CHƯƠNG 2 VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.3. PHƯƠNG PHÁP THỰC NGHIỆM
2.3.6. Khảo sát các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng hấp phụ kháng sinh TCC
sinh TCC và CFX của vật liệu cacbon.
Thí nghiệm 1: Khảo sát ảnh hưởng của vật liệu nung ở các nhiệt độ
khác nhau đến khả năng hấp phụ kháng sinh TCC và CFX
Mục tiêu: xác định nhiệt độ nung tối ưu đối với vật liệu cacbon Yếu tố thay đổi: nhiệt độ nung 600, 700, 800, 900 C
Yếu tố cố định: thời gian 240 phút, hàm lượng 0.1 g/L, nồng độ TCC 20 ppm và CFX 20ppm, nhiệt độ 30 C.
Chỉ tiêu đo: mật độ quang dung dịch kháng sinh
Bảng 2. 5. Mơ tả thí nghiệm khảo sát vật liệu nung đến khả năng hấp phụ
kháng sinh
Vật liệu nung (*) NFOC600, NFOC700, NFOC800, NFOC900
Kháng sinh Tetracycline, Ciprfloxacin
(*) NFOC600, NFOC700, NFOC800, NFOC900: là tên các vật liệu nung ở các nhiệt độ khác nhau.
Cách tiến hành thí nghiệm:
- Bước 1: Chuẩn bị 3 bình erlen 250 ml, dùng micropipet hút 10 ml lần lượt với TCC 20 ppm và 20 ppm CFX cho vào mỗi bình.
- Bước 2: Cân chính xác 0,001 g cacbon vào mỗi bình erlen. - Bước 3: Sau đó lắc các erlen trong 240 phút.
- Bước 4: Lọc lấy dung dịch, tiến hành xác định nồng độ của TCC và
CFX theo phương pháp UV–Vis.
Thí nghiệm 2: Khảo sát ảnh hưởng của giá trị pH đến khả năng hấp
phụ kháng sinh TCC và CFX
Mục tiêu: xác định giá trị pH tối ưu
Yếu tố thay đổi: giá trị pH2, pH3, pH4, pH6, pH8, pH10
Yếu tố cố định: thời gian 240 phút, hàm lượng 0,1 g/L, nồng độ TCC 20 ppm và CFX 20 ppm, nhiệt độ 30 C
Chỉ tiêu đo: mật độ quang dung dịch kháng sinh
Bảng 2. 6. Mơ tả thí nghiệm khảo sát giá trị pH dung dịch của 2 kháng sinh
Kháng sinh Giá trị pH
TCC 2 3 4 6 8 10
CFX - 3 4 6 8 10
Cách tiến hành thí nghiệm
- Bước 1: Chuẩn bị 6 bình erlen 250 ml, dùng micropipet hút 10 ml lần lượt với TCC 20 ppm và 20 ppm CFX cho vào mỗi bình. Tiến hành điều chỉnh pH từ 2÷10 bằng dung dịch HCl 0,1M và NaOH 0,1M.
- Bước 2: Cân chính xác 0,001 g cacbon vào mỗi bình erlen khi đã điều chỉnh pH.
- Bước 4: Lọc lấy dung dịch, sau đó tiến hành xác định nồng độ của TCC và CFX theo phương pháp UV–Vis.
Thí nghiệm 3: Khảo sát ảnh hưởng của của lượng chất hấp phụ đến
khả năng hấp phụ kháng sinh TCC và CFX
Mục tiêu: xác định giá trị hàm lượng cacbon tối ưu
Yếu tố thay đổi: giá trị hàm lượng 0,05, 0,1, 0,15, 0,2 g/L Yếu tố cố định: pH tối ưu, nhiệt độ 30 C.
Chỉ tiêu đo: mật độ quang dung dịch kháng sinh
Bảng 2. 7. Mơ tả thí nghiệm khảo sát hàm lượng vật liệu
Kháng sinh Hàm lượng vật liệu (g/L)
TCC 0,05 0,1 0,15 0,2
CFX 0,05 0,1 0,15 0,2
Cách tiến hành thí nghiệm
- Bước 1: Chuẩn bị 4 bình erlen 250 ml, dùng micropipet hút 20 ml cho mỗi loại kháng sinh và cho vào mỗi bình. Tiến hành điều chỉnh pH tối ưu.
- Bước 2: Cân chính xác 0,0005, 0,001, 0,0015, 0,002g cacbon vào mỗi bình erlen khi đã điều chỉnh pH.
- Bước 3: Sau đó lắc các erlen trong 180 phút.
- Bước 4: Lọc lấy dung dịch và tiến hành xác định nồng độ của kháng sinh theo phương pháp UV–Vis.
Thí nghiệm 4: Khảo sát ảnh hưởng của nồng độ đầu của kháng sinh TCC
và CFX đến khả năng hấp phụ
Mục tiêu: xác định nồng độ tối ưu
Yếu tố thay đổi: nồng độ kháng sinh trong khoảng 10 – 100 ppm đối với TCC và 5–60 ppm đối với CFX được mô tả ở bảng 2.8.
Chỉ tiêu đo: mật độ quang dung dịch kháng sinh
Bảng 2. 8. Mơ tả thí nghiệm khảo sát nồng độ đầu của 2 kháng sinh
Kháng sinh Nồng độ
TCC 5 10 15 20 30 60
CFX 5 10 15 20 30 60
Cách tiến hành thí nghiệm:
- Bước 1: chuẩn bị 12 bình erlen 250 ml, dùng micropipet hút 20 ml TCC và CFX cho vào mỗi bình. Tiến hành điều chỉnh pH tối ưu.
- Bước 2: cân chính xác khối lượng tối ưu cacbon vào mỗi bình erlen khi đã điều chỉnh pH.
- Bước 3: sau đó lắc các erlen trong 180 phút.
- Bước 4: lọc lấy dung dịch, sau đó tiến hành xác định nồng độ của 2
kháng sinh theo phương pháp UV–Vis.
Thí nghiệm 5: Khảo sát ảnh hưởng của thời gian đến khả năng hấp phụ kháng
sinh TCC và CFX
Mục tiêu: Xác định thời gian tốt nhất.
Yếu tố cố định: giá trị pH, hàm lượng cacbon, nồng độ. Yếu tố thay đổi: thời gian được mô tả như trong bảng 2.9 Chỉ tiêu đo: mật độ quang của dung dịch kháng sinh
Bảng 2. 9. Mô tả thời gian khảo sát của 2 kháng sinh
Kháng
sinh Thời gian (phút)
TCC 5 10 20 30 60 90 120 180 240 360 480
CFX 5 10 20 30 60 90 120 180 240 360 480
Cách tiến hành thí nghiệm:
➢ Bước 1: chuẩn bị 2 bình erlen 250 ml, dùng pipet hút 10 ml TCC
và CFX cho vào mỗi bình. Tiến hành điều chỉnh pH tối ưu.
➢ Bước 2: cân chính xác khối lượng tối ưu vào mỗi bình erlen khi
đã điều chỉnh pH.
➢ Bước 3: sau đó lắc các erlen trong thời gian đã mơ tả ở bảng 2.9 ➢ Bước 4: lọc lấy dung dịch và tiến hành xác định nồng độ của 2
kháng sinh theo phương pháp UV–Vis.