Nếu nhận thức trên tinh thần “Mọi người có quyền tự do kinhdoanh trong những ngành nghề mà pháp luật không cấm” (Điều 33 Hiến pháp năm
3.2. Giải pháp hoàn thiện quy định pháp luật về điều kiện kinhdoanh dịch vụ thu hồi nợ
dịch vụ thu hồi nợ
Ngành nghề kinh doanh DVTHN ở nước ta có lịch sử hình thành và phát triển chưa lâu, nhưng với hệ thống văn bản pháp luật ra đời điều chỉnh lĩnh vực kinh doanh DVTHN đã góp phần thúc đẩy ngành nghề này phát triển, đáp ứng nhu cầu của xã hội ngày càng tăng. Nhất là đối với tổ chức, cá nhân tham gia hoạt động đầu tư sản xuất, kinh doanh, sự phát triển của DVTHN sẽ giúp họ có thêm sự lựa chọn giải pháp xử lý, thu hồi vốn nợ đọng một cách nhanh hơn, hiệu quả hơn.
Tuy nhiên, cùng với sự phát triển của ngành nghề kinh doanh DVTHN, các quy định pháp luật về ngành nghề kinh doanh DVTH nợ nói chung và ĐKKD DVTHN nói riêng dần bộc lộ những hạn chế, bất cập. Những hạn chế, bất cập trong quy định của pháp luật hiện hành đã vô tình can thiệp sâu vào hoạt động của doanh nghiệp, vi phạm quyền tự do kinh doanh của tổ chức cá nhân, kìm hãm ngành nghề kinh doanh DVTHN phát triển. Để tạo hành lang pháp lý thuận lợi, tạo môi trường kinh doanh lành mạnh, vừa giúp tổ chức, cá nhân phát huy mọi thế mạnh trong hoạt động đầu tư sản xuất, kinh doanh, vừa đảm bảo quyền quản lý, kiểm soát doanh
nghiệp có hiệu quả của Nhà nước; trên cơ sở phân tích đánh giá những hạn chế, bất cập, tác giả đưa ra giải pháp kiến nghị hoàn thiện những quy định pháp luật có liên quan.
Thứ nhất, kiến nghị bãi bỏ quy định tại Điều 13 Nghị định 104/2007/NĐ- CPvề kinh doanh dịch vụ đòi nợ.
Trên cơ sở phân tích đánh giá nội dung quy định tại Điều 13 Nghị định 104/2007/NĐ-CP về vốn pháp định đối với ngành nghề kinh doanh DVTHN, cho thấy quy định trên ít nhiều đã góp phần tích cực giúp Nhà nước thực hiện có hiệu quả chức năng quản lý đối với doanh nghiệp; kiểm soát và hạn chế các doanh nghiệp không đủ năng lực tài chính tham gia hoạt động kinh doanh DVTHN. Tuy nhiên, từ thực tiễn áp dụng cũng cho thấy quy định về vốn pháp định như Điều 13 Nghị định 104/2007/NĐ-CP đến nay đã không còn phù hợp, mục đích và ý nghĩa của quy định về vốn pháp định không đạt được; quyền tự do kinh doanh của tổ chức cá nhân bị hạn chế. Do vậy, để khắc phục những hạn chế, bất cập trong quy định của pháp luật về vốn pháp định đối với ngành nghề kinh doanh DVTHN, góp phần bảo đảm và phát huy quyền tự do kinh doanh của tổ chức, cá nhân, luận văn kiến nghị bỏ Điều 13 Nghị định 104/2007/NĐ-CP quy định điều kiện về vốn pháp định khi đăng ký kinh doanh DVTHN.
Thay vào đó, để hạn chế rủi ro cho các bên liên quan, bảo vệ quyền lợi của chủ nợ trong mối quan hệ dịch vụ với bên cung cấp DVTHN nếu bị xâm hại, luận văn kiến nghị cần xem xét DVTHN là một nghề đặc thù, nên cần bổ sung quy định buộc doanh nghiệp kinh doanh DVTHN phải tham gia bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp khi cung cấp DVTHN cho khách hàng. Việc tham gia bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp vừa phát huy quyền tự chủ kinh doanh của doanh nghiệp, vừa bảo vệ quyền lợi của chủ nợ nhiều hơn, thiết thực hơn so với quy định vốn pháp định như hiện nay. Bởi mục đích của việc quy định vốn pháp định cũng nhằm bảo vệ quyền lợi của các bên khi tham gia giao dịch với doanh nghiệp kinh doanh ngành nghề có vốn pháp định.
Thứ hai, kiến nghị hoàn thiện quy định tại khoản 2 Điều 14 Nghị định 104/2007/NĐ-CP về kinh doanh dịch vụ đòi nợ.
