Cơ chế của ASEAN về bảo đảm quyền làm việc của người khuyết tật

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) bảo đảm quyền làm việc của người khuyết tật từ thực tiễn thành phố hồ chí minh (Trang 29 - 31)

nghiệp, có khả năng tìm kiếm, duy trì được việc làm và thăng tiến với nó. Nếu được phục hồi về chức năng y tế, sức khoẻ mà người khuyết tật không có khả năng tìm kiếm và duy trì việc làm thì việc hoà nhập hoặc tái hoà nhập với xã hội của họ khó có thể được bảo đảm bền vững và thực chất.

1.2.3. Cơ chế của ASEAN về bảo đảm quyền làm việc của người khuyết tật tật

Năm 2012, các nhà lãnh đạo ASEAN đã thông qua Tuyên bố Nhân quyền ASEAN2 (AHRD) vào năm 2012. Cùng với Tuyên bố Phnom Penh (Campuchia) về việc thông qua AHRD, cam kết của Chính phủ ASEAN nhằm bảo vệ quyền con người và quyền tự do cơ bản của tất cả mọi người trong ASEAN, kể cả người khuyết tật. Đến năm 2016, tất cả các Quốc gia Thành viên ASEAN đã phê chuẩn Công ước của Liên Hợp Quốc về Quyền của Người khuyết tật (CRPD).

Xuyên suốt nhiều năm, ASEAN đã liên tục ưu tiên xúc tiến và bảo vệ quyền của người khuyết tật. Khung chính sách của ASEAN đối với việc thúc đẩy quyền và phúc lợi của người khuyết tật bắt nguồn từ Tuyên bố Bali (Indonesia) về Tăng cường Vai trò và Sự tham gia của Người khuyết tật trong Cộng đồng ASEAN (2011), trong đó kêu gọi hiện thực hóa sự hòa nhập của người khuyết tật thông qua việc phát triển các kế hoạch hành động quốc gia, đa dạng hóa các dịch vụ xã hội, phát triển các chương trình an sinh xã hội cũng như các cơ hội học tập và làm việc có thể tiếp cận được. Bản Tuyên bố cũng đã công bố và giới thiệu Khung hành động của Thập kỷ ASEAN về Người khuyết tật (2011-2020) nhằm thúc đẩy phát triển hòa nhập cho người khuyết tật trong ASEAN. Nguyên tắc hòa nhập, với vai trò là một định hướng chính sách đặc thù của ASEAN, đã thấm nhuần trong tất cả các sáng kiến và chương trình thúc đẩy hiện thực hóa quyền của người khuyết tật trong Cộng đồng ASEAN.

Ngoài ra, các công cụ khác của khu vực cũng khẳng định cam kết của ASEAN và minh họa môi trường chính sách mạnh mẽ trong khu vực nhằm tìm cách nâng cao năng lực cho người khuyết tật. Tuyên bố Hà Nội (Việt Nam) về Tăng cường Phúc lợi và Phát triển cho Phụ nữ và Trẻ em ASEAN (2010) nhằm mục đích đảm bảo bình đẳng giới trong giáo dục và tuyển sinh cho trẻ em khuyết tật và có nhu cầu đặc biệt. Tuyên bố Kuala Lumpur (Malaysia) về một ASEAN hướng tới con người, tập trung vào con người (2015) kêu gọi thúc đẩy và bảo vệ quyền của người khuyết tật cũng như thúc đẩy quyền và phúc lợi của họ tại các chương trình nghị sự trong tương lai của ASEAN.

Tuyên bố ASEAN về tăng cường giáo dục cho trẻ em và thanh niên ngoài trường học (OOSCY) nhận định rằng tiếp cận giáo dục là một ưu tiên nhằm đảm bảo lợi ích tối ưu cho mọi trẻ em và thanh thiếu niên, dù có bị khuyết tật hay không. Tuyên bố về xoá bỏ bạo lực đối với phụ nữ và xóa bỏ bạo lực đối với trẻ em tại ASEAN (2013) nhằm bảo vệ phụ nữ và trẻ em khuyết tật khỏi mọi hình thức bạo lực, lạm dụng và bóc lột. Tuyên bố ASEAN về Tăng cường An sinh Xã hội (2013) tuyên bố rằng người khuyết tật có quyền tiếp cận công bằng đối với an sinh xã hội và kêu gọi các Quốc gia Thành viên ASEAN hỗ trợ các chính sách, chiến lược và cơ chế quốc gia để tăng cường triển khai các chương trình bảo trợ xã hội, cũng như các hệ thống nhắm mục tiêu hiệu quả để đảm bảo rằng các dịch vụ an sinh xã hội sẽ đến được những người có nhu cầu cấp thiết nhất.

Các chính sách ASEAN nhằm thúc đẩy quyền và phúc lợi của người khuyết tật được lấy cảm hứng từ sự phát triển toàn cầu, đồng thời cũng đóng góp tích cực cho sự phát triển toàn cầu. Mốc chính sách quan trọng nhất trong số đó là Chương trình nghị sự 2030 về Phát triển Bền vững, trong đó chính sách không để ai bị bỏ lại phía sau đã bổ sung cho tầm nhìn của ASEAN về một cộng đồng ASEAN hướng tới con người, tập trung vào con người. Chiến lược Incheon (Hàn quốc) nhằm “Hiện thực hóa quyền” cho người khuyết tật châu Á và Thái Bình Dương kêu gọi khuyến khích sự tham gia của người khuyết tật bằng cách loại bỏ rào cản và tăng cường khả

năng tiếp cận, và đảm bảo đáp ứng giới, thông qua các phương thức liên ngành và đa bên.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) bảo đảm quyền làm việc của người khuyết tật từ thực tiễn thành phố hồ chí minh (Trang 29 - 31)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(115 trang)