2013 có hiệu lực, cơng tác tun truyền, phổ biến giáo dục pháp luật về đất đai đã được thực hiện tích cực. Tuy nhiên, cơng tác tun truyền, phổ biến giáo dục pháp luật vẫn chưa đạt kết quả cao, thậm chí cịn tồn tại những hạn chế, bất cập. Nguyên nhân của thực tế này là do công tác tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật cịn mang tính hình thức, đối phó, nội dung tuyên truyền nhiều trong một thời gian ngắn không thể truyền tải hết cho người dân được.

Do đó, khi có sự kiện bồi thường xảy ra người dân không nắm rõ quyền và nghĩa vụ hợp pháp và chính đáng của mình. Khơng thể phủ nhận một số đòi hỏi, khiếu nại, khiếu kiện của người dân là hợp lý. Song bên cạnh đó cũng có những địi hỏi, khiếu nại, khiếu kiện của người dân là khơng có căn cứ, vơ lý. Chính vì người dân khơng nắm rõ các quy định của pháp luật nên dễ bị các phần tử xấu lợi dụng, xúi giục không chấp hành quyết định THĐ và phương án bồi thường dẫn đến khiếu nại, khiếu kiện, tạo ra những điểm nóng về chính trị gây mất an ninh chính trị, trật tự an tồn xã hội, kéo dài thời gian bồi thường THĐ gây thiệt hại cho Nhà nước, nhà đầu tư. Vì vậy, để cơng tác bồi thường, hỗ trợ khi Nhà nước THĐ đạt hiệu quả cao thì trước khi triển khai cơng tác THĐ, bồi thường, hỗ trợ chính quyền địa phương cần thực hiện tốt các giải pháp sau đây:

Một là, tăng cường công tác tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật đến người dân một cách thường xuyên với phương thức phù hợp, có thể là trên các phương tiện truyền thơng đại chúng của địa phương hoặc các cuộc họp dân, niêm yết các văn bản quy phạm pháp luật về đất đai nói chung, các văn bản quy phạm phấp luật về bồi thường khi Nhà nước thu hồi đất THĐ nói riêng tại trụ sở thơn, tổ dân phố, trụ sở UBND xã, phường, thị trấn. Qua đó, giúp người dân nâng cao nhận thức về đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước, mục đích, ý nghĩa và hiệu quả của việc THĐ, giúp người dân nắm rõ quyền và nghĩa vụ của người dân khi bị THĐ, bồi thường, hỗ trợ khi Nhà nước THĐ. Từ đó, định hướng cho người dân có cách hành xử đúng theo quy định pháp luật, có phương án kinh doanh, chuyển đổi nghề nghiệp, sử dụng tiền bồi thường do THĐ một cách hiệu quả, ổn định cuộc sống.

Hai là, cần tăng cường các buổi tập huấn, cập nhật những văn bản quy phạm

pháp luật mới về bồi thường cho đội ngũ cán bộ trực tiếp làm cơng tác bồi thường. Qua đó, nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vu, kiến thức pháp luật và kinh nghiệm thực tiễn cho đội ngũ làm cơng tác bồi thường, hỗ trợ. Bên cạnh đó, UBND cấp trên cần phải tăng cường kiểm tra, giám sát công tác tuyên truyền, giáo dục pháp luật của UBND cấp dưới nhằm phát hiện, kịp thời chấn chỉnh những sai sót

trong q trình tun trun, phổ biến giáo dục pháp luật.

Ba là, tăng cường công tác phối hợp giữa các ngành trong việc phổ biến những quy định của pháp luật về bồi thường, hỗ trợ đối với người dân bị THĐ nông nghiệp. Khi thực hiện công tác bồi thường, hỗ trợ khi Nhà nước THĐ cho một dự án Chi nhánh Trung tâm Phát triển Quỹ đất khơng thể tự mình thực hiện được mà cần phải có sự phối hợp giữa các cơ quan chức năng như: Phịng Tài ngun – Mơi trường huyện, Chi nhánh Văn phòng Đăng ký Đất đai, hệ thống chính trị địa phương trong việc tuyên truyền, vận động cho người sử dụng đất nắm được quyền và nghĩa vụ của mình, mục đích, ý nghĩa, hiệu quả của việc THĐ cũng như trong các công tác chuyên môn khác.

Thứ hai, tăng cường sự công khai, minh bạch, dân chủ trong quá trình thực

thi pháp luật về bồi thường khi Nhà nước THĐ.

Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến tranh chấp bồi thường, khiếu nại, khiếu kiện kéo dài. Một trong những nguyên nhân có thể kể đến là thiếu tính cơng khai, minh bạch, dân chủ trong q trình bồi thường. Chính sự khơng cơng khai rõ ràng tạo ra sự thiếu minh bạch, gây ra sự thắc mắc và mâu thuẫn của người sử dụng đất bị thu hồi đối với cơ quan Nhà nước có thẩm quyền. Sự thiếu dân chủ khiến cho người dân khơng thể tham gia đóng góp ý kiến vào trong q trình THĐ, bồi thường, hỗ trợ. Chính vì vậy, nếu tăng cường cơng khai, minh bạch, dân chủ trong quá trình thực thi pháp luật về bồi thường khi Nhà nước THĐ sẽ tạo được niềm tin, sự đồng thuận của người dân. Từ đó, cơng tác bồi thường, hỗ trợ khi Nhà nước THĐ sẽ đạt được kết quả tốt nhất. Để làm được điều này Nhà nước cần có một khung pháp lý nhằm tạo điều kiện cho người dân, các cơ quan báo chí, các tổ chức chính trị - xã hội đặc biệt là Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam (cơ quan có chức năng phản biện xã hội) tham gia giám sát vào quá trình THĐ, bồi thường, hỗ trợ nhằm phát hiện những hành vi tham nhũng, vi phạm pháp luật về bồi thường khi Nhà nước THĐ nông nghiệp. Đồng thời, đưa ra các biện pháp xử lý nghiêm minh và kịp thời đối với cá nhân, cơ quan vi phạm nguyên tắc công khai, minh bạch trong quá trình thi hành pháp luật về bồi thường khi Nhà nước THĐ nông nghiệp.

Thứ ba, tăng cường công tác thanh tra, giám sát và xử lý vi phạm trong quá

trình thực hiện quy định về trình tự, thủ tục THĐ, bồi thường, hỗ trợ khi Nhà nước THĐ nông nghiệp.

Kể từ khi LĐĐ năm 2013 được ban hành thì quy định về trình tự, thủ tục THĐ, bồi thường, hỗ trợ khi Nhà nước THĐ nông nghiệp đã được sửa đổi theo hướng đơn giản hóa, rút ngắn thời gian và quy trình thực hiện, tháo gỡ được những vướng mắc, hạn chế trong quá trình thực hiện. Tuy nhiên, thực tiễn thực hiện các quy định này vẫn tồn tại một số hạn chế, vướng mắc cần tháo gỡ để đảm bảo được quyền và lợi ích của người sử dụng đất bị thu hồi, lợi ích của Nhà nước, nhà đầu tư, tạo được lòng tin, sự đồng thuận của người dân. Từ đó góp phần ổn định tình hình an ninh chính trị, trật tự an tồn xã hội, phát triển kinh tế. Vì vậy, để góp phần nâng cao hiệu quả thực hiện các quy định về trình tự, thủ tục THĐ, bồi thường khi Nhà nước THĐ nông nghiệp, chúng ta cần phải thực hiện các giải pháp sau:

Một là, cần tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra các cơ quan có thẩm

quyền THĐ, tổ chức làm nhiệm vụ bồi thường, UBND cấp xã và các cơ quan có liên quan trong q trình thực hiện các quy định về THĐ, bồi thường, hỗ trợ khi Nhà nước THĐ. Từ đó chấn chỉnh, sửa chữa các sai phạm trong quá trình thực hiện. Đồng thời, kiến nghị với cơ quan có thẩm quyền sửa đổi, bổ sung hoặc thay thế các quy định pháp luật về THĐ, bồi thường, hỗ trợ khi Nhà nước THĐ chưa phù hợp với thực tiễn.

Hai là, tăng cường vai trò giám sát của các cơ quan như Hội đồng nhân dân

các cấp, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam (cơ quan có chức năng giám sát và phản biện xã hội), các cơ quan truyền thơng và báo chí, đặc biệt là người dân trong việc thực hiện các quy định của pháp luật về đất đai nói chung và các quy định về trình tự, thủ tục THĐ, bồi thường khi Nhà nước THĐ nông nghiệp. Thực hiện tốt điều này sẽ giúp nâng cao trách nhiệm của các cá nhân, cơ quan, tổ chức trong việc thực hiện nhiệm vụ THĐ, bồi thường khi Nhà nước THĐ. Đồng thời, giúp cho các cơ quan có thẩm quyền nhanh chóng có được thơng tin về vi phạm trong hoạt động THĐ, bồi thường khi Nhà nước THĐ

Ba là, thanh tra, kiểm tra việc giải quyết khiếu nại, tố cáo về bồi thường khi

Nhà nước THĐ và các khiếu nại, tố cáo có liên quan đến trình tự thủ tục THĐ, bồi thường hỗ trợ khi Nhà nước THĐ của cơ quan, cá nhân có thẩm quyền khi thực hiện nhiệm vụ nhằm phát hiện, chấn chỉnh kịp thời những sai phạm của cá nhân, cơ quan có thẩm quyền khi giải quyết khiếu nại, tố cáo và đảm bảo các khiếu nại, tố cáo trong lĩnh vực THĐ, bồi thường, hỗ trợ khi Nhà nước THĐ được giải quyết kịp thời, dứt điểm và đúng pháp luật.

