An ninh, trật tự

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) điều kiện kinh doanh dịch vụ thu hồi nợ theo pháp luật việt nam hiện nay (Trang 53 - 58)

Bên cạnh những điều kiện tiêu chuẩn đối với doanh nghiệp kinh doanh DVTHN được quy định trong Nghị định 104/2007/NĐ-CP như điều kiện về vốn góp, điều kiện về người quản lý, người lao động của doanh nghiệp, điều kiện về tính pháp lý của khoản nợ phải thu hồi ...vv, có những điều kiện tiêu chuẩn không được quy định trong Nghị định 104/2007/NĐ-CP, đó là điều kiền về an ninh, trật tự.

Điều kiện về an ninh, trật tự được quy định tại Nghị định 96/2016/NĐ-CP ngày 01 tháng 7 năm 2016 Quy định điều kiện an ninh, trật tự đối với một số ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện, theo đó doanh nghiệp kinh doanh DVTHN phải đáp ứng cả những điều kiện về an ninh, trật tự áp dụng cho các doanh nghiệp kinh doanh ngành nghề có điều kiện nói chung và điều kiện dành riêng cho các doanh nghiệp kinh doanh DVTHN.

- Điều kiện chung áp dụng đối với doanh nghiệp kinh doanh các ngành nghề có điều kiện:

Điều kiện chung áp dụng đối với doanh nghiệp kinh doanh các ngành nghề có điều kiện được quy định tại Điều 7, Nghị định 96/2016/NĐ-CP và đây là những điều kiện đặt ra đối với bất kỳ doanh nghiệp nào kinh doanh các ngành nghề có điều kiện đều phải chấp hành. Các ngành nghề kinh doanh có điều kiện ở đây được xác

định bao gồm những ngành nghề quy định tại Điều 3 Nghị định 96/2016/NĐ-CP trong đó có cả ngành nghề kinh doanh DVTHN.

Căn cứ Điều 7 Nghị định 96/2016/NĐ-CP thì các doanh nghiệp kinh doanh ngành nghề có điều kiện nói chung trước tiên phải đáp ứng điều kiện là được đăng ký, được cấp phép hoặc được thành lập theo quy định của pháp luật Việt Nam. Đây là yêu cầu đặt ra nhằm đảm bảo sự quản lý, kiểm soát của Nhà nước đối với hoạt động sản xuất kinh doanh của pháp luật và phù hợp với quy định tại koản 3 Điều 17 Luật Doanh nghiệp – nghiêm cấm hoạt động kinh doanh dưới hình thức doanh nghiệp mà không đăng ký hoặc tiếp tục kinh doanh khi đã bị thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.

Bên cạnh điều kiện phải được đăng ký, cấp phép hoặc thành lập theo pháp luật Việt Nam, thì các doanh nghiệp kinh doanh ngành nghề có điều kiện còn phải đảm bảo tiêu chuẩn an ninh, trật tự về người chịu trách nhiệm về an ninh, trật tự của doanh nghiệp.

Người chịu trách nhiệm về an ninh, trật tự của doanh nghiệp (bao gồm Người đại diện theo pháp luật, người có tên trong Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư, Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động của chi nhánh, đơn vị trực thuộc doanh nghiệp) nếu là người Việt Nam thì phải không thuộc các trường hợp dưới đây:

+Đã bị khởi tố hình sự mà các cơ quan tố tụng của Việt Nam hoặc của nước ngoài đang tiến hành điều tra, truy tố, xét xử.

+Có tiền án về các tội xâm phạm an ninh quốc gia hoặc các tội khác do lỗi cố ý bị kết án từ trên 03 năm tù trở lên chưa được xóa án tích; đang trong thời gian được tạm hoãn chấp hành hình phạt tù; đang chấp hành hình phạt cải tạo không giam giữ; đang bị quản chế, cấm cư trú, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm kinh doanh ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện về an ninh, trật tự theo quyết định của Tòa án.

+Đang bị áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn; có quyết định áp dụng biện pháp xử lý hành chính trong thời gian chờ thi hành quyết định; đang nghiện ma túy; đang được tạm hoãn, tạm đình chỉ chấp hành quyết định đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc hoặc đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc; đã bị áp dụng các biện pháp xử lý hành chính nhưng chưa đủ thời hạn để được coi là chưa bị áp dụng biện pháp xử lý hành chính.

Người chịu trách nhiệm về an ninh, trật tự của doanh nghiệp (bao gồm Người đại diện theo pháp luật, người có tên trong Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư, Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động của chi nhánh, đơn vị trực thuộc doanh nghiệp) nếu là người Việt Nam định cư ở nước ngoài mang hộ chiếu nước ngoài và người nước ngoài thì phải được cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam cấp phép cư trú.

Mặt khác, doanh nghiệp kinh doanh ngành nghề có điều kiện phải đáp ứng cả điều kiện về về an toàn phòng cháy và chữa cháy theo quy định của pháp luật về phòng cháy và chữa cháy.

-Điều kiện riêng về an ninh trật tự áp dụng đối với doanh nghiệp kinh doanh DVTHN:

Xuất phát từ nhận thức ngành nghề kinh doanh DVTHN là ngành nghề đặc thù và có tính nhạy cảm cao, dễ tác động ảnh hưởng tiêu cực đến an ninh trật tự, ảnh hưởng đến quyền và lợi ích hợp pháp của cá nhân, tổ chức kinh doanh khác. Chính vì vậy, bên cạnh việc tạo dựng môi trường thuận lợi, cơ chế mở để các doanh nghiệp phát huy quyền tự chủ kinh doanh. Pháp luật cũng đưa ra những điều kiện, tiêu chuẩn ràng buộc nhằm hạn chế khả năng phát sinh những bất ổn trong quá trình hoạt động, nhất là việc lợi dụng ngành nghề kinh doanh để phạm tội. Và những điều kiện ràng buộc đó có điều kiện về an ninh, trật tự dành riêng cho ngành nghề kinh doanh DVTHN.

