Theo quy định tại Điều 4 Luật Doanh nghiệp 2014 thì người quản lý doanh nghiệp có thể bao gồm: chủ doanh nghiệp tư nhân, thành viên hợp danh, Chủ tịch Hội đồng thành viên, thành viên Hội đồng thành viên, Chủ tịch công ty, Chủ tịch Hội đồng quản trị, thành viên Hội đồng quản trị, Giám đốc hoặc Tổng giám đốc và cá nhân giữ chức danh quản lý khác có thẩm quyền nhân danh công ty ký kết giao dịch của công ty theo quy định tại Điều lệ công ty.
Như vậy, theo quy định nêu trên, ngoài những người như chủ doanh nghiệp tư nhân, thành viên hợp danh, Chủ tịch Hội đồng thành viên, thành viên Hội đồng thành viên, Chủ tịch công ty, Chủ tịch Hội đồng quản trị, thành viên Hội đồng quản trị, Giám đốc hoặc Tổng giám đốc vẫn còn những người khác được xác định là người quản lý doanh nghiệp nếu như điều lệ doanh nghiệp ghi nhận. Còn chức vụ Giám đốc chi nhánh; mặc dù Luật Doanh nghiệp không ghi nhận Giám đốc chi nhánh đương nhiên là người quản lý trong doanh nghiệp, nhưng xuất phát từ vai trò vị trí của Giám đốc chi nhánh – là người đứng đầu của chi nhánh. Chi nhánh doanh nghiệp là đơn vị trực thuộc doanh nghiệp; Chi nhánh của doanh nghiệp là đơn vị góp phần tạo ra doanh thu, lợi nhuận cho doanh nghiệp, góp phần tạo nên thương hiệu và uy tín của doanh nghiệp; Chi nhánh doanh nghiệp có vai trò trực tiếp trong việc triển khai các chiến lược kinh doanh của doanh nghiệp, do vậy Giám đốc chi nhánh với tư cách là người đứng đầu chi nhánh cần được xác định là người quản lý
của doanh nghiệp và ghi nhận trong điều lệ của công ty.
Người quản lý doanh nghiệp và giám đốc chi nhánh (sau đây gọi chung là người quản lý) được xác định là những người giữ vai trò, vị trí vô cùng quan trọng trong doanh nghiệp. Một doanh nghiệp hoạt động tốt hay không, lời hay lỗ, hiệu quả hay kém hiệu quả phụ thuộc nhiều vào năng lực, trình độ chuyên môn của đội ngũ cán bộ quản lý. Cán bộ quản lý là những người tham gia trực tiếp vào quá trình hoạch định chiến lược kinh doanh của doanh nghiệp, trực tiếp chỉ đạo điều hành các hoạt động sản xuất, kinh doanh cũng như mua bán sản phẩm hàng hóa, dịch vụ. Đội ngũ cán bộ quản lý tốt, doanh nghiệp kinh doanh có hiệu quả, có lợi nhuận, doanh nghiệp phát triển. Đội ngũ cán bộ quản lý yếu kém, doanh nghiệp trì trệ làm ăn thua lỗ và có thể dẫn đến phá sản.
Đối với doanh nghiệp kinh doanh DVTHN cũng vậy. Vai trò đội ngũ cán bộ quản lý cũng chiếm vị trí quan trọng và có ý nghĩa quyết định đến sự thịnh – suy của doanh nghiệp. Bên cạnh đó, DVTHN vốn được xem là ngành nghề kinh doanh nhạy cảm và có khả năng tác động tiêu cực đến tình hình an ninh, chính trị xã hội. Do vậy, bên cạnh những đòi hỏi về năng lực phẩm chất của người quản lý, pháp luật còn yêu cầu những điều kiện, tiêu chuẩn cụ thể khác.
*Điều kiện người quản lý doanh nghiệp có đầy đủ NLHVDS:
Trong đời sống cộng đồng, cá nhân luôn luôn tham gia vào những quan hệ xã hội phục vụ những nhu cầu và lợi ích của bản thân. Khi tham gia vào các quan hệ xã hội, cá nhân chính là chủ thể của quan hệ xã hội đó. Trong những quan hệ xã hội mà cá nhân tham gia với vai trò là chủ thể, có vô số quan hệ là đối tượng điều chỉnh của pháp luật dân sự hay còn gọi là quan hệ pháp luật dân sự. Khi tham gia quan hệ pháp luật dân sự, cá nhân là chủ thể của quan hệ pháp luật dân sự đó. Tuy nhiên, không phải mọi cá nhân đương nhiên trở thành chủ thể của quan hệ pháp luật dân sự. Trái lại, muốn trở thành chủ thể trong quan hệ pháp luật dân sự, cá nhân cần đáp ứng những tiêu chuẩn, điều kiện theo quy định của BLDS. Theo quy định của BLDS, cá nhân trở thành chủ thể của quan hệ pháp luật dân sự cần phải có năng lực pháp luật và NLHVDS.
