PHƯƠNG HƯỚNG BẢO ĐẢM QUYỀN LÀM VIỆC CỦA NGƯỜI KHUYẾT TẬT TỪ THỰC TIỄN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) bảo đảm quyền làm việc của người khuyết tật từ thực tiễn thành phố hồ chí minh (Trang 60 - 61)

CỦA NGƯỜI KHUYẾT TẬT TỪ THỰC TIỄN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

HIỆN NAY

3.1. PHƯƠNG HƯỚNG BẢO ĐẢM QUYỀN LÀM VIỆC CỦA NGƯỜI KHUYẾT TẬT TỪ THỰC TIỄN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH KHUYẾT TẬT TỪ THỰC TIỄN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

Một là, đẩy mạnh công tác tuyên truyền chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước và của thành phố Hồ Chí Minh, về bảo đảm quyền làm việc cho người khuyết tật trong đó chú trọng quyền được đào tạo nghề, được tuyển dụng, được hỗ trợ để sản xuất, kinh doanh.

Hai là, tiếp tục triển khai thực hiện có hiệu quả Kế hoạch số 43/KH-UBND ngày 07 tháng 5 năm 2014 về trợ giúp người khuyết tật của thành phố Hồ Chí Minh giai đoạn 2013 - 2020 và Kế hoạch số 113/KH-UBND ngày 01 tháng 12 năm 2016 về triển khai thực hiện Công ước của Liên Hợp quốc về của Người khuyết tật trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh, tập trung nguồn lực trước hết vào thực hiện ở những địa phương khó khăn nhất.

Ba là, tiếp tục đổi mới nội dung, phương thức nhằm nâng cao chất lượng và hiệu quả dạy nghề, gắn với tạo việc làm cho người khuyết tật; khảo sát nhu cầu học nghề của người khuyết tật và cơ sở dạy nghề cho người khuyết tật. Đồng thời nghiên cứu, xây dựng danh mục nghề phù hợp với các dạng tật của người khuyết tật; rà soát cơ chế dạy nghề linh động hơn, có sự hợp tác chặt chẽ với doanh nghiệp, bao gồm đặt hàng để doanh nghiệp, cá nhân dạy nghề cho người khuyết tật.

Bốn là, tăng cường tổ chức bồi dưỡng, tập huấn đội ngũ giáo viên dạy nghề và tư vấn học nghề cho người khuyết tật; xây dựng các chính sách hỗ trợ cho người khuyết tật và giáo viên dạy người khuyết tật.

Năm là, tiếp tục quan tâm nâng cao chất lượng cuộc sống và tạo cơ hội phát triển bình đẳng cho người khuyết tật. Bảo đảm bình đẳng thực chất giữa người khuyết tật và người không khuyết tật về cơ hội, sự tham gia và thụ hưởng trên các

lĩnh vực chính trị, kinh tế, văn hóa và xã hội, góp phần vào sự phát triển nhanh và bền vững của địa phương. Thực hiện đúng, đủ, kịp thời các chính sách đối với người khuyết tật.

Sáu là, triển khai các chương trình nhằm tăng cường huy động xã hội hóa trợ giúp cho người khuyết tật, trong đó có đào tạo nghề, giải quyết việc làm.

Bảy là, phấn đấu đạt các mục tiêu cụ thể đã đặt ra trong bảo đảm quyền làm việc của người khuyết tật trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh giai đoạn 2016 - 2020, bao gồm: 10.000 người khuyết tật trong độ tuổi lao động còn khả năng lao động được học nghề và tạo việc làm phù hợp; 90% công trình là trụ sở làm việc của cơ quan nhà nước; nhà ga, bến xe, bến tàu; cơ sở khám bệnh, chữa bệnh; cơ sở giáo dục, dạy nghề, công trình văn hóa, thể dục thể thao; nhà chung cư bảo đảm điều kiện tiếp cận đối với người khuyết tật; ít nhất 80% người khuyết tật có nhu cầu tham gia giao thông được sử dụng phương tiện giao thông đảm bảo quy chuẩn kỹ thuật về giao thông tiếp cận hoặc dịch vụ trợ giúp tương đương; 50% người khuyết tật được trợ giúp tiếp cận và sử dụng công nghệ thông tin và truyền thông; 100% người khuyết tật được trợ giúp pháp lý khi có nhu cầu; 80% cán bộ làm công tác trợ giúp người khuyết tật được tập huấn, nâng cao năng lực về quản lý, chăm sóc, hỗ trợ, tổ chức điều hành, phối hợp liên ngành và giám sát, đánh giá trong công tác trợ giúp người khuyết tật; 60% gia đình có người khuyết tật được tập huấn về kỹ năng, phương pháp chăm sóc phục hồi chức năng cho người khuyết tật; 50% người khuyết tật được tập huấn các kỹ năng sống.

Tám là, phấn đấu hoàn thành các nhiệm vụ: Tư vấn học nghề, việc làm theo khả năng của người khuyết tật; xây dựng và nhân rộng, một số mô hình Dự án sinh kế cho người khuyết tật; xây dựng thí điểm mô hình phục hồi chức năng lao động cho người khuyết tật; dạy nghề, tạo việc làm phù hợp cho người khuyết tật theo Chương trình mục tiêu quốc gia về việc làm và dạy nghề.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) bảo đảm quyền làm việc của người khuyết tật từ thực tiễn thành phố hồ chí minh (Trang 60 - 61)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(115 trang)