Kết quả bảo đảm quyền làm việc của người khuyết tật từ thực tiễn thành phố Hồ Chí Minh

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) bảo đảm quyền làm việc của người khuyết tật từ thực tiễn thành phố hồ chí minh (Trang 43 - 51)

thành phố Hồ Chí Minh

Trong giai đoạn này, vấn đề việc làm đối với người khuyết tật đã được cấp uỷ và chính quyền thành phố quan tâm và chỉ đạo tổ chức thực hiện. Trên cơ sở văn bản quy định như Luật Người Khuyết tật 2010, Quyết định số 1019/QĐ-TTg ngày 05 tháng 8 năm 2012 của thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Đề án trợ giúp người khuyết tật giai đoạn 2012 - 2020 và Công văn số 2722/LĐTBXH-BTXH ngày 08 tháng 8 năm 2012 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội về việc chỉ đạo triển khai Đề án trợ giúp người khuyết tật theo Quyết định số 1019/QĐ-TTg…

Thứ nhất, Lãnh đạo thành phố Hồ Chí Minh đã quán triệt quan điểm chỉ đạo của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước, trước đây, thành phố Hồ Chí Minh ban hành Quyết định số 4060/QĐ-UB-VX ngày 07 tháng 8 năm 1998 của Ủy ban nhân dân thành phố về thành lập Trung tâm Bảo trợ - Dạy nghề và Tạo việc làm cho Người tàn tật thành phố trực thuộc Sở Lao động - Thương binh và Xã hội, Quyết định số 5220/QĐ-UBND ngày 20 tháng 11 năm 2007 của Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố về việc cho phép chuyển Trường nghiệp vụ nhà hàng cho trẻ em đường phố thành Trường nghiệp vụ nhà hàng thành phố trực thuộc Sở Lao động - Thương binh và Xã hội và bãi bỏ các Quyết định trước đây trái với Quyết định này.

Ngày 23/8/2019, Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh ban hành Quyết định số 3598/QĐ-UBND về việc thành lập Trung tâm Bảo trợ - Dạy nghề và tạo việc làm thành phố trực thuộc Sở Lao động - Thương binh và Xã hội trên cơ sở tổ chức lại Trường Nghiệp vụ Nhà hàng thành phố và Trung tâm Bảo trợ - Dạy nghề và tạo việc làm cho người tàn tật.

Trung tâm Bảo trợ - Dạy nghề và tạo việc làm thành phố là đơn vị sự nghiệp công lập, có tư cách pháp nhân, có con dấu riêng, được cấp kinh phí hoạt động từ ngân sách Nhà nước và được mở tài khoản tại Kho bạc nhà nước theo quy định.

Căn cứ tình hình thực hiện các các văn bản trên về bảo đảm quyền làm việc cho người khuyết tật trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh theo từng giai đoạn có thể thấy, với sự nỗ lực và quyết tâm chính trị trong lãnh đạo của các cấp ủy đảng, sự

vào cuộc của chính quyền và các tổ chức của người khuyết tật, sự chung tay của toàn xã hội, bảo đảm quyền làm việc của người khuyết tật đã đạt được những kết quả đáng ghi nhận.

Kết quả bảo đảm quyền làm việc của người khuyết tật trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh giai đoạn từ năm 2015 đến năm 2019.

Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh đã ban hành nhiều văn bản quan trọng thúc đẩy công tác dạy nghề và tạo việc làm cho người khuyết tật như: Trên cơ sở đó, thành phố đã giao nhiệm vụ cho các sở, ban, ngành, Ủy ban nhân dân các quận, huyện và các hội, đoàn thể căn cứ chức năng, nhiệm vụ tổ chức thực hiện các chính sách ưu đãi đối với người khuyết tật như dạy nghề, tạo việc làm, cho vay vốn ưu đãi phát triển sản xuất kinh doanh.

Thực hiện chính sách dạy nghề, Sở Lao động, Thương binh và Xã hội đã phối hợp với Sở Tài chính trình Ủy ban nhân dân thành phố ban hành các quyết định về định mức chi phí dạy nghề, tạo việc làm phù hợp với nhu cầu và khả năng của người khuyết tật và mức hỗ trợ tiền ăn, tiền đi lại cho người khuyết tật trong thời gian học nghề.

