Quá trình phát triển của truyền hình trả tiền Việt Nam

Một phần của tài liệu VAI TRÒ CỦA HỘI NHẬP QUỐC TẾ TRONG LĨNH VỰC TRUYỀN HÌNH TRẢ TIỀN Ở VIỆT NAM (Trang 26 - 37)

5. Cấu trúc luận văn:

1.2.2. Quá trình phát triển của truyền hình trả tiền Việt Nam

Truyền hình Việt Nam thành lập năm 1970, là một trong những l nh vực còn rất non trẻ so với các l nh vực, các ngành khác. Trong thời gian từ 1970-1985, truyền hình phát triển chậm vì đất nước có chiến tranh và vừa thoát khỏi chiến tranh. Cơ sở vật chất kỹ thuật lạc hậu, chủ yếu phủ sóng vùng Châu thổ sông Hồng. Truyền hình Việt Nam chỉ thực sự phát triển khi đất nước chuyển mạnh từ cơ chế tập trung quan liêu bao cấp sang cơ chế thị trường theo định hướng xã hội chủ ngh a và Nhà nước khẳng định vai trò của Truyền hình Việt Nam trong cơ chế thị trường. Trong giai đoạn đó, để có thể làm cho truyền hình nước ta phát triển , ngân sách Nhà nước đã được chi để hỗ trợ cho truyền hình nước ta có thể đứng vững và phát triển, hội nhập cùng sự phát triển chung của kinh tế Việt Nam, khu vực và thế giới.

Ngày 27/8/1992, Thủ tướng Chính phủ đã ký quyết định cho phép thành lập Công ty Truyền hình cáp Saigontourist (SCTV). SCTV là doanh nghiệp 100% vốn Nhà nước trên cơ sở liên doanh giữa Đài Truyền hình Việt Nam (VTV) và Tổng Công ty Du lịch Sài Gòn (Saigontourist).

Năm 1995 Trung tâm Truyền hình Cáp MMDS chính thức được thành lập. Trung tâm có chức năng quản lý hệ thống truyền hình cáp MMDS, tập trung kinh doanh ph c v các đối tượng khách hàng trên địa bàn thành phố Hà Nội.

Tháng 12/1995, Đài Truyền hình Việt Nam hợp tác với công ty du lịch Sài Gòn, chuyển giao công ty liên doanh SCTV về trung tâm truyền hình cáp MMDS tại khu vực thành phố Hồ Chí Minh.

Tháng 12/1996, dịch v truyền hình MMDS được nâng cấp, số kênh phát sóng tăng từ 4 kênh lên 6 kênh với bán kính phủ sóng 40km.

Ngày 25/4/1998, tất cả các kênh phát sóng qua MMDS đều được khóa mã và Trung tâm kỹ thuật truyền hình cáp MMDS b t đầu thực hiện việc mua bản quyền hợp pháp từ các kênh truyền hình nước ngoài.

Ngày 14/1/2000 thành lập Hãng truyền hình cáp Việt Nam trực thuộc quản lý của Đài Truyền hình Việt Nam, hãng truyền hình cáp hoạt động kinh doanh độc lập, có tư cách pháp nhân, có con dấu riêng và được mở tài khoản tại ngân hàng.

để thực hiện nhiệm v của một công ty liên doanh và chịu trách nhiệm triển khai hệ thống THTT của Đài Truyền hình Việt Nam ở khu vực thành phố Hồ Chí Minh và các tỉnh lân cận trực thuộc Đài Truyền hình Việt Nam.

Ngày 24/9/2002 Đài Truyền hình Việt Nam ký thỏa thuận hợp tác với Tổng công ty điện lực Việt Nam xây dựng hệ thống cáp quang trên toàn lãnh thổ Việt Nam. Tại khu vực Hà Nội truyền hình cáp hữu tuyến tăng dần số kênh phát sóng, chất lượng tín hiệu ngày càng được cải thiện.