cá nhân có quyền dân sự và nghĩa vụ dân sự” và “Mọi cá nhân đều có năng lực pháp luật dân sự như nhau”... Năng lực pháp luật dân sự của cá nhân có từ khi người đó sinh ra và chấm dứt khi người đó chết thì NLHVDS của cá nhân được pháp luật quy định là “khả năng của cá nhân bằng hành vi của mình xác lập, thực hiện quyền, nghĩa vụ dân sự” (Điều 19 BLDS).
Tuy nhiên, trong điều kiện thứ nhất về người quản lý doanh nghiệp kinh doanh DVTHN, tại khoản 1 Điều 14 Nghị định 104/2017-NĐ-CP có xác định, người tham gia quản lý đối với doanh nghiệp kinh doanh loại ngành nghề này không chỉ có NLHVDS mà phải có NLHVDS đầy đủ.
Vậy NLHVDS đầy đủ ở đây được hiểu như thế nào?
NLHVDS của cá nhân là khả năng của cá nhân bằng hành vi của mình xác lập, thực hiện quyền, nghĩa vụ dân sự. Hay nói rõ hơn là khả năng cá nhân biểu lộ ý chí, mong muốn; khả năng nhận thức và điều chỉnh việc mình làm thông qua hoạt động sống hàng ngày (gọi tắt là khả năng nhận thức và điều chỉnh hành vi). Khả năng nhận thức, điều chỉnh hành vi của mỗi cá nhân không giống nhau và không phải có ngay từ khi cá nhân sinh ra. Cùng với quá trình trưởng thành lớn lên về sinh học, khả năng nhận thức và điều chỉnh hành vi của cá nhân cũng dần được hình thành và hoàn thiện. Và chính vì vậy, dựa trên các yếu tố khoa học, các nhà lập pháp phân chia khả năng nhận thức, điều chỉnh hành vi (mức độ năng lực hành vi) theo từng độ tuổi của cá nhân. Cụ thể:
-Thứ nhất, độ tuổi không có NLHVDS: BLDS 2015 xác định người dưới sáu tuổi là người không có NLHVDS do vậy mọi giao dịch dân sự của người dưới sáu tuổi không thể do tự mình xác lập, thực hiện mà phải thông qua người đại diện theo pháp luật của người đó xác lập, thực hiện.
- Thứ hai, độ tuổi không có NLHVDS đầy đủ (hay còn gọi là có NLHVDS một phần - người từ 6 đến dưới 18 tuổi): căn cứ theo quy định của BLDS 2015 về NLHVDS thì có thể hiểu người không có đầy đủ NLHVDS sẽ là người không thể tự mình thực hiện đầy đủ các giao dịch dân sự, bởi họ chưa có khả năng nhận thức đầy đủ về quyền và nghĩa vụ của bản thân trong tất cả các giao dịch dân sự mà họ cần tham gia. Xuất phát từ sự nhược điểm về thể chất và tinh thần, do độ tuổi còn nhỏ,
nhận thức còn hạn chế nên họ chỉ có thể tự mình tham gia xác lập và thực hiện quyền và nghĩa vụ của mình trong những giao dịch dân sự đơn giản, nhỏ bé và gắn với nhu cầu, đời sống sinh hoạt hàng ngày của bản thân. Chính vì vậy mà BLDS 2015 đã quy định người từ đủ sáu tuổi đến chưa đủ mười lăm tuổi được tự mình thực hiện các giao dịch dân sự phục vụ nhu cầu sinh hoạt hàng ngày phù hợp với lứa tuổi. Khi xác lập, thực hiện giao dịch dân sự khác phải được người đại diện theo pháp luật đồng ý. Còn người từ đủ mười lăm tuổi đến chưa đủ mười tám tuổi được độc lập tự mình xác lập, thực hiện giao dịch dân sự. Các giao dịch dân sự liên quan đến bất động sản, động sản phải đăng ký và giao dịch dân sự khác mà pháp luật có quy định thì phải được người đại diện theo pháp luật đồng ý.
Như vậy, người có NLHVDS một phần là người có thể tự mình xác lập, thực hiện quyền và nghĩa vụ của mình trong một giới hạn nhất định, ngoài giới hạn đó thì các giao dịch dân sự khác phải có sự đồng ý của người đại diện mới được thực hiện và có giá trị pháp lý.
