5. Cấu trúc luận văn:
3.1.2 Xu hướng phát triển của THTT Việt Nam
Theo Quyết định số 1209/QĐ-TTg ngày 04/09/2012 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt quy hoạch phát triển dịch v phát thanh, truyền hình Việt Nam đến năm 2020, nhiều chỉ tiêu quan trọng được đặt ra đối với sự phát triển l nh vực truyền hình nói chung và THTT nói riêng ở Việt Nam. C thể, trong giai đoạn 2012 – 2015, tốc độ tăng trưởng dịch v THTT đạt khoảng 25 – 30%; giai đoạn 2016 – 2020, tốc độ tăng trưởng này đạt khoảng 10 – 15%. Đến năm 2020, doanh thu dịch v THTT đạt khoảng 800 triệu – 1 tỷ USD. Tốc độ tăng trưởng doanh thu dịch v quảng cáo phát thanh, truyền hình hằng năm từ 15 - 20%, đến năm 2015 đạt khoảng 600 – 700 triệu USD; năm 2020 đạt khoảng 800 triệu – 1 tỷ USD. Trong
m c tiêu phát triển, đến năm 2020, sẽ cung cấp ổn định khoảng 70 - 80 kênh truyền hình quảng bá, trong đó có 10 – 15 kênh thông tin tuyên truyền thiết yếu quốc gia và 60 – 65 kênh thông tin tuyên truyền thiết yếu địa phương. Còn với dịch v THTT, m c tiêu đến năm 2015 sẽ phát triển khoảng 30 – 40% số hộ gia đình thu xem dịch v này. Đến năm 2020, tỷ lệ này là khoảng 70 – 80%. Điểm đáng chú ý liên quan
đến định hướng phát triển, là sẽ không phát triển thêm dịch v truyền hình quảng bá tương tự mặt đất, mà ưu tiên phát triển loại hình số mặt đất, di động mặt đất, số vệ tinh, kết hợp trên mạng viễn thông đã có sẵn phù hợp với định hướng số hóa và xu hướng hội t công nghệ và dịch v …Đồng thời khuyến khích các đơn vị cung cấp dịch v THTT tham gia phát sóng các kênh chương trình phát thanh, truyền hình quảng bá. Trong định hướng phát triển dịch v trả tiền, truyền hình cáp sẽ phát triển theo hướng bền vững, chất lượng, cạnh tranh bình đẳng, lành mạnh, tránh việc tham gia quá nhiều, đặc biệt là của các doanh nghiệp nhà nước đầu tư ngoài ngành vào l nh vực truyền hình. Trong đó sẽ không cấp phép mới dịch v truyền hình cáp sử d ng công nghệ tương tự; còn với dịch v truyền hình cáp truyền thống công nghệ số sẽ hình thành từ 2 - 3 doanh nghiệp và tối đa không quá 5 doanh nghiệp trên phạm vi vùng không trùng nhau về địa lý trên cơ sở liên kết giữa các doanh nghiệp truyền hình cáp đang hoạt động hoặc mua lại các hạ tầng cáp đã có sẵn. Với dịch v truyền hình IPTV sẽ hình thành từ 3 - 4 doanh nghiệp trên cơ sở tận d ng hạ tầng mạng viễn thông đã đầu tư; với dịch v truyền hình mặt đất kỹ thuật số có có tối đa 3 doanh nghiệp trên phạm vi toàn quốc và 5 doanh nghiệp trên phạm vi vùng không trùng nhau về địa lý. Dịch v truyền hình trực tiếp qua vệ tinh c ng chỉ hình thành tối đa 3 doanh nghiệp. Còn dịch v truyền hình di động bảo đảm trên thị trường hình thành tối đa 2 doanh nghiệp cung cấp. Nội dung trong thông tư trên c ng chỉ rõ sẽ kiểm soát chặt chẽ giá thành, tăng cường công tác quản lý giá cước đối với doanh nghiệp viễn thông cung cấp dịch v truyền dẫn, phát sóng cho doanh nghiệp cung cấp dịch v THTT, quản lý khuyến mãi đối với dịch v phát thanh, THTT. Đồng
thời có khuyến nghị và biện pháp kịp thời trong trường hợp phát hiện có cạnh tranh không lành mạnh về giá hoặc tăng giá quá mức ảnh hưởng đến quyền lợi của người sử d ng, phá giá gây thiệt hại cho doanh nghiệp khác, gây mất ổn định thị trường. Ngoài ra c ng sẽ kiểm soát giá thành của các doanh nghiệp cung cấp dịch v viễn thông cơ bản khi cung cấp dịch v phát thanh, truyền hình nhằm kiểm soát việc bù chéo, phá giá dịch v , cạnh tranh không lành mạnh, gây khó khăn cho các doanh nghiệp cung cấp dịch v truyền hình khác.