Ngày 1/11/2004, chính thức phát sóng truyền hình số vệ tinh DTH phủ sóng trên phạm vi toàn quốc đánh dấu bước đột phá và là bước ngoặt trong việc sử d ng công nghệ số tiên tiến và hiện đại bậc nhất thế giới trong việc phân phối và cung cấp các kênh THTT trong nước và nước ngoài đến mọi người dân trên toàn lãnh thổ Việt Nam thông qua truyền hình vệ tinh, khẳng định vị trí và vai trò của Đài truyền hình quốc gia trong việc phát triển truyền hình nói chung và THTT nói riêng của Đài Truyền hình Việt Nam.

Năm 2006 FPT là đơn vị tiên phong trong việc triển khai dịch v truyền hình IPTV – truyền hình qua giao thức Internet. với thương hiệu iTV. Đến năm 2011 thương hiệu này được đổi tên là OneTV.

Ngày 06/03/2007, Info TV - kênh thông tin tài chính kinh tế - kênh truyền hình chứng khoán trực tiếp đầu tiên tại Việt Nam, do VCTV ký kết triển khai cùng đối tác Ocean Media chính thức phát sóng, đưa số kênh trên mạng cáp VCTV lên tới 45 kênh.

Năm 2008 được đánh giá là năm bứt phá của VCTV và SCTV, với cơ chế quản lý và tài chính thông thoáng, quyền tự chủ cao, các chiến lược nâng cao chất lượng dịch v cả về nội dung lẫn kỹ thuật. Với chính sách ưu đãi hợp lý đã mang tới cho khách hàng các chương trình truyền hình vượt trội. C ng trong năm này đón đầu sự kiện Vinasat 1, VCTV tiếp t c đầu tư cho DTH, xúc tiến liên doanh với đối tác nước ngoài nhằm phát triển DTH cả về nội dung và kỹ thuật.

28/09/2009 Dịch v Truyền hình IPTV của Việt Nam chính thức ra đời với thương hiệu MyTV. Cho đến cuối năm 2014 Dịch v MyTV đã có gần 1 triệu thuê bao, đứng thứ 3 trong thị phần THTT ở Việt Nam và đứng đầu trong các nhà cung

Ngày 12/06/2009: Đài Truyền Hình Việt Nam (VTV) và tập đoàn Canal Plus thành lập liên doanh có tên là VSTV để cung cấp dịch v truyền hình vệ tinh chất lượng cao với nhiều gói thuê bao có chi phí hợp lý. Đơn vị trực tiếp chịu trách nhiệm của VTV là Trung tâm Kỹ thuật Truyền Hình Cáp Việt Nam (VCTV) và của Canal Plus là công ty con Canal Overseas. Liên doanh sẽ triển khai hệ thống hạ tầng truyền hình số vệ tinh (DTH) đến người xem và các kênh truyền hình sẽ được cung cấp qua vệ tinh Vinasat 1.

Ngày 08/01/2010 Công ty Truyền hình cáp Saigontourist chuyển đổi thành Công ty TNHH Truyền hình cáp Saigontourist (SCTV Co., Ltd) theo quyết định số 55/QĐ-UBND của Chủ tịch UBND Thành phố Hồ Chí Minh.

Năm 2011, Thủ tướng Chính Phủ ban hành Quyết định số 20/2011/ QĐ-TTg, phê duyệt Quy chế quản lí hoạt động THTT. Đây là bước tiến mới, là dấu mốc quan trọng trong quản lý hoạt động THTT, tiếp t c khẳng định và làm rõ quan điểm

“ chính sách quản lý ngày càng bám sát thực tiễn cuộc sống và tạo thuận lơi cho hoạt động THTT phát triển, nhanh, mạnh và vững ch c”.

Năm 2011 Dịch v truyền hình An Viên của Công ty Cổ phần Nghe nhìn Toàn Cầu ra đời sau một năm phát sóng thử nghiệm. Sự ra đời của Truyền hình An Viên đã đem đến một làn gió mới cho thị trường THTT tại Việt Nam, tạo cơ hội cho người tiêu dùng có thể lựa chọn một loại hình dịch v truyền hình với nhiều ưu điểm về nội dung và công nghệ [11].

