Giấy chứng nhận đăng ký kinhdoanh

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) điều kiện kinh doanh dịch vụ thu hồi nợ theo pháp luật việt nam hiện nay (Trang 46 - 47)

Điều kiện phải có GCNĐKKD ở đây được hiểu: doanh nghiệp muốn kinh doanh DVTHN phải được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp GCNĐKKD DVTHN. Theo Khoản 1 Điều 4 Nghị định 104/2007/NĐ-CP về kinh doanh dịch vụ đòi nợ quy định “chỉ những doanh nghiệp được cấp GCNĐKKD dịch vụ đòi nợ mới được phép hoạt động dịch vụ đòi nợ”.

Cùng với sự phát triển kinh tế, xã hội, quyền tự do kinh doanh của tổ chức, cá nhân ngày càng được tôn trọng và mở rộng. Tổ chức, cá nhân có thể kinh doanh ở đâu, kinh doanh bất kỳ ngành nghề nào mà pháp luật không cấm. Tuy nhiên, dù quyền tự do kinh doanh được mở rộng đến đâu thì cá nhân và tổ chức vẫn phải tuân thủ pháp luật và chịu sự quản lý của Nhà nước. Chức năng quản lý Nhà nước đối với tổ chức, cá nhân khi tham gia hoạt động kinh doanh được thể hiện trên nhiều phương diện nhưng trước hết được thể hiện thông qua việc xác nhận quyền kinh doanh cho tổ chức, cá nhân đủ điều kiện. Việc xác nhận của cơ quan Nhà nước về quyền kinh doanh của tổ chức và cá nhân trước tiên biểu hiện thông qua việc cấp GCNĐKKD cho doanh nghiệp. Theo TS. Nguyễn Đình Cung và ThS. Phan Đức Hiếu - Viện nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương thì giấy chứng nhận là một loại biểu hiện của giấy phép mà “Giấy phép là một trong số các công cụ quản lý nhà nước được sử dụng phổ biến ở tất cả các quốc gia trên thế giới và ở nước ta. Các giấy phép hợp lý không chỉ góp phần bảo vệ được những lợi ích chung của xã hội, mà còn góp phần duy trì điều kiện ổn định thúc đẩy phát triển một số ngành kinh tế quan trọng, nhất là các ngành và lĩnh vực dịch vụ” [4].

Khoản 3 điều 17 Luật Doanh nghiệp 2014 có quy định nghiêm cấm việc doanh nghiệp hoạt động kinh doanh mà không đăng ký hoặc tiếp tục kinh doanh khi đã bị thu hồi.

Giống như bao doanh nghiệp khác, doanh nghiệp thu hồi nợ cũng phải tuân thủ quy định về việc đăng ký kinh doanh và chỉ được hoạt động kinh doanh khi

được Nhà nước cấp phép. Trong trường hợp tổ chức, cá nhân chưa được cấp GCNĐKKD DVTHN mà thực hiện hoạt động kinh doanh DVTHN sẽ bị áp dụng chế tài theo quy định và bị phạt từ 40.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với những tổ chức, cá nhân vi phạm lần đầu; Phạt tiền từ 60.000.000 đồng đến 70.000.000 đồng đối với những tổ chức, cá nhân không phải là doanh nghiệp kinh doanh DVTHN tái vi phạm, đồng thời bị áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả buộc phải chấm dứt ngay hoạt động kinh doanh DVTHN trái phép (Điều 23 Nghị định 104/2007/NĐ-CP Nghị định về kinh doanh dịch vụ đòi nợ).

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) điều kiện kinh doanh dịch vụ thu hồi nợ theo pháp luật việt nam hiện nay (Trang 46 - 47)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(88 trang)