Đối mặt với truyền hình OTT
Bên cạnh những thuận lợi như: quảng cáo ngày càng tăng, số lượng hộ dân chưa sử d ng dịch v còn rất lớn thị trường THTT tại Việt Nam lại đang đứng trước những thách thức không hề nhỏ. Đến thời điểm hiện tại thì ở Việt Nam có khoảng 10 triệu thuê bao dịch v THTT. Thách thức với các doanh nghiệp hiện nay ngoài việc phải cung cấp nội dung, đường truyền tốt thì còn phải đối mặt với sự xuất hiện của các truyền hình OTT. OTT (Over The Top) là giải pháp cung cấp nội dung cho người sử d ng dựa trên nền tảng Internet. L nh vực được ứng d ng nhiều nhất là cung cấp các nội dung truyền hình qua giao thức internet (IPTV) và các Video theo yêu cầu (VOD) tới người dùng cuối. Ưu thế lớn nhất của công nghệ OTT là việc cho phép cung cấp nguồn nội dung phong phú và đa dạng theo yêu cầu của người sử d ng vào bất kì thời điểm nào và tại bất cứ nơi đâu chỉ với một thiết bị phù hợp có kết nối Internet. Ngoài ra, công nghệ này còn cung cấp nhiều loại công c tiện ích khác mang tính ứng d ng cao như: VoIP, Mạng xã hội, Live Broad Casting. Với nhiều ứng d ng thiết thực, công nghệ OTT được dự báo sẽ còn phát triển mạnh trong tương lai và trở thành một trong những xu thế công nghệ. Không khó để thấy được những tiềm năng và ứng d ng hấp dẫn mà OTT có thể mang lại và khai thác tại thị trường Việt Nam. Đặc biệt khi tỉ lệ các thiết bị thông minh (smart devices – bao gồm: smartphone, tablet, phablet, smart TV) đang ngày một phổ biến trên thị trường.Một yếu tố thuận lợi khác cho thấy đây là thời điểm tốt để OTT phát triển tại Việt Nam là hạ tầng internet đã khá hoàn chỉnh với chi phí đầu cuối khá thấp. Điều này giúp Việt Nam có tỷ lệ người dùng internet, 3G cao, độ phủ rộng.
Nội dung l số 1
Các nhà cung cấp dịch v THTT đang có những bước chạy đua hút khách bằng việc đầu tư các chương trình độc quyền, nội dung hấp dẫn, thay vì cạnh tranh giảm cước thuê bao như trước đây.