Năm 2012 ra m t công ty TNHH MTV Truyền hình Cáp Việt Nam, thành lập hơn 100 chi nhánh, văn phòng đại diện trên toàn quốc.

Năm 2013 ra m t dịch v VTVPlus – dịch v xem truyền hình trực tuyến trên nền tang công nghệ OTT.

Tháng 4/2013 Truyền hình cáp Việt Nam thay đổi thương hiệu từ VCTV sang VTVcab và đổi tên chính thức thành Tổng Công ty Truyền hình cáp Việt Nam.

Từ năm 2013- nay các loại hình truyển hình trả tiền đều có sự phát triển mạnh mẽ, cạnh tranh gay g t để gia tăng số lượng thuê bao. Ớ các nước phát triển thì số lượng thuê bao THTT chiếm khoảng 50%-60% tổng số hộ gia đình, ở một nước Châu Phi thì tỷ lệ này c ng khoảng 20%-30% thì ở Việt Nam tỷ lệ này mới

đạt 14%. So với nhiều ngành dịch v khác, kinh doanh hoạt động THTT trở thành một trong những ngành kinh doanh có tốc độ phát triển nhanh. Thành phố Hồ Chí Minh là địa phương có tốc độ phát triển thuê bao nhanh, số lượng thuê bao truyền hình cáp lớn nhất cả nước với 1,5 triệu thuê bao, sau đó tới Hà Nội gần 1 triệu thuê bao, Đà Nẵng gần 80 ngàn thuê bao và Hải Phòng khoảng 70 ngàn thuê bao.

Hình 1.2 Bức tranh toàn cảnh ngành THTT Việt Nam năm 2011

Nguồn: [36]

Như vây, song song với hệ thống truyền hình quảng bá, các hệ thống dịch v THTT đã góp phần quan trọng tạo nên những kênh thông tin đa dạng và phong phú. Với việc đa dạng hoá nội dung thông tin theo từng kênh chuyên biệt, THTT đang là phương tiện thông tin giải trí hữu hiệu ph c v cho nhiều lớp đối tượng khán giả khác nhau. Việc phát triển hệ thống THTT trong những năm qua đã tạo động lực cho việc nâng cao chất lượng các chương trình phát thanh, truyền hình, kể cả các chương trình quảng bá, tạo sự cạnh tranh lành mạnh trong việc sản xuất nội dung chương trình giữa các đài phát thanh, truyền hình với nhau…

Hiện trạng THTT ở Việt Nam

Việt Nam là nước đang phát triển có tốc độ HNQT khá nhanh. Theo Báo cáo sơ kết công tác 6 tháng của Bộ TTTT được công bố ngày 17/7/2015 [1], cả nước

hiện có gần 9,9 triệu thuê bao THTT. Trong đó, truyền hình vệ tinh (DTH) có 1,4 triệu thuê bao; truyền hình cáp gồm 5,99 triệu thuê bao cáp tương tự (analog) và 778.000 thuê bao cáp số (DVB-C, Docsis); truyền hình kỹ thuật số mặt đất 300.000 thuê bao; truyền hình giao thức Internet (IPTV) 1,15 triệu thuê bao; truyền hình di động Mobile TV 220.000 thuê bao.

Con số tăng trưởng thuê bao THTT được xem là ấn tượng. Bởi lẽ, vào cuối năm 2014, số thuê bao đã đạt 6 triệu trên tổng số hơn 22 triệu gia đình (cuối năm 2009 là 4,2 triệu thuê bao). Doanh thu từ quảng cáo truyền hình tăng khoảng 28% trong vài năm qua. Trong đó, quảng cáo trên các kênh THTT là khuynh hướng mới tại Việt Nam và đang tăng một cách ngoạn m c, trong tương lai sẽ chiếm 80% doanh thu quảng cáo của ngành truyền hình. Số liệu của Bộ TTTT c ng cho thấy, tổng doanh thu trong l nh vực truyền hình đạt 9.152 tỷ đồng. Tổng số lao động của các đơn vị hoạt động trong l nh vực THTT là 9.449 lao động. Hiện nay cả nước có 181 kênh phát thanh, truyền hình quảng bá (trong đó có 105 kênh truyền hình, 76 kênh phát thanh), tăng 01 kênh phát thanh so với năm 2014; 40 kênh truyền hình nước ngoài được cấp phép biên tập cung cấp trên THTT.

