Tình hình người khuyết tật ảnh hưởng đến bảo đảm quyền làm việc của người khuyết tật từ thực tiễn thành phố Hồ Chí Minh

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) bảo đảm quyền làm việc của người khuyết tật từ thực tiễn thành phố hồ chí minh (Trang 41 - 42)

của người khuyết tật từ thực tiễn thành phố Hồ Chí Minh

Theo số liệu của Sở Lao động - Thương binh và Xã hội thành phố Hồ Chí Minh, tính đến 31 tháng 5 năm 2018, tổng số người khuyết tật trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh là 56.644 người. Trong đó, có 51.497 người đã xác định mức độ

khuyết tật (gồm 8.272 người khuyết tật đặc biệt nặng, 34.788 người khuyết tật nặng và 13.584 người khuyết tật nhẹ). Về lộ trình và kế hoạch chăm sóc sức khỏe và phục hồi chức năng cho người khuyết tật của thành phố Hồ Chí Minh từ nay đến năm 2020 và những năm tiếp theo. Đây cũng là cơ sở quan trọng để Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh ban hành Quyết định số 5627/QĐ-UBND ngày 10 tháng 12 năm 2018 nhằm bảo đảm quyền con người cho người khuyết tật, đang được chăm sóc, điều trị tại thành phố Hồ Chí Minh và ở Việt Nam.

1. Số người khuyết tật là 54.279 người; trong đó: + Số người khuyết tật vận động: 21.010 người + Người khuyết tật nghe, nói: 7.192 người; + Người khuyết tật nhìn: 4.353 người;

+ Người khuyết tật thần kinh, tâm thần: 15.594 người; + Người khuyết tật trí tuệ: 12.704 người;

+ Người khuyết tật thuộc dạng khác: 3.186 người

+ Trẻ em từ 0 - 16 tuổi là: 9.057 người trên tổng số 54.279 người đã xác nhận là người khuyết tật

2. Người khuyết tật sống ngoài cộng đồng là: 58.174 người. Người khuyết tật sống ở Trung tâm Bảo trợ xã hội là: 4.637 người.

3. Số học sinh khuyết tật học tập tại các cơ sở giáo dục chuyên biệt là 2.911 học sinh, Số học sinh khuyết tật học tập, hòa nhập cộng đồng là 6.669 học sinh.

4. Tỷ lệ người khuyết tật có việc làm: khoảng 9,7%, nghĩa là có 4.827 người khuyết tật có việc làm trên tổng số 49.699 người khuyết tật.

* Ghi chú: 1, 2, 3: Số liệu tính đến 31.12.2018; 4: Số liệu tính từ điều tra 2015 - 2016" (PVS cán bộ Sở Lao động - Thương binh & Xã hội thành phố Hồ Chí Minh)

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) bảo đảm quyền làm việc của người khuyết tật từ thực tiễn thành phố hồ chí minh (Trang 41 - 42)