Biểu đồ 3.1 Thị phần truyền hình cáp Việt Nam năm 2013
Nguồn: [27]
Có thể nói, việc cạnh tranh bằng giá rẻ, giảm giá cước của các nhà cung cấp dịch v truyề hình trả tiền ở Việt Nam đã ngày càng trở nên “lỗi thời” và không còn là tiêu chí để cạnh tranh sau một thời gian đi ngược thị trường. Năm 2014 vừa ra, thị trường đã chứng kiến những cuộc đua giảm giá cước khốc liệt của tất cả các nhà đài như VTC, An Viên, K , SCTV, VTVcab… Thậm chí, có những nhà đài đã áp
d ng các gói cước chỉ có 20.000 - 25.000 đồng/tháng. Tuy việc giảm giá cước này đã làm tăng lượng thuê bao lên nhanh một cách chóng mặt nhưng đồng thời, nó c ng kéo theo hệ l y là Chỉ số thuê bao bình quân THTT ở Việt Nam (ARPU) ở mức thấp nhất ASEAN. Ngay từ những ngày đầu năm 2015, các nhà đài đã khởi động kế hoạch đầu tư cho mảng nội dung bằng nhiều cách như sản xuất các chương trình độc quyền, cho “ra lò” hàng loạt các gameshow độc đáo, thu hút khán giả.
Theo Bà Bà Sophia Le, Giám đốc Thao Le Entertainment c ng nhận xét, các nhà đài ở Việt Nam đang đi ngược các nguyên t c của thị trường: “thay vì đầu tư cho nội dung, họ lại sa vào cuộc chiến giá cước.”
“Nhà đài phải làm thế nào để có những kênh nội dung mà nhà đài khác không có, làm thế nào để khán giả thích xem kênh của đài mình hơn kênh của đài khác, nếu không họ sẽ thua đối thủ”, bà Sophia Le nói.
Nhiều nhà đài c ng đã nhận ra rằng, để giữ chân khách hàng, phát triển thuê bao một cách bền vững, thì việc đầu tư vào nội dung là chuyện sống còn của họ ngay từ bây giờ.
Trước xu hướng đó, VASC (cung cấp dịch v truyền hình MyTV) và VTC đã cùng đưa ra kiến nghị, Bộ TTTT cần quản lí giá dịch v THTT để tránh tình trạng bù chéo, hoặc bán dưới giá vốn để cạnh tranh. Hiện Đề án giá thành, giá sàn của dịch v THTT đã được trình lên Bộ TTTT và theo đó giá sàn dịch v truyền hình sẽ được tính theo loại hình truyền dẫn (cáp, vệ tinh, OTT, số mặt đất...) và theo địa bàn cung cấp dịch v . Nếu được phép áp d ng, chiến lược cạnh tranh bằng giá rẻ, phá giá thị trường sẽ không còn đất sống và các nhà đài phải tập trung làm nội dung để hút khách.
K+ là thương hiệu đi tiên phong trong việc đầu tư nội dung bản quyền đặc s c để tạo sự khác biệt
Ông Jacques Aymar de Roquefeuil, Phó Tổng giám đốc K+ cho biết, trong năm 2015 và những năm tiếp theo, K+ sẽ tiếp t c chiến lược đầu tư là tập trung cung cấp nhiều dịch v chất lượng cao hơn. K+ sẽ cạnh tranh bằng nội dung, cung cấp cho khách hàng những chương trình giải trí độc quyền, chất lượng cao, chứ không cạnh tranh bằng chạy đua hạ giá cước. K+tiếp t c tập trung cung cấp nhiều dịch v nội dung có chất lượng cao hơn cho khách hàng.
Trong khi đó, phát biểu tại Hội nghị thường niên với các đối tác của VTV mới đây, Tổng giám đốc VTV Trần Bình Minh c ng đã khẳng định, VTV sẽ phải tiếp t c chiếm l nh thị phần truyền hình truyền thống. Để làm được điều đó, không có cách nào khác là phải tiếp t c phát triển nội dung chất lượng cao.
“Nội dung vẫn là số 1. Tôi luôn đòi hỏi và ch c tới đây sẽ đòi hỏi nhiều hơn nữa là VTV phải dứt khoát đoạn tuyệt với những chương trình chất lượng trung bình, tiến tới loại bỏ dần các chương trình chất lượng trung bình khá theo những tiêu chuẩn cao hơn do chính VTV đặt ra. VTV sẽ tiếp t c làm những chương trình đẳng cấp với nội dung và cách thể hiện chất lượng cao hơn nữa”, ông Trần Bình Minh khẳng định.
