Những hạn chế, bất cập và nguyên nhân

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) điều kiện kinh doanh dịch vụ thu hồi nợ theo pháp luật việt nam hiện nay (Trang 59 - 63)

3.1.2.1. Hạn chế, bất cập

a. Hạn chế, bất cập trong quy định điều kiện về người quản lý

Người quản lý và giám đốc chi nhánh gọi chung là người quản lý doanh nghiệp là người có vai trò, có tầm quan trọng đối với sự tồn tại, phát triển và nâng tầm thương hiệu cho doanh nghiệp. Bên cạnh đó, trong các doanh nghiệp kinh

doanh DVTHN, ngành nghề kinh doanh vốn được coi là đặc thù, có tính nhạy cảm cao, có khả năng tác động tiêu cực đến môi trường kinh doanh, tác động tiêu cực đến trật tự trị an, xâm hại trực tiếp đến quyền và lợi ích hợp pháp của các bên tham gia quan hệ kinh doanh DVTHN. Chính vì vậy, pháp luật hiện hành đã đưa ra nhiều điều kiện, tiêu chuẩn đối với cá nhân, đòi hỏi cá nhân phải đáp ứng nếu muốn trở thành người quản lý của các doanh nghiệp kinh doanh DVTHN.

Các tiêu chuẩn, điều kiện đối với người quản lý doanh nghiệp như quy định tại Điều 14 Nghị định 104/2007/NĐ-CP về kinh doanh dịch vụ đòi nợ, bao gồm: có đầy đủ NLHVDS, chưa có tiền án, có trình độ học vấn từ đại học trở lên và trong ba năm liền kề không tham gia quản lý doanh nghiệp kinh doanh DVTHN đã bị thu hồi giấy phép đăng ký kinh doanh.

Trong các điều kiện, tiêu chuẩn trên, có nhiều tiêu chuẩn phù hợp, cần thiết duy trì đối với doanh nghiệp kinh doanh DVTHN như quy định về NLHVDS của người quản lý, quy định về đặc điểm nhân thân tốt, quy định về trình độ học vấn cao cho người quản lý. Vì những điều kiện tiêu chuẩn đó vừa góp phần nâng cao địa vị cho doanh nghiệp đồng thời góp phần bảo đảm những yếu tố có lợi cho công tác an ninh, trật tự, an toàn công cộng khi doanh nghiệp đó đi vào hoạt động. Bên cạnh những điều kiện, tiêu chuẩn được cho là phù hợp, có tác động tích cực đến hoạt động của doanh nghiệp nói riêng, và cho toàn xã hội nói chung thì có những điều kiện, tiêu chuẩn được cho là chưa thật phù hợp. Các tiêu chuẩn được cho là chưa thật phù hợp bao gồm như: tiêu chuẩn trình độ học vấn từ đại học trở lên thuộc một trong những lĩnh vực chuyên ngành là kinh tế, quản lý, pháp luật, an ninh; tiêu chuẩn về người quản lý doanh nghiệp kinh doanh DVTHN không thuộc trường hợp trong 03 năm liền kề đã từng quản lý doanh nghiệp kinh doanh DVTHN nay đã bị thu hồi GCNĐKKD. Các điều kiện, tiêu chuẩn không phù hợp này sẽ là rào cản đối với sự phát triển lành mạnh của doanh nghiệp.

* Đối với quy định điều kiện về người quản lý phải có trình độ học vấn từ bậc đại học trở lên thuộc một trong bốn lĩnh vực ngành nghề: kinh tế, quản lý, pháp luật, an ninh (khoản 2 Điều 14 Nghị định 104).

nhận một cách tổng quát thì thấy rằng đây là một quy định chặt chẽ. Như đã phân tích, việc quy định điều kiện tiêu chuẩn cho người quản lý trong các doanh nghiệp kinh doanh DVTHN là phù hợp và cần thiết. Song việc Nhà nước quy định giới hạn lĩnh vực chuyên môn mà cá nhân muốn tham gia quản lý các doanh nghiệp này phải đáp ứng lại là không cần thiết, không phù hợp. Sự không phù hợp trong quy định này biểu hiện trên hai phương diện: Thứ nhất, Nhà nước đã can thiệp quá sâu, quá chi tiết, cụ thể vào việc nội bộ của doanh nghiệp. Trong hoạt động quản lý, quản trị của doanh nghiệp, những cá nhân có trình độ học vấn cao về các lĩnh vực chuyên môn như kinh tế, quản lý, pháp luật và an ninh có thể giúp doanh nghiệp đó đảm bảo hơn các vấn đề về quản trị doanh nghiệp, về an ninh, trật tự. Nhưng bên cạnh đó, các lĩnh vực chuyên môn về quản trị marketting, về kế toán, kiểm toán ... cũng rất cần thiết và có giá trị đối với việc phát triển và xây dựng thương hiệu cho doanh nghiệp. Nếu pháp luật hạn chế và ràng buộc chỉ có những người đáp ứng điều kiện, tiêu chuẩn về chuyên môn thuộc 04 lĩnh vực trên, thử hỏi những vị trí quản lý còn lại như vừa đề cập trên doanh nghiệp sẽ bố trí ai để đảm nhiệm; Thứ hai, việc quy định ràng buộc chỉ những cá nhân đáp ứng tiêu chuẩn về chuyên môn trong 04 lĩnh vực trên mới trở thành người quản lý trong doanh nghiệp kinh doanh DVTHN đã vô tình tạo ra rào cản trong hoạt động kinh doanh. Hay nói rõ hơn, quy định về 04 lĩnh vực chuyên môn mà cá nhân muốn tham gia quản lý doanh nghiệp cần phải đáp ứng đã vi phạm quyền tự do kinh doanh của cá nhân. Trong khi đó quyền tự do kinh doanh của cá nhân là quyền hiến định.

