5. Cấu trúc luận văn:
2.2.1 Tác động đến hệ thống pháp luật có liên quan:
Luật pháp luôn là nền tảng cơ bản cho sự ổn định và phát triển bền vững của mỗi quốc gia. Hiện nay, hệ thống pháp luật của Việt Nam về cơ bản còn thiếu đồng bộ, thiếu ổn định, nhiều điểm còn chồng chéo và mâu thuẫn nhau. Đối với người dân, nhận thức về pháp luật chưa cao, năng lực thực thi pháp luật còn nhiều hạn chế. Các văn bản hướng dẫn thi hành pháp luật còn rườm rà, cần bãi bỏ, sửa đổi
hoặc bổ sung. HNQT tác động không nhỏ đến quá trình sửa đổi, bổ sung các văn bản pháp luật về THTT. Việc tham gia các tổ chức khu vực và quốc tế như: Hiệp hội các Quốc gia Đông Nam Á (ASEAN), Khu vực Mậu dịch Tự do (AFTA), Diễn đàn Hợp tác Kinh tế Châu Á - Thái Bình Dương (APEC), Tổ chức Thương mại Thế Giới (WTO), Hiệp hội THTT Châu Á Thái Bình Dương (Casbaa), Liên hiệp Phát sóng Châu u,… đòi hỏi Việt Nam cần rà soát lại toàn bộ các văn bản pháp luật về truyền hình nói chung và THTT nói riêng đã được ban hành nhằm thực hiện đúng các cam kết đã thống nhất trong các văn bản trong khuôn khổ các hội nghị, tổ chức đó. Đây có thể là một trong những tác động lớn nhất, ảnh hưởng sâu rộng đến không chỉ pháp luật quy định trong l nh vực THTT mà còn ảnh hưởng đến toàn bộ pháp luật Việt Nam. Khác với các quốc gia có nền kinh tế phát triển, Việt Nam gặp nhiều khó khăn trong việc tiến hành sửa đổi luật pháp của mình. Do tính chồng chéo của các văn bản pháp luật hiện hành, Việt Nam phải sửa đổi riêng rẽ từng văn bản có yêu cầu cần phải sửa đổi để đảm bảo như một Hiệp định Thương mại.
Bên cạnh đó Việt Nam đã ký kết bổ sung nhiều văn bản pháp luật mới như: ba điều ước song phương với Hợp chủng quốc Hoa Kỳ và Liên bang Thuỵ Sỹ với các nội dung bảo hộ quyền tác giả, quyền liên quan. Như vậy, ngoài ngh a v và quyền được hưởng tại 5 điều ước quốc tế đa phương, công dân và pháp nhân Việt Nam còn được hưởng quyền và thực hiện các ngh a v theo 3 điều ước song phương này
Luật pháp quốc gia đã có các quy định đầy đủ và đồng bộ cho việc bảo hộ tại quốc gia và là cơ sở pháp lý cho việc HNQT. Bộ luật Dân sự 2005, Luật Sở hữu trí tuệ 2005, Nghị định 100 CP của Chính phủ hướng dẫn hai luật này là hành lang pháp lý quan trọng khuyến khích tài năng sáng tạo, bảo hộ các giá trị sáng tạo của công dân và tổ chức có quyền sở hữu. Các quy định về quyền, giới hạn quyền, thời hạn bảo hộ, về chủ sở hữu quyền, việc chuyển quyền sử d ng, chuyển giao quyền của tổ chức phát sóng đã được quy định tại các điều, khoản của Bộ luật Dân sự, Luật Sở hữu trí tuệ và Nghị định 100 CP [2]. Tuy nhiên, quyền của tổ chức phát sóng thuộc quyền liên quan đến quyền tác giả, vì vậy nó chỉ phát sinh khi tổ chức phát sóng không gây phương hại đến quyền tác giả.
Với hơn 10 triệu thuê bao như hiện có, tiềm năng của thị trường THTT còn rất lớn, nhưng đây c ng là thách thức với các cơ quan quản lý nhằm tạo ra các cơ chế mới để có bước phát triển nhanh và bền vững cho thị trường THTT tại Việt Nam. Ở góc độ quản lý, C c trưởng C c Phát thanh truyền hình và Thông tin điện tử Hoàng V nh Bảo cho rằng, thị trường THTT tại Việt Nam đang trong giai đoạn quá độ để thích nghi với chính sách quản lý mới của nhà nước. Vì vậy, bên cạnh việc thúc đẩy thị trường này phát triển, thời gian tới, Bộ TTTT tiếp t c bổ sung và hoàn thiện các quy định về quản lý, cung cấp dịch v để tạo hành lang pháp lý cho thị trường THTT phát triển. Trước đây, l nh vực THTT được áp d ng cơ chế chủ yếu quản lý về nội dung thông tin, vì vậy thiếu những quy định c thể về thị trường, hạ tầng, công nghệ kỹ thuật và dịch v . Đây chính là lý do trong hơn 10 năm qua, mặc dù THTT có bước phát triển đáng kể, từng bước đi vào đời sống xã hội nhưng vẫn chưa tương xứng với tiềm năng của nó. Để thúc đẩy phát triển thị trường dịch
v THTT, Bộ TTTT đã tham mưu cho Chính phủ ban hành một số chính sách quan trọng, từng bước s p xếp và hình thành thị trường dịch v THTT với quan điểm quản lý rõ ràng và phù hợp với xu thế phát triển công nghệ và dịch v .