Thoạt nhìn có vẻ chiến lược này khá mạo hiểm, nhưng trên thực tế ngay trong năm 2014 đã chứng minh chiến lược này là đúng đ n. Cuối năm 2013, K+ có hơn 400.000 thuê bao và trong bối cảnh các nhà đài khác đồng loạt giảm giá cước, K+ đã tăng đầu tư cho nội dung, sản xuất hàng loạt chương trình thể thao, giải trí, mua bản quyền các chương trình độc quyền quốc tế ăn khách nhất. Và kết thúc năm 2014, nhờ chiến lược này K+ đã tăng lượng thuê bao lên gần gấp 2 lần, đạt hơn gần 800.000 thuê bao.
Việc các đại gia trong l nh vực THTT khẳng định chiến lược đầu tư mạnh vào nội dung, thay vì giảm giá cước, được kỳ vọng sẽ tạo nên một bước ngoặt mới cho thị trường trong năm nay, mang lại nhiều lợi ích cho người xem truyền hình.
THTT tại Việt Nam sẽ 'không độc quyền'
Lộ trình đến năm 2020 đặt m c tiêu khoảng 70% hộ gia đình sử d ng THTT với mức giá hợp lý, hình thành thị trường không độc quyền và có doanh nghiệp đủ sức vươn ra quốc tế.
Theo Quy hoạch phát triển dịch v phát thanh, truyền hình Việt Nam đến năm 2020 vừa được Thủ tướng phê duyệt, từ năm 2015 sẽ có từ 70 - 80 kênh truyền hình ph c v nhiệm v chính trị, thông tin tuyên truyền thiết yếu của quốc gia, khu vực và địa phương. Khoảng 40 - 50 kênh và dịch v THTT chuyên biệt của Việt Nam sẽ được cung cấp theo yêu cầu.
Bên cạnh đó, thị trường THTT cạnh tranh lành mạnh sẽ được hình thành theo cơ chế thị trường, phát triển bền vững với công nghệ hiện đại và chuyển hoàn toàn sang phát thanh, truyền hình số vào năm 2020. Các nội dung sẽ phong phú, nâng cao chất lượng và có mức giá hợp lý. M c tiêu là đảm bảo chống độc quyền, đồng thời hình thành doanh nghiệp đủ năng lực làm chủ thị trường trong nước và vươn ra quốc tế.
Số lượng doanh nghiệp truyền hình cáp công nghệ tương tự (analog) sẽ giảm dần trong khi chất lượng dịch v phải nâng cao. Theo quy hoạch, đến năm 2015 cả nước sẽ có khoảng 30% - 40% số hộ gia đình sử d ng dịch v THTT và tăng con số này lên 60% - 70% vào năm 2020.
Việt Nam hiện có khoảng 20% hộ dân dùng THTT của một số nhà cung cấp tiêu biểu như SCTV, VTC, VCTV, K+, HTV, VTV..., tương đương 4,5 triệu thuê bao. Trong đó VTV n m khoảng 80% (tính tổng các đài trực thuộc).
Chia đều thị phần THTT
Ccuối năm 2012, VNPayTV, VTV, VCTV và SCTV đã đồng loạt “nã pháo” kiến nghị cơ quan quản lý không cấp phép dịch v truyền hình cáp thêm cho “người mới”. Trong khi đó, các doanh nghiệp viễn thông đang r c rịch nhòm ngó phần “bánh ngọt” này c ng bị tố là “đầu tư ngoài ngành”.
