Trong thời gian gần đây, vấn đề ATTP diễn ra ngày càng phức tạp, nhiều vụ ngộ độc thực phẩm xảy ra liên tiếp, gây ảnh hưởng trực tiếp tới sức khỏe và cuộc sống của mỗi người mà còn gây thiệt hại lớn về kinh tế, là gánh nặng chi phí cho chăm sóc sức khỏe. Từ diễn biến đó thì vai trò của nhà nước hết sức quan trọng, trong đó việc ban hành các văn bản pháp luật lien quan đến công tác đảm bảo ATTP là hết sức cần thiết, đồng thời định hướng và hướng dẫn các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh sản xuất ra thực phẩm sạch đảm bảo ATTP. Ngoài ra, thông qua các văn bản pháp luật, nhà nước cũng phân công rõ nhiệm vụ quản lý của từng Bộ, ngành và chính quyền các cấp quản lý chặt chẽ vấn đề ATTP.
Thông qua việc tổ chức thực thi các văn bản quy phạm pháp luật, các chương trình, kế hoạch có liên quan đến ATTP, nhà nước trực tiếp quản lý vấn đề ATTP và đóng vai trò quan trọng trong việc kiểm tra, giám sát kết quả thực hiện về sản xuất, chế biến cũng như tiêu dùng của tất cả các mặt hàng thực phẩm.
Đội ngũ thanh tra các cấp được giao nhiệm vụ để quản lý vấn đề ATTP, đây được xem là công cụ pháp luật được Nhà nước sử dụng. Các bộ phận này có trách nhiệm riêng biệt để thanh tra, kiểm tra nhằm đảm bảo trật tự sản xuất, kinh doanh theo đúng yêu cầu, tiêu chuẩn kỹ thuật của nhà nước. Ngoài ra, các Bộ, ngành có liên quan có trách nhiệm phối hợp với Bộ
Y tế để cùng quản lý các vấn đề liên quan đến công tác đảm bảo ATTP. Công tác tuyên truyền và truyền thông có vai trò quan trọng đối với việc
đảm bảo ATTP nhằm nâng cao nhận thức của người dân về ATTP. Hằng năm, Nhà nước chỉ đạo tổ chức tháng hành động vì ATTP với các hình thức đa dạng, phù hợp với từng đối tượng, từng vùng miền; nâng cao ý thức của người tiêu dùng thực phẩm, đạo đức kinh doanh và trách nhiệm của người sản xuất, kinh doanh thực phẩm đối với sức khỏe cộng đồng.
Ngoài ra, muốn đáp ứng các mục tiêu kinh tế xã hội trong từng giai đoạn, từng thời kỳ thì vai trò pháp luật trong quản lý ATTP phải được các cơ quan quản lý nhà nước định hướng phát triển, tang cường khả năng kiểm soát chất lượng sản phẩm thực phẩm. Bên cạnh đó, pháp luật về ATTP có vai trò tác động nhiều mặt và quan trọng từ sản xuất kinh doanh, nghiên cứu khoa học, phát triển công nghệ cho đến việc bảo vệ môi trường, an toàn sức khoẻ con người, đảm bảo công bằng và lợi ích quốc gia vì vậy hệ thống quản lý chất lượng thực phẩm ra đời và phát triển phải song song cùng với các hoạt động của đời sống kinh tế và xã hội.
Trong giai đoạn hiện nay, việc phát triển kinh tế cần phải đẩy mạnh xuất khẩu, do vậy muốn xuất khẩu đạt được hiệu quả phải dựa vào tăng cường khả năng cạnh tranh của dịch vụ, sản phẩm, hàng hoá. Như vậy, để đáp ứng các tiêu chuẩn quốc tế về công tác ATTP chúng ta cần phải định hướng. Làm tốt công tác này sẽ giúp hàng hoá của Việt Nam đáp ứng được nhu cầu của thị trường trong nước và quốc tế. Thông qua việc quy định và kiểm soát về vệ sinh, an toàn, môi trường, nhà nước đảm bảo sản phẩm, hàng hóa, nguyên vật liệu…nhập khẩu vào Việt Nam phải bảo đảm vệ sinh, an toàn cho người tiêu dùng, an toàn cho môi trường xã hội. Nhằm phát hiện kịp thời và xử lý những vi phạm thì phải thường xuyên công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát ở các khu vực cửa khẩu, các khu vực buôn bán.
Công tác quản lý của nhà nước về ATTP mà chặt chẽ thì mới tạo niềm tin đối với người tiêu dùng từ đó làm cho người tiêu dùng cảm thấy thật sự
yên tâm khi dùng sản phẩm dịch vụ trên thị trường. Mặt khác, vai trò của nhà nước cần đề ra kế hoạch tổng thể, đáp ứng toàn bộ nền kinh tế, không nên đầu tư dàn trải, nhưng hiệu quả kém, đồng thời xã hội hóa khuyến khích các thành phần kinh tế đầu tư trong lĩnh vực ATTP. Định hướng cho công tác đảm bảo ATTP theo đúng chủ trương chính sách đã đề ra, hạn chế tiêu cực, tạo ra môi trường cạnh tranh lành mạnh trong lĩnh vực ATTP.
Để bảo đảm chất lượng nguồn cung ứng thực phẩm an toàn cho cộng đồng công tác quản lý ATTP cần phải thúc đẩy sản xuất, chế biến, kinh doanh thực phẩm phát triển ở cả thị trường nội địa và xuất khẩu, góp phần phát triển kinh tế quốc gia và quốc tế. Do vậy Nhà nước có vai trò quan trọng trong việc hoạch định chính sách và tạo khung pháp lý nhằm giảm thiểu những rủi ro, những mối nguy cơ đối với an toàn thực phẩm hay đề ra những quy định mà các nhà sản xuất, kinh doanh thực phẩm phải đáp ứng để bảo đảm thực phẩm an toàn từ khâu sản xuất cho đến khi lưu thông. Tại Việt Nam, ngày 26 tháng 7 năm 2003 Ủy ban Thường vụ Quốc hội khóa XI ban hành pháp lệnh Vệ
sinh an toàn thực phẩm, nhằm nâng cao tính hiệu quả và đồng bộ trong công tác quản lý về ATTP, đến năm 2010 Quốc hội thông qua Luật An toàn thực phẩm đồng thời ban hành nhiều văn bản pháp lý khác nhằm tạo lập một hệ thống kiểm soát thực phẩm đồng bộ hơn từ quá trình sản xuất tới lưu thông và phân phối. Nhìn chung, muốn bảo đảm sức khoẻ cho người tiêu dùng và mang lại quyền lợi cho chính mình thì công tác quản lý ATTP không còn là trách nhiệm và nghĩa vụ của các ngành chức năng các cấp, mà cần phải có sự đóng góp và đông thuận của xã hội, đặc biệt là sự tham gia hưởng ứng tích cực từ phía nhà sản xuất kinh doanh và người tiêu dùng [15].