Biểu đồ 1.5: Thị phần THTT Việt Nam tính đến năm 2014

15% 3% 16%

32% 34%

MyTV STCV VTVCab HTVC khác

Nguồn: [1]

Tại Việt Nam, thị trường THTT chủ yếu được biết đến qua các dịch v truyền hình kỹ thuật số cáp, kỹ thuật số mặt đất, kỹ thuật số vệ tinh và truyền hình di động ở giai đoạn sơ khai. Thị trường truyền hình quảng bá đang hoạt động dưới sự quản lý của các đài truyền hình trung ương và địa phương trong khi "miếng bánh" THTT vốn ngày một phình to hiện là sân chơi của các công ty dịch v truyền hình, mà dẫn đầu thị trường hiện nay là các công ty SCTV, HTVC, VIệT NAMPT-Media...

Cạnh tranh bằng chất lượng nội dung chính là chìa khóa thành công đã được chứng minh ở các nước đi trước Việt Nam như Mỹ, Trung Quốc, Singapore, Thái Lan… Người tiêu dùng ngày nay không còn muốn thưởng thức chương trình truyền hình theo kiểu "đài phát sóng gì, mình xem đó". Với khả năng chi trả cao hơn, họ mong muốn có những chương trình phù hợp nhu cầu hơn.

Giá cước của THTT ở Việt Nam hiện nay đang rẻ so với mặt bằng thị trường trong khu vực và giá trị đồng tiền của Việt Nam. VNPayTV xác nhận thuê bao THTT Việt Nam hiện nay được xem là rẻ nhất trong các quốc gia của khu vực Đông Nam Á và có thể là trên thế giới.

Hiện các nhà khai thác dịch v THTT đều tính đến giải pháp chia nhỏ các gói cước dịch v , cung cấp dịch v gia tăng, trên nền tảng đa màn hình và OTT để tăng chỉ số ARPU.

Bảng 1.3 Bảng giá cước một số dịch vụ THTT ở Việt Nam

Thuê bao chính TV2 TV3

Nhà cung TV1

Mô tả

cấp Cước dịch v Cước DV Cước

DV Có thể cung cấp thêm tối đa 03

thuê bao ph với 1 thuê bao chính

AVG - Thêm đầu thu: nếu xem nhiều 66,000/88,000 22,000 22,000

chương trình khác nhau. - Hoặc không thêm đầu thu. Truyền hình cáp. Đã triển khai

VTVcab trọn gói 110.000đ/3tivi. 110,000

Từ tivi thứ 4: 10.000/tivi.

VTV cab Truyền hình số HD (gồm cước

110k cho gói analog và 50k gói 160,000 50,000 HD

HD nạp qua thẻ cào).

SCTV số Gồm gói truyền hình analog và số 128,000 30,000 30,000

SD SD

SCTV số Gồm phí thuê bao cab analog và 158,000 60,000 60,000 HD 80 k cho thuê bao số HD.

K+ Chỉ áp d ng gói Premium HD+ 220,000 60,000 60,000

Thuê bao chính là HD 110.000/ thuê bao ph gói Basic SD

NetTV (65.000). Đây là mức cước Net 110,000 30,000 30.000

TV chào bán đối tượng nhà nghỉ,khách sạn tại nhiều địa bàn.

Miễn phí (Áp d ng cho tất cả Giảm

40,000/80,000 giảm 30% 40% OneTV khách hàng khi đăng ký mua bộ

/120,000 cước TV2 cước

giải mã TV của FPT Telecom)

TV 3-4.