Theo các chuyên gia, các doanh nghiệp viễn thông như VNPT, Viettel, FPT... khi tham gia vào thị trường truyền hình cáp, nếu chỉ dừng lại ở mức làm hạ tầng, triển khai mạng, cung cấp dịch v thì vẫn thuộc phạm vi điều chỉnh của Luật Viễn thông và vẫn là ngành cốt lõi của họ. Ông Phạm Hồng Hải, C c trưởng C c Viễn thông (Bộ TTTT) nói rằng, việc Viettel, FPT xin cung cấp dịch v truyền hình cáp không phải là đầu tư ngoài ngành. Theo đó, những đơn vị này chỉ vi phạm đầu tư ngoài ngành nếu chuyển sang sản xuất nội dung, kênh chương trình giống như các đài VTV, VTC... đang làm.
C ng theo ông Hải, trên hạ tầng mạng, các Doanh nghiệp cung cấp càng nhiều dịch v càng tốt, C c Viễn thông khuyến khích Doanh nghiệp tận d ng hạ tầng có sẵn của mình cung cấp đa dịch v trên đó, kể cả truyền hình cáp vì công nghệ đã hội t trên hạ tầng mạng. Bởi vậy, Viettel, FPT, VNPT có thể sử d ng hạ tầng mạng đó để cung cấp nhiều dịch v khác chứ không riêng gì truyền hình.
Ngày 20/3/2012, Bộ TTTT c ng đã chính thức có văn bản gửi Văn phòng Chính phủ nêu quan điểm xung quanh việc các Doanh nghiệp xin gia nhập thị trường THTT. Theo Bộ TTTT, Hiệp hội THTT đã “trích dẫn không đầy đủ” nội dung quy định tại quyết định 22 và 2451.
Quan điểm của Bộ TTTT c ng cho rằng, do xu hướng hội t công nghệ, trên một sợi cáp viễn thông có thể cung cấp các dịch v thoại, Internet và truyền hình, nên việc khuyến khích các doanh nghiệp viễn thông cung cấp dịch v THTT là điều cần thiết.
Bộ TTTT cho rằng, định hướng quy hoạch là ưu tiên cấp phép cho các doanh nghiệp có cam kết đầu tư để cung cấp dịch v trên phạm vi rộng, dịch v truyền hình số hoặc có cam kết lộ trình rõ ràng và khả thi khi chuyển đổi hoàn toàn sang dịch v truyền hình số theo quy định.
Có thể nói, với định hướng này, “miếng bánh thị phần” sẽ được chia đều và điều mà người xem chờ đợi về một thị trường THTT bình đẳng có thể sẽ được thiết lập trong thời gian tới.
Cho đến nay, dù còn vấp phải những ý kiến trái chiều, nhưng nhiều chuyên gia vẫn cho rằng nếu không cho doanh nghiệp viễn thông nhảy vào l nh vực truyển hình trả tiền thì sẽ kéo theo sự tốn kém cho xã hội, kìm hãm sự phát triển của thị trường. Các doanh nghiệp viễn thông khi tham gia vào l nh vực này được kỳ vọng sẽ giúp giảm giá cước dịch v . Tuy nhiên không phải doanh nghiệp nào c ng được chào đón tham gia l nh vực này, những doanh nghiệp viễn thông đầy đủ tiềm lực mới được cấp phép.
VNPT là đơn vị dẫn đầu, giữ vai trò chủ đạo và đã làm tốt nhiệm v xây dựng hạ tầng viễn thông và vai trò công ích xã hội trên thị trường này. Tuy nhiên trong giai đoạn đầu những năm 2000, thị trường viễn thông đặc biệt là viễn thông di động, đã có những dấu hiệu chững lại do thiếu linh hoạt và sức ép cạnh tranh để phát triển. Nhưng chỉ từ cuối năm 2004, sau khi Bộ TTTT cấp phép cho các doanh nghiệp ngoài VNPT cung cấp dịch v viễn thông, thị trường này đã có những bước phát triển vượt bậc, mang lại nhiều lợi ích thiết thực cho người sử d ng.