- Thứ ba, độ tuổi có NLHVDS đầy đủ: Điều 20 BLDS 2015 đã xác định người từ đủ mười tám tuổi trở lên là người có NLHVDS đầy đủ. Đây là một quy định cần thiết, phù hợp. Với điều kiện kinh tế, xã hội ở nước ta, với đặc điểm thể trạng, tâm, sinh lý của người Việt thì người từ đủ mười tám tuổi trở lên là người có khả năng nhận thức, khả năng điều chỉnh được hành vi của bản thân nên có thể độc lập, tự mình tham gia các giao dịch dân sự và tự mình chịu trách nhiệm về những hành vi do mình thực hiện.
Tuy nhiên, bên cạnh việc xác định tình trạng không có NLHVDS, có NLHVDS một phần, có NLHVDS đầy đủ dựa vào độ tuổi; pháp luật cũng dự liệu những trường hợp bị hạn chế, bị khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi, bị mất NLHVDS (Điều 22, Điều 23 và Điều 24 BLDS 2015) mà việc mất và hạn chế này không phải do độ tuổi của họ quy định. Người bị mất NLHVDS thì mọi giao dịch của họ đều phải thông qua người đại diện; người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi thì Tòa án chỉ định người giám hộ, xác định quyền, nghĩa vụ của người giám hộ; Người bị hạn chế NLHVDS thì có thể tự mình thực hiện một số các giao dịch gắn với nhu cầu sinh hoạt của bản thân. Các giao dịch khác phải có sự đồng ý
của người đại diện.
Từ những phân tích trên, đối chiếu với quy định tại khoản 1 Điều 14 Nghị định 104/2007/NĐ-CP về kinh doanh dịch vụ đòi nợ - quy định về điều kiện tiêu chuẩn của người quản lý doanh nghiệp phải có NLHVDS đầy đủ cho thấy: cá nhân muốn trở thành người quản lý của doanh nghiệp kinh doanh DVTHN thì cá nhân đó phải từ đủ mười tám tuổi trở lên và không thuộc trường hợp bị mất NLHVDS, không thuộc trường hợp có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi và cũng không thuộc trường hợp bị hạn chế NLHVDS được quy định tại các Điều 22, Điều 23 và Điều 24 BLDS 2015.
* Điều kiện người quản lý doanh nghiệp có trình độ học vấn từ đại học trở lên thuộc một trong các ngành: kinh tế, quản lý, pháp luật, an ninh.
Nhắc đến tiêu chuẩn về trình độ học vấn nghĩa là nhắc đến yêu cầu về khả năng nhận thức, hiểu biết, vốn kiến thức về cuộc sống, xã hội, kiến thức cơ bản về chính trị, văn hóa, pháp luật và công nghệ thông tin ... Yêu cầu về trình độ học vấn càng cao thì đồng nghĩa đòi hỏi cá nhân càng phải có vốn kiến thức, hiểu biết càng sâu rộng. Căn cứ khung trình độ quốc gia được Thủ tướng Chính phủ nước Cộng hòa XHCN Việt Nam ký ban hành tại Quyết định số 1982/QĐ-TTg ngày 18/10/2016 thì ở nước ta khung trình độ được phân thành 8 bậc từ thấp đến cao, từ sơ cấp đến tiến sĩ. Ở mỗi bậc trình độ khác nhau là sự đòi hỏi mức độ tiêu chuẩn, năng lực trình độ, nhận thức, kỹ năng ... tương ứng.
Nghiên cứu về tiêu chuẩn trình độ học vấn của người quản lý trong doanh nghiệp kinh doanh DVTHN, tại khoản 2 Điều 14 Nghị định 104/2007/NĐ-CP về kinh doanh dịch vụ đòi nợ quy định người cán bộ quản lý phải “Có trình độ học vấn từđại học trở lên thuộc một trong các ngành: kinh tế, quản lý, pháp luật, an ninh”.
Như vậy, trong tiêu chuẩn về trình độ, Nghị định 104/2007/NĐ-CP đã đặt ra 02 vấn đề mà người quản lý tại doanh nghiệp kinh doanh DVTHN phải đạt được đó là:
Thứ nhất: Về bậc trình độ, phải từ bậc đại học trở lên;
Thứ hai: Về chuyên ngành đào tạo, phải thuộc một trong bốn chuyên ngành kinh tế, quản lý, pháp luật và an ninh.
bậc 6/8 bậc thuộc khung trình độ quốc gia (đây là bậc trình độ cao trong 8 bậc). Và ởbậc 6, thì người tốt nghiệp bậc trình độ này phải có “kiến thức thực tế vững chắc, kiến thức lý thuyết toàn diện, chuyên sâu về một ngành đào tạo, kiến thức cơ bản về khoa học xã hội, chính trị và pháp luật; có kỹ năng nhận thức liên quan đến phản biện, phân tích, tổng hợp; kỹ năng thực hành nghề nghiệp, kỹ năng giao tiếp ứng xử cần thiết để thực hiện các nhiệm vụ phức tạp; làm việc độc lập hoặc theo nhóm trong điều kiện làm việc thay đổi, chịu trách nhiệm cá nhân, trách nhiệm với nhóm trong việc hướng dẫn, truyền bá, phổ biến kiến thức, thuộc ngành đào tạo, giám sát người khác thực hiện nhiệm vụ”.
