Nguyên nhân của những hạn chế, bất cập

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) an toàn thực phẩm theo pháp luật việt nam hiện nay từ thực tiễn thành phố đà nẵng (Trang 61 - 64)

Thứ nhất, số lượng cán bộ, công chức phụ trách lĩnh vực ATTP hiện nay không đáp ứng được so với nhu cầu hiện nay, những cán bộ công chức hiện tại thì vẫn còn nhiều yếu kém trong khi đó tình hình vệ sinh an toàn thực phẩm thì ngày càng phức tạp. Việc đào tạo bồi dưỡng cán bộ, công chức hiện nay mặc dù được thực hiện nhiều, tuy nhiên chất lượng đào tạo, bồi dưỡng thì không hiệu quả, chương trình đào tạo, bồi dưỡng không bám sát thực tế, quá nặng về lý thuyết nhưng lại xa rời thực tiễn..

Thứ hai, trong những năm gần đây, Nhà nước ta đã ban hành hàng loạt các văn bản quy định về lĩnh vực ATTP, tuy nhiên nhiều văn bản ban hành lại không cụ thể, không phù hợp với thực tế, nhiều văn bản vừa ban hành đã phải ban hành văn bản khác để sửa đổi bổ sung, điều này đã cho thấy được sự hạn chế của các cơ quan nhà nước trong việc ban hành các văn bản pháp luật, gây nhiều khó khăn trong việc áp dụng văn bản pháp luật.

Thứ ba, một số cơ sở sản xuất, kinh doanh nhỏ lẻ chưa chấp hành nghiêm quy định về ATTP, còn vi phạm về các điều kiện bảo đảm ATTP như

điều kiện về cơ sở vật chất, trang thiết bị sản xuất, kinh doanh chưa đáp ứng theo quy định… Vẫn còn tình trạng các hộ kinh doanh tự phát, trái phép ở vỉa hè, đường phố xung quanh chợ.

Thứ tư, các cơ sở thức ăn đường phố hoạt động thời gian ngoài giờ hành chính, thường xuyên biến động lúc bán, lúc nghỉ, điều kiện tạm bợ, địa điểm kinh doanh chật hẹp, hoàn cảnh kinh tế khó khăn, nhận thức và thực hành về ATTP của người kinh doanh còn hạn chế… Do vậy, công tác quản lý, kiểm tra, xử lý vi phạm đối với loại hình này còn khó khăn.

Thứ năm, công tác xây dựng mô hình chợ đảm bảo đủ điều kiện ATTP còn gặp khó khăn do điều kiện cơ sở hạ tầng ở một số chợ đã được xây dựng trước đây, đến nay đã xuống cấp, cần thời gian và kinh phí để nâng cấp; mặt khác một số địa phương chưa chỉ đạo quyết liệt nên nhìn chung đến nay việc thực hiện các tiêu chí xây dựng chợ đảm bảo ATTP còn chậm.

Thứ sáu, quy định chi ngân sách đối với hạng mục kiểm nghiệm mẫu thực phẩm có giá trị trên 100 triệu đồng phải thực hiện các thủ tục đấu thầu như các hạng mục mua sắm trang thiết bị, xây dựng công trình, dẫn đến cần thời gian 3-4 tháng để làm thủ tục, nên công tác giám sát ô nhiễm thực phẩm chậm tiến độ so với kế hoạch.

Tiểu kết Chương 2

Trong chương 2, thực trạng đảm bảo an toàn thực phẩm trên địa bàn thành phố Đà Nẵng theo pháp luật hiện nay, luận văn đã tập trung phân tích, làm rõ:

Đặc điểm tự nhiên, tình hình kinh tế - xã hội của Thành phố Đà Nẵng đã ảnh hưởng đến thực hiện pháp luật về an toàn thực phẩm.

Phân tích tình hình an toàn thực phẩm, thực trạng quy định pháp luật về an toàn thực phẩm được áp dụng trên địa bàn Thành phố tập trung 02 nội dung chính: thứ nhất, công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về ATTP; công tác kiểm tra, thanh tra và xử lý vi phạm về ATTP; công tác cấp giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện ATTP và việc quản lý ATTP tại các chợ; thứ hai đó là tình hình xây dựng và ban hành các văn bản lãnh đạo, chỉ đạo triển khai thực hiện pháp luật về ATTP; hệ thống các cơ quan thực hiện pháp luật đảm bảo ATTP tại thành phố Đà Nẵng.

Từ việc phân tích tình hình an toàn thực phẩm, thực trạng quy định pháp luật về ATTP được áp dụng trên địa bàn Thành phố, luận văn đã đánh giá những thành tựu đạt được, hạn chế bất cập và nguyên nhân hạn chế thực hiện pháp luật về ATTP, trong đó tập trung phân tích, làm rõ 06 nhóm hạn chế chính, tìm ra nguyên nhân của những hạn chế trên.

Việc phân tích đánh giá thực trạng pháp luật và thực hiện pháp luật về ATTP trên địa bàn Thành phố Đà Nẵng là cơ sở cho việc xây dựng giải pháp hoàn thiện pháp luật và nâng cao hiệu quả đảm bảo ATTP từ thực tiễn Thành phố Đà Nẵng ở chương 3.

CHƯƠNG 3

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) an toàn thực phẩm theo pháp luật việt nam hiện nay từ thực tiễn thành phố đà nẵng (Trang 61 - 64)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(75 trang)