Trong công tác tạo việc làm, Sở Lao động, Thương binh và Xã hội đã giao nhiệm vụ cho Trung tâm Dịch vụ việc làm phối hợp với Hội người khuyết tật thành phố tổ chức các phiên giao dịch việc làm lồng ghép, lưu động hàng năm cho người khuyết tật; tổ chức thực hiện các dự án phi Chính phủ nhằm mở rộng cơ hội việc làm và thúc đẩy hòa nhập cho người khuyết tật; kết nối người khuyết tật với các doanh nghiệp tuyển dụng. Ngoài ra, Hội người khuyết tật thành phố còn phối hợp với Trung tâm dịch vụ việc làm thành phố Hồ Chí Minh giới thiệu cho người khuyết tật có nhu cầu vào làm việc tại các tổ chức, doanh nghiệp trên địa bàn.

Chỉ tính riêng trong 4 năm (2015-2019), Trung tâm dịch vụ việc làm thành phố Hồ Chí Minh đã tổ chức 4 phiên giao dịch việc làm dành cho người khuyết tật. Đã có hàng trăm người khuyết tật có việc làm tại các cơ sở, công ty do trung tâm làm cầu nối. Bên cạnh đó, Trung tâm đã phối hợp với các cơ sở đào tạo nghề tổ chức các lớp học nghề đan móc, kết cườm và tạo ra nhiều sản phẩm cung

cấp cho các cửa hàng bán đồ lưu niệm... Đã có 2.500 người khuyết tật trong độ tuổi lao động còn khả năng lao động được học nghề và tạo việc làm phù hợp. Ngoài ra,

Hội người khuyết tật thành phố Hồ Chí Minh đã đào tạo nghề miễn phí 121 người; giới thiệu việc làm 27 người; giải quyết việc làm cho 114 người và tổ chức các lớp dạy văn hóa, Anh văn, tin học, kỹ năng sống miễn phí cho người khuyết tật. Hội đã vận động cho 127 người khuyết tật vay vốn không lãi suất để tự tạo việc làm với tổng số tiền tính đến thời điểm 6 tháng đầu năm 2015 là 623.400.000 đồng.

Thứ hai, kết quả bảo đảm quyền làm việc của người khuyết tật trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh giai đoạn từ năm 2016 đến nay.

Để bảo đảm quyền làm việc của người khuyết tật trên địa bàn, thành phố Hồ Chí Minh đã xây dựng và triển khai thực hiện Dự án Chương trình hỗ trợ việc làm cho người khuyết tật thành phố Hồ Chí Minh giai đoạn 2016-2020, qua đó hàng năm Trung tâm dịch vụ việc làm thành phố Hồ Chí Minh (trực thuộc Sở Lao động, Thương binh và Xã hội) tổ chức sàn giao dịch việc làm định kỳ mỗi tháng hai lần nhằm kết nối giữa người lao động và doanh nghiệp, thường xuyên tư vấn và giới thiệu việc làm cho lao động là người khuyết tật có nhu cầu tìm việc làm, bao gồm các hoạt động sau đây.

Một là, khảo sát nhu cầu tuyển dụng, nhu cầu học nghề và tìm kiếm việc làm của lao động là người khuyết tật trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh.

Đây là nội dung khá quan trọng trong quá trình thực hiện dự án, bởi vì kết quả khảo sát là cơ sở để xây dựng các nội dung tiếp theo trong Dự án.

Do dự án mới thực hiện từ năm 2016 nên bước đầu thực hiện khảo sát 600 người khuyết tật do các Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội quận, huyện thực hiện, kết quả có 205 người khuyết tật có khả năng học nghề và 22 người có nhu cầu học nghề gắn với tìm kiếm việc làm.

Khảo sát nhu cầu tuyển dụng lao động là người khuyết tật của 300 doanh nghiệp trên địa thành phố Hồ Chí Minh do Trung tâm Dịch vụ việc làm thực hiện khảo sát. Kết quả số lượng doanh nghiệp đang có sử dụng người khuyết tật hoặc có

nhu cầu tuyển dụng người khuyết tật là 30 doanh nghiệp, trong đó 06 doanh nghiệp đang sử dụng lao động khuyết tật và 24 doanh nghiệp có nhu cầu tuyển lao động khuyết tật.

Hai là, thông tin, tuyên truyền và kết nối việc làm với doanh nghiệp.

Xây dựng tài liệu, hình ảnh về những gương điển hình người khuyết tật đang làm việc tại các doanh nghiệp để tuyên truyền đến lao động là người khuyết tật. Tiến hành liên hệ và phỏng vấn 09 gương điển hình về người khuyết tật làm cơ sở cho việc thực hiện các bài viết cho tài liệu về gương người khuyết tật điển hình trên địa bàn thành phố.

Xây dựng tài liệu về những chia sẻ của doanh nghiệp có nhu cầu tuyển dụng hoặc đang sử dụng lao động là người khuyết tật. Đã tiến hành thực hiện phỏng vấn 05 doanh nghiệp đang sử dụng lao động khuyết tật và 05 doanh nghiệp có nhu cầu tuyển dụng lao động là người khuyết tật.

