Các yếu tố tác động đến việc thực hiện pháp luật an toàn thực phẩm

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) an toàn thực phẩm theo pháp luật việt nam hiện nay từ thực tiễn thành phố đà nẵng (Trang 37)

năng, nhiệm vụ của đơn vị chưa thống nhất giữa các tỉnh, thành phố. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã cấp 780 thẻ công chức thanh tra chuyên ngành cho công chức được giao thực hiện nhiệm vụ thanh tra chuyên ngành theo Nghị định số 07/2012/NĐ-CP ngày 09/02/2012 và Thông tư số 34/2013/TT-BNNPTNT ngày 24/6/2013.

Tại cấp huyện và cấp xã các địa phương:

Tại cấp huyện, công tác quản lý về an toàn thực phẩm giao cho phòng kinh tế hoặc phòng kinh tế - nông nghiệp, phòng y tế hoặc trung tâm y tế huyện đảm nhận. Đối với những quận hoặc thành phố thuộc cấp tỉnh, do không có Phòng Nông nghiệp, công tác quản lý về an toàn thực phẩm được giao cho Phòng Y tế hoặc Trung tâm Y tế thực hiện.

Tại cấp xã có 01 cán bộ y tế kiêm nhiệm nhiệm vụ giúp UBND về an toàn thực phẩm. UBND xã, phường có Ban Chỉ đạo vệ sinh ATTP do Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã trực tiếp làm Trưởng Ban Chỉ đạo liên ngành về an toàn thực phẩm cấp xã; Phó Ban là Trưởng Trạm y tế cấp xã; các thành viên khác gồm cán bộ Công an, tư pháp, văn hóa xã hội, tài chính, an ninh trật tự... Tuy nhiên, việc quản lý về vệ sinh ATTP ở cấp xã, phường lại gặp nhiều khó khăn. Nguyên nhân là cán bộ làm công tác này đều kiêm nhiệm trong khi hoạt động mua, bán thực phẩm phần lớn diễn ra cuối buổi chiều, buổi tối và ban đêm nên rất khó để tổ chức đoàn đi kiểm tra.

1.3 Các yếu tố tác động đến việc thực hiện pháp luật an toàn thựcphẩm phẩm

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) an toàn thực phẩm theo pháp luật việt nam hiện nay từ thực tiễn thành phố đà nẵng (Trang 37)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(75 trang)