Vậy tại sao Nhà nước lại phải đặt ra những tiêu chuẩn, điều kiện, những yêu cầu đòi hỏi rất cao về người quản lý trong doanh nghiệp kinh doanh DVTHN? Trong khi đó đối với các doanh nghiệp kinh doanh nhiều nghành nghề thông thường khác, Nhà nước không đặt ra bất kỳ yêu cầu nào về trình độ học vấn. Thậm chí, trên thực tế có nhiều người giữ chức vụ quản lý cao trong doanh nghiệp nhưng có trình độ học vấn rất thấp.
Như đã nói, kinh doanh DVTHN vốn được coi là ngành kinh doanh nhạy cảm. Mặc dù đây là lĩnh vực kinh doanh dịch vụ, nhưng lại trực tiếp liên quan đến tiền, đến vốn - một yếu tố tác động trực tiếp đến sự tồn, vong của doanh nghiệp, sự ổn định của thị trường và có nguy cơ dễ lợi dụng để hoạt động tín dụng đen, hoạt động phi pháp khác.
Bên cạnh những yêu cầu về bậc trình độ, Nhà nước còn yêu cầu về lĩnh vực chuyên môn của người tham gia quản lý doanh nghiệp kinh doanh DVTHN phải gắn với một trong bốn lĩnh vực ngành nghề: kinh tế, quản lý, luật và an ninh. Đây là những lĩnh vực chuyên môn có mối liên hệ mật thiết với ngành nghề kinh doanh. Nếu có kiến thức trong những lĩnh vực này sẽ giúp cho người quản lý thực hiện vai trò của mình một cách tốt hơn, có hiệu quả hơn và hạn chế khả năng gây ra rủi ro cho doanh nghiệp và xã hội.
* Điều kiện người quản lý doanh nghiệp không có tiền án
Tiền án là một thuật ngữ pháp lý được sử dụng phổ biến và thường xuyên trong hoạt động khởi tố, điều tra, truy tố xét xử và thi hành án hình sự.
Vậy tiền án là gì, người như thế nào được coi là có tiền án?
Cho đến nay, xét trên phương diện chính thống thì chưa có bất kỳ văn bản pháp luật nào đưa ra định nghĩa về “tiền án” - hay nói cách khác là chưa có văn bản pháp luật nào giải thích khái niệm “tiền án” được hiểu như thế nào. Tuy nhiên, trên phương diện nghiên cứu, trong cuốn Từ điển luật học của Viện khoa học pháp lý, Bộ Tư pháp do Nhà xuất bản Tư pháp, Nhà xuất bản từ điển bách khoa phát hành có định nghĩa “tiền án” được hiểu là “đặc điểm nhân thân chỉ người đã bị kết án và áp dụng hình phạt mà chưa được xóa án tích”. Đây cũng là cách hiểu phù hợp với điểm b khoản 2 Mục II của Nghị quyết 01/1990/NQ-HĐTP của Hội đồng thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao ngày 18/10/1990. Nghị quyết số 01 có quy định “Người đã được xóa án thì không coi là có tiền án”. Và nếu hiểu “tiền án” là khái niệm dùng để chỉ người đã bị kết án và áp dụng hình phạt mà chưa được xóa án tích thì có thể suy ra người chưa có tiền án sẽ là người “Chưa vi phạm pháp luật hình sự đến mức bị kết án” và “Người đã bị kết án nhưng được xóa án tích”.
Người chưa vi phạm pháp luật hình sự đến mức bị kết án phải được hiểu là người có năng lực chủ thể nhưng chưa thực hiện hành vi vi phạm pháp luật hình sự hoặc đã thực hiện nhưng chưa đến mức bị kết án. Việc vi phạm pháp luật hình sự nhưng chưa bị kết án có thể do tính chất mức độ nguy hiểm của hành vi là không đáng kể, chưa đến mức bị coi là tội phạm hoặc người đó thực hiện hành vi trong trường hợp được loại trừ trách nhiệm hình sự …vv.