Quan niệm về cơ chế và cơ chế pháp lý bảo đảm quyền làm việc của người khuyết tật.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) bảo đảm quyền làm việc của người khuyết tật từ thực tiễn thành phố hồ chí minh (Trang 26 - 27)

hội theo sức khỏe và năng lực như những người không khuyết tật khác. Người khuyết tật sẽ cùng với những người không khuyết tật phát huy khả năng, nguồn nhân lực của chính mình cho sự phát triển kinh tế xã hội đất nước. Thực tế cho thấy, người khuyết tật cũng đã có những đóng góp không nhỏ cho nền kinh tế của đất nước.

Quan tâm hỗ trợ cho người khuyết tật phát huy khả năng của mình để đáp ứng nhu cầu bản thân; tạo điều kiện để người khuyết tật vươn lên tham gia bình đẳng vào các hoạt động kinh tế - xã hội, góp phần xây dựng cộng đồng và xã hội, trong đó quan tâm tạo việc làm, bảo đảm việc làm là sự hỗ trợ thiết thực và ý nghĩa nhất.

1.2. CƠ CHẾ QUỐC TẾ BẢO ĐẢM QUYỀN LÀM VIỆC CỦA NGƯỜI KHUYẾT TẬT KHUYẾT TẬT

1.2.1. Quan niệm về cơ chế và cơ chế pháp lý bảo đảm quyền làm việc của người khuyết tật. người khuyết tật.

Quan niệm về: “Cơ chế là cách thức, sắp xếp tổ chức để làm đường hướng, cơ sở theo đó mà thực hiện” [58, tr.133]. Như vậy, cơ chế là cách thức, phương thức để thực hiện một công việc nào đó.

Quan niệm về cơ chế pháp lý: “tổ hợp các yếu tố do pháp luật quy định, có mối quan hệ chặt chẽ và tác động qua lại trong thực tiễn nhằm làm phát sinh một kết quả mong muốn theo ý chí của nhà nước” [54, tr.119]. Cơ chế pháp lý gồm các yếu tố cơ bản bao gồm: 1.Chủ thể: cá nhân, tổ chức có thẩm quyền tổ chức thực hiện, 2.Các quy tắc xử sự, quyền nghĩa vụ, trách nhiệm, 3. Trình tự thủ tục thực hiện quan hệ pháp luật.

Cơ chế pháp lý bảo đảm quyền làm việc của người khuyết tật là: các tổ chức, cá nhân có thẩm quyền thực hiện các quy định của pháp luật, theo trình tự, thủ tục thực hiện quyền, nghĩa vụ về việc làm của người khuyết tật.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) bảo đảm quyền làm việc của người khuyết tật từ thực tiễn thành phố hồ chí minh (Trang 26 - 27)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(115 trang)