Thứ tư, các cơ quan chức năng, chính quyền địa phương phải làm tốt cơng

tác về quản lý quy hoạch xây dựng, trật tự đô thị và quản lý đất đai để tránh mất thời gian giải quyết khiếu kiện, kiến nghị về tranh chấp đất, tranh chấp bồi thường. Để thực hiện được điều này cần phải công khai quy hoạch xây dựng, trật tự đô thị và quản lý đất đai thông qua các cuộc họp dân và niêm yết quy hoạch tại trụ sở làm việc của UBND cấp xã. Khi triển khai thực hiện cơng tác bồi thường, GPMB các tuyến đường giao thơng thì cơng tác đo đạc, giải thửa đất phải xác định rõ diện tích đất được cấp theo giấy CNQSDĐ, đất người sử dụng đất đang sử dụng và đất Nhà nước quản lý.

Thứ năm, xây dựng Ban chỉ đạo bồi thường, hỗ trợ, GPMB tỉnh có bộ phận

kịp thời hỗ trợ, hướng dẫn những vướng mắc liên quan đến chính sách bồi thường, thậm chí Ban chỉ đạo tổ chức kiểm tra, chấn chỉnh, góp ý về cơng tác bồi thường, hỗ trợ và TĐC ở các địa phương.

Thứ sáu, về công tác hỗ trợ đào tạo nghề cho người sử dụng đất bị thu hồi với phương châm “Mỗi người có một nghề” theo nguồn hỗ trợ từ Quyết định 1956/QĐ-TTg ngày 27 tháng 11 năm 2009 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án “Đào tạo nghề cho lao động nông thôn đến năm 2020”

Đối với trường hợp người sử dụng đất bị thu hồi một phần đất nông nghiệp cần tập trung đào tạo nghề nơng nghiệp cho các nhóm hộ tham gia sản xuất các ngành nghề liên quan đến lĩnh vực nông nghiệp gắn với lợi thế, đặc thù của các địa phương như nuôi cá lồng bè; Kỹ thuật chăn ni và cách phịng trừ dịch, bệnh trên đàn gia súc, gia cầm; kỹ thuật trồng lúa năng suất cao; Kỹ thuật trồng và chăm sóc

cây cao su; Tổ chức các lớp tập huấn kỹ thuật, chuyển giao khoa học – công nghệ về nông nghiệp cho các hộ nông dân: Thâm canh cây lúa nước, trồng lúa rẫy xen cây ngô trên đất rẫy; Trồng sắn, đậu xen canh các loại cây lâm nghiệp; Kỹ thuật trồng rau sạch;

Đối với những trường hợp người sử dụng đất bị thu hồi tồn bộ đất nơng nghiệp cần đào tạo nghề phi nơng nghiệp cho nhóm đối tượng lao động này trê các lĩnh vực công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp và thương mại, dịch vụ để nâng cao tay nghề, phát triển sản xuất; Chú trọng công tác phân luồng ở bậc trung học cơ sở và phổ thông trung học đối với nhóm đối tượng thanh niên tại vùng có đất bị thu hồi để thực hiện đào tạo nghề gắn với lợi thế, đặc thù của địa phương và thị trường lao động.

Tiểu kết chương 3

Trên cơ sở nghiên cứu những vấn đề lý luận về bồi thường khi Nhà nước THĐ nông nghiệp, thực trạng thực hiện pháp luật và thực tiễn thi hành pháp luật về bồi thường khi Nhà nước THĐ nông nghiệp tại huyện Bắc Trà My, tỉnh Quảng Nam, chương 3 của luận văn đã đưa ra một số quan điểm hoàn thiện và nâng cao hiệu quả thực hiện pháp luật về bồi thường khi Nhà nước THĐ nơng nghiệp như: Việc hồn thiện pháp luật về bồi thường khi Nhà nước THĐ nông nghiệp phải căn cứ vào đường lối, chủ trương của Đảng về tiếp tục đổi mới chính sách pháp luật về đất đai trong thời kỳ đẩy mạnh tồn diện cơng cuộc đổi mới, tạo nền tảng đến năm 2020 nước ta cơ bản trở thành nước nông nghiệp theo hướng hiện đại; Hoàn thiện pháp luật về bồi thường khi Nhà nước THĐ nông nghiệp phải dựa trên nguyên tắc giải quyết hài hịa lợi ích của Nhà nước, lợi ích của nhà đầu tư và lợi ích của người bị thu hồi đất; Hoàn thiện pháp luật về bồi thường khi Nhà nước THĐ nông nghiệp phải đặt trong mối quan hệ với hồn thiện pháp luật đất đai nói chung và các đạo luật khác có liên quan; Hồn thiện pháp luật về bồi thường khi Nhà nước THĐ nông nghiệp phải gắn với việc dứt điểm hoàn thành cấp giấy CNQSDĐ đi đơi với hiện đại hóa hệ thống bản đồ địa chính, hồ sơ địa chính.

