thực hiện pháp luật về ATTP
- Đẩy mạnh đầu tư nâng cấp cơ sở vật chất, phương tiện kỹ thuật, đảm bảo tốt các điều kiện làm việc của cán bộ, công chức làm công tác quản lý
ATTP như: cơ sở hạ tầng về kiểm nghiệm, xét nghiệm, dụng cụ thử test, kiểm tra, công nghệ kiểm nghiệm, giám định thực phẩm… vì đặc điểm của quản lý thực phẩm là mỗi khi cơ quan quản lý nhà nước ra quyết định liên quan đến ATTP đều phải căn cứ vào kết quả kiểm nghiệm và có cơ sở khoa học cụ thể. - Trong điều kiện thành lập Ban quản lý an toàn thực phẩm và Trung tâm kiểm nghiệm ATTP cấp quận huyện cần tiếp tục đầu tư về hạ tầng, trang thiết bị cho các phòng xét nghiệm, nâng cao năng lực các phòng thí nghiệm phân tích; từng bước hiện đại hóa trang thiết bị kiểm nghiệm ATTP nhằm nâng cao chất lượng xét nghiệm đáp ứng yêu cầu ngày càng phức tạp trong vấn đề xét nghiệm, kiểm nghiệm các thành phần có trong thực phẩm hiện nay.
- Cần mở rộng cơ chế xã hội hóa tham gia công tác xét nghiệm, kiểm nghiệm, giám định ATTP; để đầu tư mới các phòng xét nghiệm với trang thiết bị kỹ thuật hiện đại, đáp ứng các yêu cầu về xét nghiệm các chỉ tiêu về hóa lý và vi sinh phức tạp. Phát triển các mô hình đầu tư liên doanh, liên kết, chuyển giao công nghệ với các hãng sản xuất trang thiết bị xét nghiệm có uy tín.
- Cần triển khai và nhân rộng hình thức đặt các thiết bị kiểm nghiệm nhanh tại các cơ sở thương mại kinh doanh thực phẩm lớn, trung tâm hành chính các quận huyện và tại các chợ, chủ yếu tập trung vào việc kiểm tra nhanh các chỉ tiêu về: dư lượng thuốc bảo vệ thực vật, kháng sinh, chất bảo quản… Vì hiện nay việc lấy mẫu kiểm nghiệm chủ yếu thực hiện ở cấp thành phố, các quận, huyện chưa thực hiện lấy mẫu giám sát ATTP tại cơ sở do địa
phương quản lý.
- Tăng nguồn kinh phí đầu tư cho công tác đảm bảo ATTP trên toàn địa bàn thành phố; trong đó chú trọng bố trí nguồn vốn vay ưu đãi cho các cơ sở
sản xuất, kinh doanh chế biến thực phẩm vay vốn để nâng cấp cơ sở sản xuất, kinh doanh chế biến thực phẩm đảm bảo các tiêu chuẩn về đảm bảo ATTP hiện hành.