Điều kiện về an ninh, trật tự đối với ngành nghề kinh doanh DVTHN được quy định tại Điều 10, Nghị định 96/2016/NĐ-CP; theo đó doanh nghiệp kinh doanh DVTHN phải đáp ứng các điều kiện về an ninh, trật tự như sau: Thứ nhất, điều kiện về nơi thường trú của người chịu trách nhiệm về an ninh, trật tự của doanh nghiệp, theo đó người này phải là người có hộ khẩu thường trú ít nhất 05 năm tại quận, huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh nơi đăng ký đặt địa điểm hoạt động kinh doanh. Thứ hai, điều kiện về nhân thân của người chịu trách nhiệm về an ninh trật tự của doanh nghiệp; theo đó người này trong thời gian 05 năm liền kề trước thời điểm đăng ký kinh doanh không bị cơ quan chức năng xử phạt vi phạm hành chính về các hành vi: Chống người thi hành công vụ, gây rối trật tự công cộng, cố ý gây thương tích, cho vay lãi nặng, đánh bạc, tổ chức đánh bạc hoặc gá bạc, làm nhục người khác.

KẾT LUẬN CHƢƠNG 2

Chương 2 luận văn tập trung nghiên cứu, phân tích làm rõ các quy định hiện hành của pháp luật về ĐKKD DVTHN. Trong nội dung nghiên cứu quy định pháp luật về ĐKKD DVTHN tác giả phân theo hai nhóm nội dung điều kiện để nghiên cứu: điều kiện thành lập doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ thu hồi nợ và điều kiện để doanh nghiệp hoạt động kinh doanh dịch vụ thu hồi nợ.

Trong nhóm điều kiện thành lập doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ thu hồi nợ, tác giả có phân tích làm rõ quy định của pháp luật về những điều kiện chung khi thành lập doanh nghiệp kinh doanh bất kỳ lĩnh vực ngành nghề nào cũng phải đáp ứng (được quy định tại khoản 2 Điều 18 Luật Doanh nghiệp 2014), cũng như những quy định về điều kiện riêng chỉ dành cho doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ thu hồi nợ phải thực hiện (được quy định tại Điều 13, Điều 14 Nghị định 104/2017/NĐ-CP về kinh doanh dịch vụ đòi nợ).

Trong nhóm điều kiện để doanh nghiệp hoạt động kinh doanh dịch vụ thu hồi nợ, tác giả tập trung phân tích làm rõ các quy định pháp luật về điều kiện kinh doanh được quy định tại Nghị định 104/2007/NĐ-CP (như điều kiện về người lao động, điều kiện về giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh ...) và điều kiện kinh doanh được quy định tại Nghị định số 96/2017/NĐ-CP quy định về điều kiện an ninh, trật tự đối với một số ngành nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện.

Kết quả nghiên cứu, phân tích làm rõ quy định pháp luật về ĐKKD DVTH nợ tại chương 2 cho thấy, ở nước ta tuy ngành nghề kinh doanh dịch vụ thu hồi nợ còn non trẻ nhưng đã có một hệ thống quy phạm pháp luật điều chỉnh khá chặt chẽ, đầy đủ tạo hành lang pháp lý vững chắc cho lĩnh vực ngành nghề kinh doanh dịch vụ này tồn tại và phát triển.

Những kết quả đạt được trong chương 2 sẽ là cơ sở pháp lý để tác giả nghiên cứu, đánh giá thực tiễn thi hành và đưa ra những giải pháp kiến nghị phù hợp nhằm hoàn thiện quy định pháp luật về ĐKKD DVTHN.

Kết quả nghiên cứu cho thấy, các quy định pháp luật về ĐKKD DVTHN ở Việt Nam hiện nay đã tạo dựng một hành lang pháp lý thuận lợi cho tổ chức, cá nhân phát huy quyền làm chủ trong hoạt động đầu tư kinh doanh. Việc phát huy

quyền làm chủ của tổ chức, cá nhân trong hoạt động kinh doanh sẽ là động lực lớn góp phần giải phóng mọi nguồn lực xã hội vào phát triển kinh tế - xã hội, thúc đẩy sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước sớm thành công.

Bên cạnh những kết quả đạt được, luận văn cũng đánh giá và làm rõ những hạn chế trong quy định pháp luật về ĐKKD DVTHN, đó là: quy định pháp luật chưa đồng bộ, nhiều chỗ không phù hợp với thực tiễn, chưa xuất phát từ lợi ích của doanh nghiệp từ đó hạn chế quyền làm chủ, quyền tự chủ trong hoạt động đầu tư kinh doanh của doanh nghiệp.

CHƢƠNG 3

THỰC TIỄN THI HÀNH VÀ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN QUY ĐỊNH CỦAPHÁP LUẬT VỀ ĐIỀU KIỆN KINH DOANH DỊCH VỤ THU HỒI NỢ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) điều kiện kinh doanh dịch vụ thu hồi nợ theo pháp luật việt nam hiện nay (Trang 53 - 58)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(88 trang)