VTC Gói SD 60,000/tháng

Gói HD 100,000/tháng

MyTV Gói SD (trọn gói) 110,000/ tháng

Gói HD 135,000/tháng

Nguồn: [11][18][19][20][21][25]

Nghiên cứu của kênh K+ cho thấy, hiện nay doanh thu bình quân của thuê bao tháng dịch v THTT ở Việt Nam (ARPU) thấp nhất trong khu vực ASEAN. Năm 2013, ARPU ở Việt Nam vào khoảng 4-5 USD, trong khi đó Singapore là 32 USD, Malaysia là 30 USD, Indonesia 11 USD, Thailand là 11 USD, Cam pu chia là 10 USD, Myanmar là 10 USD, Philippines c ng ở mức 9 USD. Ngay ở châu Phi, là một khu vực có mức sống thấp hơn Việt Nam thì chi phí xem truyền hình của người dân ở đây lên đến 20 EURO/tháng.

Lí do giá thuê bao THTT ở Việt Nam thấp là do thị trường có cạnh tranh dữ dội giữa các nhà cung cấp truyền hình với nhau. Bên cạnh đó, do ở Việt Nam ít các kênh truyền hình độc quyền, hầu hết các nhà khai thác đều cung cấp các kênh nội dung giống nhau dẫn đến họ chỉ có thể cạnh tranh về giá, là nguyên nhân khiến giá dịch v ngày càng giảm.

Mức ARPU thấp như hiện nay là không đúng với m c tiêu tăng trưởng chất lượng nội dung THTT. Các nhà cung cấp dịch v nội dung cần tận d ng thế mạnh của k thuật số để giải quyết bài toán tăng ARPU. Chỉ có truyền hình số mới giải quyết được việc đưa ra nhiều gói dịch v , các nhà khai thác có thể chia ra các gói dịch v càng nhỏ càng tốt, đồng thời cung cấp thêm nhiều dịch v gia tăng khác. Như vậy sẽ vẫn có gói cước phí thấp nhất ph c v những đối tượng có thu nhập thấp, còn người có điều kiện chi trả cao hơn có thể chọn cùng lúc 3-4-5 gói để xem. Người nghèo vẫn có thể tiếp cận sản phẩm THTT nhờ k thuật số.

Giải pháp chia nhỏ dịch v ra làm nhiều gói và cung cấp dịch v trên đa màn hình là cách mà các doanh nghiệp Việt Nam đang hướng tới. VNPT-Media, nhà cung cấp dịch v MyTV cho rằng, cần thiết kế những gói cước ở nhiều mức độ khác nhau để đáp ứng nhu cầu của nhiều đối tượng khách hàng. Bởi vậy thị trường truyền hình Việt Nam không nên có nhiều doanh nghiệp nhỏ và quá nhỏ, nếu không đủ mạnh để đạt một lượng thuê bao lớn đạt ngưỡng hòa vốn, họ sẽ bị lỗ, gây lãng phí tài nguyên quốc gia.

Sự phát triển về công nghệ số sẽ tạo ra nhiều loại hình dịch v trên cùng 1 hạ tầng, MyTV có gói kết hợp giữa truyền hình và viễn thông, hoặc kết hợp với các nhà cung cấp truyền hình khác như K+, VTVcab, đồng thời MyTV c ng đã xây dựng nền tảng để cung cấp dịch v MyTV trên nhiều hạ tầng khác nhau: IPTV, cáp, vệ tinh, trên máy tính, mobile…

Giá cước dịch v thấp đã khiến chất lượng của dịch v , nội dung THTT chưa cao. Chỉ trừ một vài nhà cung cấp dịch v như K+, STVC, MyTV… có đầu tư những chương trình riêng hoặc mua bản quyền một số chương trình, phim, trò chơi hấp dẫn của nước ngoài để ph c v khách hàng đang sử d ng và lôi kéo khách hàng

mới. Phần còn lại, nhiều nhà cung cấp dịch v THTT đã “xào và trộn” các kênh truyền hình có sẵn, chủ yếu là các kênh địa phương để chiêu d khách hàng.

Một phần của tài liệu VAI TRÒ CỦA HỘI NHẬP QUỐC TẾ TRONG LĨNH VỰC TRUYỀN HÌNH TRẢ TIỀN Ở VIỆT NAM (Trang 26 - 37)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(115 trang)
w