Tác động đến hợp tác trong lĩnh vực bản quyền

Một phần của tài liệu VAI TRÒ CỦA HỘI NHẬP QUỐC TẾ TRONG LĨNH VỰC TRUYỀN HÌNH TRẢ TIỀN Ở VIỆT NAM (Trang 50 - 51)

5. Cấu trúc luận văn:

2.2.4 Tác động đến hợp tác trong lĩnh vực bản quyền

Trong ngành THTT bản quyền nội dung ngày càng đóng vai trò quan trọng trong việc tạo ra ưu thế cạnh tranh cho các nhà cung cấp dịch v . Chi phí bản quyền truyền hình tại Việt Nam chưa phải quá cao (khoảng 15% so với mức 40% của khu vực Châu Á), vì vậy để dành được ưu thế các nhà cung cấp dịch v đều phải mang gánh nặng bản quyền. Trước đây khi xu hướng HNQT chưa thực sự rõ nét ở Việt Nam, bản quyền truyền hình luôn là vấn đề nan giải, lý do của vấn đề này như sau:

Trung tâm nội dung lớn nhất trên thế giới tập trung ở Mỹ, khoảng cách địa lý, rào cản ngôn ngữ, tiềm lực tài chính là những yếu tố chính gây cản trở cho việc đàm phán bản quyền nội dung của các nhà cung cấp dịch v THTT ở Việt Nam. Ngoài ra, các công ty sở hữu bản quyền thường phân phối phạm vi bản quyền nội dung theo khu vực chứ không theo từng quốc gia đơn lẻ. Các nhà cung cấp THTT Việt Nam chưa đủ tiềm lực để thực hiện việc này nhất là khi kỹ năng đàm phán quốc tế của họ chưa cao, vị thế trên thị trường bản quyền truyền hình thế giới gẩn như không có, chưa có Việt Nam c ng là một trong những nước có tình trạng vi phạm bản quyền cao nhất thế giới.

Tuy nhiên, trước những ảnh hưởng tiến cực của HNQT, việc mở của rộng rãi trong l nh vực truyền hình, nhất là THTT đã giúp cho vấn đề bản quyền đối với các nhà cung cấp dịch v trở nên khởi s c rõ nét. Các giá trị văn học, nghệ thuật và khoa học của các tổ chức và cá nhân sáng tạo ra và sở hữu nó, được bảo hộ trên phạm vi toàn cầu theo các điều ước quốc tế đa phương do WIPO và các tổ chức quốc tế khác đồng quản lý (bao gồm Berne, Rome, Geneva, Brussels, Trips, UCC, WCT, WPPT). Trong đó Công ước Rome có các quy định về bảo hộ quyền của tổ chức phát sóng; Công ước Brussels liên quan đến việc bảo hộ các tín hiệu vệ tinh mang chương trình đã được mã hoá bảo hộ các biện pháp công nghệ để quản lý quyền phát sóng. Việt Nam đã là thành viên của công ước Berne, Rome, Brussels, Geneva, Trips. Các nước là thành viên của các điều ước quốc tế phải có ngh a v bảo hộ cho công dân và pháp nhân của các nước thành viên khác, theo điều ước quốc tế và luật pháp quốc gia. Ngược lại, công dân và pháp nhân của các quốc gia thành viên điều ước quốc tế được hưởng quyền theo điều ước quốc tế và luật quốc gia của các nước thành viên điều ước.

Các nhà cung cấp dịch v THTT ở Việt Nam dã từng bước tìm hiểu và tham gia các Hội chợ triển lãm thiết bị nghe nhìn Mipcom, Triển lãm Phim và Công nghệ truyền hình Việt Nam được tổ chức thường niên nhằm thực hiện các giao dịch về bản quyền truyền hình, cải thiện vị thế về bản quyền trên thị trường quốc tế.

Tóm lại, HNQT đã có tác động tích cực không nhỏ trong việc giúp các nhà cung cấp THTT ở Việt Nam tiến gần hơn đến thị trường bản quyền thế giới, qua đó cải thiện được tình trạng vi phạm bản quyền nâng cao chất lượng dịch v THTT. Quyết định mở cửa thị trường THTT Việt Nam của cơ quan quản lí đã giúp cho thị trường này phát triển mạnh vượt bậc trong thời gian qua, với sự mở rộng cả về số kênh, chất lượng sóng cho đến giá cước của tất cả các loại hình THTT.

Một phần của tài liệu VAI TRÒ CỦA HỘI NHẬP QUỐC TẾ TRONG LĨNH VỰC TRUYỀN HÌNH TRẢ TIỀN Ở VIỆT NAM (Trang 50 - 51)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(115 trang)
w