Xây dựng danh mục nghề phù hợp với các dạng tật; danh bạ doanh nghiệp có tuyển dụng lao động là người khuyết tật trên địa bàn; danh bạ các trường có đào tạo nghề dành cho người khuyết tật trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh. Tập hợp thông tin các ngành nghề phù hợp, thông tin các doanh nghiệp có nhu cầu tuyển dụng và danh bạ các trường đào tạo nghề dành cho người khuyết tật.

Ba là, tổ chức Hội thảo Cơ hội nghề nghiệp và việc làm dành cho người khuyết tật thành phố Hồ Chí Minh.

Tại buổi Hội thảo đã giới thiệu về Dự án "Chương trình hỗ trợ việc làm dành cho người khuyết tật" tại thành phố Hồ Chí Minh trong năm 2016; Báo cáo kết quả khảo sát nhu cầu tìm kiếm việc làm, học nghề của người khuyết tật và nhu cầu tuyển dụng người khuyết tật của các doanh nghiệp trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh năm 2016; Giới thiệu những chính sách, pháp luật hiện hành có liên quan đến việc tuyển dụng người khuyết tật vào làm việc trong các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất kinh doanh. Chia sẻ những thuận lợi và khó khăn về việc đào tạo, tuyển dụng và sử dụng người khuyết tật của doanh nghiệp. Chia sẻ những thuận lợi và khó khăn trong việc tìm kiếm việc làm, học nghề của người khuyết tật.

Thông qua Hội thảo, đại biểu tham dự đã nhận thức đầy đủ tinh thần chung tay cộng đồng vì người khuyết tật. Tại Hội thảo, Ban tổ chức đã giới thiệu đến lao động là người khuyết tật tham gia Hội thảo các điều kiện về cơ sở vật chất tại Trung tâm dịch vụ việc làm, nơi liên hệ tìm kiếm việc làm dễ tiếp cận và thân thiện với người khuyết tật khi họ đến liên hệ công việc. Trung tâm sẽ tiếp tục phối hợp với Hội Người khuyết tật, Hiệp Hội doanh nghiệp, phòng Lao động - Thương binh và Xã hội quận, huyện và các đơn vị có liên quan khác để tổ chức các hoạt động hỗ trợ việc làm và học nghề dành cho người khuyết tật tại thành phố Hồ Chí Minh, thành lập Ban Vận động doanh nghiệp để tuyên truyền cho doanh nghiệp nhận thức được trách nhiệm xã hội đối với người khuyết tật. Từ đó, tiếp nhận đào tạo và tuyển dụng lao động là người khuyết tật.

Bốn là, tổ chức phiên giao dịch việc làm dành cho người khuyết tật thành phố Hồ Chí Minh.

Đây làm một trong những hoạt động rất mới về thực hiện quyền làm việc của người khuyết tật trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh. Bao gồm các hoạt động: (i)Thông tin các cơ hội đào tạo nghề, kỹ năng ưu đãi về học phí phù hợp với người khuyết tật; (ii) Thông tin về nhu cầu tuyển dụng người khuyết tật của các doanh nghiệp, đơn vị sử dụng lao động; (iii) Tổ chức kết nối việc làm trực tiếp, trực tuyến giữa người khuyết tật tìm việc và nhà tuyển dụng; (iv) Tổ chức các gameshow: "Vòng quay việc làm" để tạo sân chơi bổ ích về kiến thức xã hội và hiểu biết về nghề nghiệp, việc làm dành cho người khuyết tật đến tham dự; (v) Gian hàng trưng bày và bán sản phẩm do người khuyết tật tự làm; (vi) Dự án sinh kế cho người khuyết tật…

Kết quả từ khi hoạt động đến nay số người lao động tham dự trực tiếp: 12; số lượng đơn vị tuyển dụng tham dự: 21; Ủy thác: 17; Tuyển trực tiếp: 01; Tuyển sinh trực tiếp: 01; Trưng bày và bán sản phẩm: 02; Số việc làm trống cần tuyển: 184 vị trí; Tư vấn: 36 lượt; Giới thiệu việc làm: 06 (trong đó trực tiếp là 01 và ủy thác là 05 người) [43].

Bên cạnh đó, ngày 27/02/2018, Liên hiệp hội về Người khuyết tật Việt Nam (VFD), Sở Lao động- Thương binh và Xã hội, Sở Giáo dục và Đào tạo, Hội Người khuyết tật thành phố Hồ Chí Minh ký kết dự án hòa nhập xã hội của người khuyết tật thành phố Hồ Chí Minh năm 2018.