dụng pháp luật về bồi thường, hỗ trợ khi Nhà nước THĐ nông nghiệp, ta nhận thấy những tồn tại, hạn chế của công tác bồi thường, hỗ trợ khi Nhà nước THĐ nơng nghiệp. Từ đó, đưa ra một số giải pháp hoàn thiện pháp luật như: Sửa đổi quy định về giá đất tính bồi thường; Hồn thiện các quy định pháp luật về mật độ cây trồng và đơn giá cây trồng làm căn cứ để bồi thường; Hoàn thiện quy định pháp luật về điều kiện bồi thường khi Nhà nước THĐ nơng nghiệp, hồn thiện các quy định pháp luật về quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất tạo hành lang pháp lý quan trọng trong việc THĐ, bồi thường, hỗ trợ khi Nhà nước THĐ nông nghiệp; Bổ sung những quy định nhằm tăng cường và trò giám sát của người dân , hệ thống chính trị địa phương trong công tác bồi thường, hỗ trợ khi Nhà nước THĐ nơng nghiệp.

Bên cạnh những giải pháp hồn thiện pháp luật về bồi thường, hỗ trợ khi Nhà nước THĐ nông nghiệp chương 3 của luận văn cũng đưa ra những giải pháp nâng cao hiệu quả thực hiện pháp luật về bồi thường, hỗ trợ khi Nhà nước THĐ nông nghiệp như: Tăng cường tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật về đất đai nói chung và pháp luật về bồi thường, hỗ trợ khi Nhà nước THĐ nói riêng; Tăng cường sự cơng khai, minh bạch, dân chủ trong q trình thực thi pháp luật về bồi thường khi Nhà nước THĐ; tăng cường công tác kiểm tra, giám sát và xử lý vi phạm trong quá trình thực hiện quy định về trình tự, thủ tục bồi thường, hỗ trợ khi Nhà nước THĐ nông nghiệp…

KẾT LUẬN

Đối với một đất nước nông nghiệp khoảng 70% dân số sống bằng nghề nơng như Việt Nam thì đất nơng nghiệp đóng vai trị đặc biệt quan trọng. Đất nơng nghiệp là TLSX chủ yếu của người nông dân, có vai trị đặc biệt quan trọng trong việc đảm bảo an ninh lương thực của quốc gia. Tuy nhiên, cùng với tiến trình CNH – HĐH đất nước và tốc độ đơ thị hóa thì đất nơng nghiệp ngày càng bị thu hẹp. Đối với huyện Bắc Trà My, tỉnh Quảng Nam để thực hiện các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội, đảm bảo an ninh quốc phòng trên địa bàn huyện, những năm vừa qua huyện nhà đã thực hiện nhiều dự án bồi thường khi Nhà nước THĐ. Đặc biệt, là

THĐ nơng nghiệp. Vì vậy, cơng tác bồi thường, hỗ trợ khi Nhà nước THĐ nơng nghiệp đóng một vai trị quan trọng. Nhận thức được tầm trọng của công tác bồi thường, hỗ trợ khi Nhà nước THĐ nông nghiệp, những năm vừa qua Đảng và Nhà nước ta đã có nhiều cố gắng trong công tác xây dựng pháp luật và tổ chức thực hiện các chính sách bồi thường, hỗ trợ khi Nhà nước THĐ nông nghiệp. Bên cạnh những mặt đạt được đáng khích lệ của cơng tác bồi thường, hỗ trợ khi Nhà nước THĐ nơng nghiệp thì cơng tác bồi thường, hỗ trợ khi Nhà nước THĐ nơng nghiệp vẫn

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) bồi thường khi nhà nước THĐ nông nghiệp theo pháp luật đất đai ở việt nam từ thực tiễn huyện bắc trà my, tỉnh quảng nam (Trang 75 - 88)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(92 trang)