Tính pháp lý của khoản nợ cần thu hồ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) điều kiện kinh doanh dịch vụ thu hồi nợ theo pháp luật việt nam hiện nay (Trang 51 - 53)

Trong nền kinh tế thị trường, sự gia tăng các ngành nghề kinh doanh, nhất là ngành dịch vụ là tín hiệu tốt cho thấy xã hội phát triển. Trong số nhiều ngành nghề dịch vụ mới hình thành thì ngành nghề DVTHN cũng được ra đời và ngày càng phát triển, thu hút sự quan tâm của giới đầu tư kinh doanh và toàn xã hội. DVTHN ra đời là một tất yếu, đáp ứng nhu cầu thiết thực giúp cho tổ chức cá nhân có thêm sự lựa chọn giải pháp thu hồi vốn đầu tư nhanh hơn, hiệu quả hơn. Tuy nhiên, đây là một lĩnh vực kinh doanh rất nhạy cảm, có nguy cơ gây mất an ninh, trật tự. Tình trạng lợi dụng hoạt động nghề nghiệp, xâm hại đến tính mạng, danh dự, tài sản của cá

nhân, lợi dụng hoạt động nghề nghiệp để hoạt động phi pháp nhất là hoạt động tín dụng đen - hoạt động cho vay nặng lãi. Chính vì vậy, bên cạnh những điều kiện tiêu chuẩn về vốn, về người quản lý doanh nghiệp ... pháp luật cũng xác định rõ giới hạn và tiêu chuẩn cụ thể về khoản nợ là đối tượng của dịch vụ thu hồi. Có nghĩa là, pháp luật quy định rõ khoản nợ nào mới là đối tượng để các doanh nghiệp kinh doanh DVTHN được thực hiện dịch vụ thu hồi.

Tại khoản 2 Điều 1 của Nghị định 104/2007/NĐ-CP về kinh doanh dịch vụ đòi nợ quy định “Hoạt động kinh doanh dịch vụ đòi nợ... chỉ được thực hiện đối với những khoản nợ có đầy đủ các yếu tố: (a) Có đủ căn cứ là khoản nợ hợp pháp; (b) Đã quá hạn thanh toán.

Tuy Nghị định 104/2007/NĐ-CP không quy định cụ thể khoản nợ như thế nào được xác định là khoản nợ hợp pháp; song khoản nợ hợp pháp có thể hiểu là những khoản nợ mà pháp luật thừa nhận. Nội hàm của khoản nợ hợp pháp có thể được xác định trên những khía cạnh sau:

-Nguồn gốc hình thành nên khoản nợ là hợp pháp: Theo quy định của BLDS thì có rất nhiều giao dịch có thể làm phát sinh nghĩa vụ tài sản giữa các bên như quan hệ mua bán, quan hệ vay mượn, quan hệ trao đổi, quan hệ thuê mướn ...vv. Mọi giao dịch giữa các bên tuân thủ quy định của pháp luật hình thành nghĩa vụ trả tài sản đều được xác định là khoản nợ có nguồn gốc hợp pháp.

-Nội dung giao dịch làm phát sinh khoản nợ là hợp pháp: Nếu nguồn gốc hình thành nên khoản nợ được xác định khoản nợ đó được tạo ra từ giao dịch nào thì nội dung giao dịch làm phát sinh khoản nợ sẽ xác định nghĩa vụ trả tiền, tài sản giữa các bên có được thực hiện theo quy định của pháp luật không (như giao dịch đó có thuộc trường hợp được giao dịch hay bị cấm, bị hạn chế giao dịch ... các bên tham gia giao dịch có tự nguyện không, có bị đe dọa, lừa dối không)?

Đây là hai nội dung quan trọng để đánh giá một khoản nợ hợp pháp. Và nếu một khoản nợ nào tồn tại trên thực tế mà không đáp ứng được cả hai nội dung cơ bản trên thì khoản nợ đó không được coi là khoản nợ hợp pháp và doanh nghiệp kinh doanh DVTHN không được thực hiện dịch vụ thu hồi.

Để xác định cơ sở pháp lý cho khoản nợ mà doanh nghiệp kinh doanh DVTHN được phép thực hiện thì cùng với yêu cầu về tính hợp pháp, Nghị định

104/2007/NĐ-CP về kinh doanh dịch vụ đòi nợ còn yêu cầu khoản nợ đó phải đến hạn thanh toán. Nợ đến hạn thanh toán ở đây được hiểu là phần nghĩa vụ một bên phải trả tiền, tài sản cho bên kia vào thời điểm mà hai bên thỏa thuận hoặc thời điểm mà pháp luật quy định. Có nghĩa là, có hai loại thời điểm để xác định khoản nợ đã đến hạn thanh toán. Một loại thời điểm đến hạn khi các bên thỏa thuận, một loại thời hạn mà các bên không thỏa thuận nhưng pháp luật có quy định.

Bên cạnh việc quy định điều kiện tiêu chuẩn về tính pháp lý đối với khoản nợ cần thu hồi, Nghị định 104/2007/NĐ-CP về kinh doanh dịch vụ đòi nợ cũng xác định những khoản nợ không thuộc phạm vi điều chỉnh của Nghị định như: các khoản nợ đã có bản án, quyết định của tòa án có hiệu lực thi hành; các khoản nợ mà có một bên hoặc chủ nợ hoặc khách nợ là tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, cơ quan nhà nước, đơn vị vũ trang nhân dân hoặc các khoản nợ giữa Việt Nam với các tổ chức quốc tế hoặc quốc gia khác (Khoản 3 Điều 1).

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) điều kiện kinh doanh dịch vụ thu hồi nợ theo pháp luật việt nam hiện nay (Trang 51 - 53)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(88 trang)