Theo đó, kinh phí dành cho thành phố Hồ Chí Minh trong năm 2018 là 1,285 tỉ đồng, với 4 chuỗi hoạt động chính. Trong đó, trẻ khuyết tật được tiếp cận giáo dục hòa nhập có chất lượng gồm các hoạt động: khảo sát một số trường về giáo dục hòa nhập, tập huấn kỹ năng đọc tín hiệu môi cho giáo viên trường dạy trẻ khuyết tật, tập huấn các phương pháp và công cụ đánh giá trẻ chậm phát triển trí tuệ trong can thiệp sớm, trang bị các đồ dùng dạy học trẻ khuyết tật; tập huấn dạy học hòa nhập trẻ khuyết tật, kỹ năng can thiệp sớm, tập huấn chuyên sâu dạy trẻ chậm phát triển trí tuệ cho giáo viên, hội thảo đánh giá vai trò của gia đình trong việc hỗ trợ người khuyết tật hòa nhập...

Hoạt động chính thứ 2 là tạo cơ hội việc làm, cải thiện thu nhập của người khuyết tật gồm hỗ trợ kỹ thuật và vốn cho 5 mô hình khởi nghiệp cho người khuyết tật dựa trên nhu cầu và năng lực; hội thảo chia sẻ và kết nối các mô hình tạo việc làm hiệu quả cho người khuyết tật... Các hoạt động chính còn lại là nâng cao nhận thức cho người khuyết tật, chính quyền, các tổ chức và doanh nghiệp hiểu về quyền và khả năng của người khuyết tật thông qua tổ chức sự kiện, tập huấn; tập huấn kỹ năng tham vấn đồng cảnh và tổ chức tham vấn đồng cảnh cho người khuyết tật nặng, đào tạo tin học cơ bản cho 8 người khuyết tật, trang bị phần mềm quản lý hội viên, hội thảo Luật giao thông đường bộ và cấp giấy phép lái xe mô tô cho người khuyết tật, tập huấn kỹ năng hỗ trợ người khuyết tật cho tài xế taxi...

Năm 2017, đã triển khai các hoạt động như: khai giảng lớp đào tạo nghề thiết kế đồ họa và xây dựng thương hiệu cho người khuyết tật dựa trên nhu cầu của doanh nghiệp cho 6 hội viên; tổ chức lớp tập huấn về bình đẳng và hòa nhập cho người khuyết tật; tập huấn nâng cao năng lực cho các lãnh đạo trẻ khuyết tật; tổ chức tham vấn đồng cảnh cho người khuyết tật nặng; giới thiệu cách tiếp cận nguồn

vốn vay từ Ngân hàng Chính sách Xã hội cho hội viên... với tổng kinh phí trên 654 triệu đồng do Tổ chức Liên minh Na Uy tại Việt Nam tài trợ.

Để tạo điều kiện cho người khuyết tật tìm việc làm, thành phố cũng chú trọng công tác giải quyết thủ tục vay vốn ưu đãi cho hộ gia đình có người khuyết tật. Theo Ngân hàng Chính sách xã hội Thành phố Hồ Chí Minh, người khuyết tật luôn được ưu tiên tạo điều kiện tiếp cận với nguồn vốn ưu đãi, nhất là chương trình cho vay từ Quỹ quốc gia giải quyết việc làm. Chỉ tính đầu năm 2016, chi nhánh đã phát vay 692 triệu đồng cho 50 người khuyết tật [55].

Cùng với đó, thành phố cũng tổ chức kiểm tra, rà soát để quyết định công nhận cơ sở sản xuất kinh doanh sử dụng từ 30% tổng số lao động trở lên là người khuyết tật để được hưởng các chính sách ưu đãi của Nhà nước và thành phố theo quy định của pháp luật. Thực hiện miễn giảm thuế thu nhập doanh nghiệp cho các cơ sở sản xuất kinh doanh có sử dụng từ 30% tổng số lao động trở lên là người khuyết tật. Ngoài ra, thành phố còn tổ chức tặng quà nhân dịp Tết Nguyên đán, kỷ niệm ngày Người khuyết tật Việt Nam (18/4) cho các cơ sở có sử dụng từ 50% tổng số lao động trở lên là và các cơ sở đào tạo nghề cho người khuyết tật công lập của thành phố để ghi nhận những đóng góp của các đơn vị vì người khuyết tật.

Những ưu điểm và nguyên nhân giúp Thành phố đạt nhiều thành quả trong giải quyết việc làm cho người khuyết tật trong giai đoạn 2015 – 2919

Với những kết quả đạt được trong giải quyết việc làm cho người khuyết tật, có

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) bảo đảm quyền làm việc của người khuyết tật từ thực tiễn thành phố hồ chí minh (Trang 43 - 51)