Từ những phân tích trên đã chỉ ra những hạn chế, bất cập trong quy định của Nghị định 104/2007/NĐ-CP khi xác định điều kiện cá nhân trở thành người quản lý doanh nghiệp kinh doanh DVTHN.

* Đối với quy định điều kiện trong ba năm trước liền kề, không giữ chức danh quản lý doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ đòi nợ đã bị thu hồi GCNĐKKD dịch vụ đòi nợ (khoản 4 Điều 14)

Trong các điều kiện, tiêu chuẩn để cá nhân có thể trở thành người quản lý trong doanh nghiệp kinh doanh DVTHN, có đến 3 điều kiện tiêu chuẩn quy định về đặc điểm nhân thân của cá nhân, như: có NLHVDS đầy đủ, chưa có tiền án và điều

kiện “trong ba năm trước liền kề, không giữ chức danh quản lý doanh nghiệp kinh doanhdịch vụ đòi nợ đã bị thu hồi GCNĐKKD dịch vụ đòi nợ”.

Các điều kiện về đặc điểm về nhân thân là những quy định ràng buộc hướng tới một người quản lý doanh nghiệp có nhân thân tốt. Và một người quản lý doanh nghiệp tốt mới có thể đảm bảo cho việc quản lý điều hành một doanh nghiệp kinh doanh ngành nghề dịch vụ có tính nhảy cảm cao như DVTHN được tuân theo pháp luật, đảm bảo an ninh trật tự, an toàn xã hội tốt hơn.

Quy định về điều kiện, tiêu chuẩn nhân thân tốt cũng là một quy định phù hợp và hết sức cần thiết, nhất là điều kiện tiêu chuẩn đó được đặt ra với người quản lý kinh doanh DVTHN. Một ngành nghề, lĩnh vực kinh doanh rất cần sự quản lý, kiểm soát chặt chẽ từ Nhà nước nhằm hạn chế rủi ro, hạn chế tác động tiêu cực từ hoạt động này đến đời sống chính trị, an ninh, trật tự, an toàn xã hội. Nhất là trong bối cảnh hiện nay, có rất nhiều tổ chức cá nhân lợi dụng kinh doanh DVTHN để thực hiện các hoạt động tội phạm. Điển hình như vụ Bùi Văn Hổ và đồng bọn tổ chức bắt giữ, đe dọa, đánh đập anh Lê Văn Tâm với mục đích buộc anh Lê Văn Tâm phải trả số tiền vay 238 triệu đồng [6]; hoặc vụ Vũ Quang Hùng (35 tuổi, trú tại phường Liễu Giai, quận Ba Đình, Hà Nội) và nhóm đệ tử ráo riết truy sát để đòi nợ, rồi gây ra vụ giết người gây xôn xao dư luận vào những ngày tháng 8/2016... [11]

Tuy nhiên, trong các quy định điều kiện, tiêu chuẩn về nhân thân, nhất là quy định tại khoản 4 Điều 14 Nghị định 104/2007/NĐ-CP đã bộc lộ những hạn chế, bất cập khi xác định giới hạn chủ thể không được tham gia quản lý doanh nghiệp kinh doanh DVTHN nếu: trong ba năm trước liền kề, cá nhân đó đã từng giữ chức danh quản lý tại một doanh nghiệp kinh doanh DVTHN đã bị thu hồi GCNĐKKD”.

Quy định này vô tình chỉ đặt ra giới hạn, đặt ra vùng cấm đối với cá nhân đã từng làm quản lý tại các doanh nghiệp kinh doanh DVTHN bị thu hồi GCNĐKKD. Vậy còn những cá nhân đã từng giữ chức vụ quản lý tại các doanh nghiệp đầu tư sản xuất, kinh doanh vào những lĩnh vực khác (không phải là lĩnh vực kinh doanh DVTHN) và doanh nghiệp đó cũng đã bị thu hồi GCNĐKKD thì sao? Đối tượng này có được quyền tiếp tục tham gia quản lý các doanh nghiệp có chức năng kinh

doanh DVTHN hay không?

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) điều kiện kinh doanh dịch vụ thu hồi nợ theo pháp luật việt nam hiện nay (Trang 59 - 63)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(88 trang)