3.2.3. Ảnh hưởng của lượng chất hấp phụ đến khả năng hấp phụ TCC và CFX TCC và CFX
Từ hình 3.8 và 3.9, khi liều lượng vật liệu tăng từ 0.05 - 0.2 g/L, thì dung lượng hấp phụ dung dịch kháng sinh CFX và TCC của các vật liệu NFOC600, NFOC700, NFOC800 và NFOC900 giảm, tuy nhiên hiệu suất hấp phụ thì tăng lần lượt như sau:
Đối với kháng sinh CFX (hình 3.6): NFOC600 hiệu suất hấp phụ tăng từ 30% lên 35%, NFOC700 hiệu suất hấp phụ tăng từ 36,5% xuống 65,32%, NFOC800 hiệu suất hấp phụ tăng từ 55.1% lên 68.67%, NFOC900 hiệu suất hấp phụ tăng từ 67.17% lên 74.20% mặc dù dung lượng hấp phụ giảm dần.
Đối với kháng sinh TCC (hình 3.7): NFOC600 hiệu suất hấp phụ tăng từ 16.38% lên 22.33%, NFOC700 hiệu suất hấp phụ tăng từ 30.89% xuống 46,5%, NFOC800 hiệu suất hấp phụ tăng từ 33.05% lên 64.17%, NFOC900 hiệu suất hấp phụ tăng từ 41.09% lên 78% dù dung lượng hấp phụ giảm.
Có thể thấy rằng việc tăng khả năng loại bỏ kháng sinh khi tăng lượng chất hấp phụ là do tăng số lượng các tâm hấp phụ (adsorption sites) của 4 vật liệu NFOC600, NFOC700, NFOC800 và NFOC900 trong dung dịch nước.
Tuy nhiên, việc loại bỏ kháng sinh CFX và TCC khơng có lợi khi sử dụng quá nhiều lượng chất hấp phụ. Điều này có thể thay đổi tính chất vật lý của chất rắn/lỏng (tức là độ nhớt), làm cho dễ gây ra sự kết tụ làm giảm tổng diện tích bề mặt vật liệu dẫn đến giảm hấp phụ. Dung lượng hấp phụ của 4 vật liệu NFOC600, NFOC700, NFOC800 và NFOC900 với 2 kháng sinh đều đạt giá trị tốt nhất tại 0.1 g/L. Vì vậy, lựa chọn hàm lượng của vật liệu là 0.1 g/L cho những khảo sát tiếp theo.