Như đã phân tích tại mục 3.1.1.1 của Luận văn, việc pháp luật đưa ra điều kiện, tiêu chuẩn về trình độ học vấn từ đại học trở lên mà cá nhân muốn trở thành người quản lý của doanh nghiệp kinh doanh DVTHN phải đáp ứng là phù hợp và cần thiết. Song việc quy định trình độ học vấn gắn với những lĩnh vực chuyên môn cụ thể như: quản lý, kinh tế, luật và an ninh lại là sự máy móc, can thiệp quá sâu vào hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, vừa không phù hợp với nhu cầu thực tiễn, vừa kìm hãm sự phát triển của doanh nghiệp kinh doanh DVTHN. Để khắc phục những hạn chế, bất cập trên, tác giả kiến nghị sửa quy định điều kiện, tiêu chuẩn
“Có trình độhọc vấn từ đại học trở lên thuộc một trong các ngành: kinh tế, quản lý, pháp luật, an ninh” tại khoản 2 Điều 14 Nghị định 104/2007/NĐ-CP về kinh doanh dịch vụ đòi nợ thành “Có trình độ học vấn từ đại học trở lên”. Với việc hoàn thiện quy định trên về điều kiện trình độ học vấn mà cá nhân phải đáp ứng khi muốn trở thành người quản lý doanh nghiệp kinh doanh DVTHN sẽ vừa phát huy được quyền tự do kinh doanh của cá nhân, tổ chức, quyền độc lập, tự chủ, tự chịu trách nhiệm trong hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp; vừa bảo đảm thực hiện tốt vai trò quản lý, kiểm soát của Nhà nước đối với doanh nghiệp.
Thứ ba, kiến nghị hoàn thiện quy định tại khoản 4 Điều 14 Nghị định 104/2007/NĐ-CP về kinh doanh dịch vụ đòi nợ
Quy định “Những người đã làm việc cho doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ đòi nợ khác đã bị thu hồi GCNĐKKD phải thoả mãn thêm điều kiện: trong ba năm trước liền kề, không giữ chức danh quản lý doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ đòi nợ đã bị thu hồi GCNĐKKD dịch vụ đòi nợ” là thiếu chặt chẽ dễ tạo kẽ hở để những cá nhân có “nhân thân” không tốt (như phân tích tại mục 3.1.1.2, Luận văn) có thể trở thành người quản lý doanh nghiệp kinh doanh DVTHN. Từ những hạn chế, thiếu sót trên, để quy định về điều kiện, tiêu chuẩn đối với người quản lý doanh nghiệp kinh doanh DVTHN được chặt chẽ hơn, tác giả kiến nghị sửa đổi quy định tại khoản 4 Điều 14 Nghị định 104/2007/NĐ-CP theo hướng bổ sung người đã tham gia quản lý doanh nghiệp không phải là doanh nghiệp kinh doanh DVTHN mà đã bị thu hồi GCNĐKKD trong 03 năm liền kề không được tham gia quản lý doanh nghiệp kinh doanh DVTHN.
Thứ tư, kiến nghị hoàn thiện quy định tại khoản 1 Điều 15 Nghị định 104/2007/NĐ-CP về kinh doanh dịch vụ đòi nợ.
Quy định “Người lao động được tuyển dụng theo hợp đồng lao động không xác định thời hạn hoặc hợp đồng lao động có xác định thời hạn từ sáu tháng trở lên” đã vừa tạo ra sựmâu thuẫn, thiếu đồng bộvới quy định tại Điều 22 Bộluật Lao động 2012, vừa không phù hợp với thực tiễn, đi ngược với mong muốn nguyện vọng của cả người lao động, người sử dụng lao động, can thiệp quá sâu vào nội bộ doanh nghiệp, hạn chế quyền tự chủ của doanh nghiệp (như phân tích tại 3.1.3.1, Luận văn). Để khắc phục những hạn chế, bất cập trên, tác giả kiến nghị sửa đổi quy định tại khoản 1 Điều 15 Nghị định 104/2007/NĐ-CP theo hướng thống nhất, đồng bộ với quy định tại Điều 22 Bộ luật Lao động năm 2012.
Thứ năm, kiến nghị hoàn thiện quy định tại khoản 3 Điều 15 Nghị định 104/2007/NĐ-CP về kinh doanh dịch vụ đòi nợ.
Quy định người lao động làm việc tại doanh nghiệp kinh doanh DVTHN phải “Có trình độ học vấn từtrung cấp trở lên thuộc một trong các ngành: kinh tế, quản lý, pháp luật, an ninh” vừa có nội dung thể hiện sự chặt chẽ cần thiết, vừa có nội dung thể hiện sự áp đặt máy móc, không phù hợp với nhu cầu thực tiễn khách quan. Chặt chẽ, cần thiết là ở chỗ pháp luật yêu cầu trình độ học vấn tối thiểu mà người lao động phải đáp ứng nếu muốn làm việc tại doanh nghiệp kinh doanh DVTHN. Với trình độ tối thiểu đó sẽ giúp người lao động có kiến thức, hiểu biết xã hội và ý thức pháp luật tốt hơn, góp phần hạn chế khả năng tác động tiêu cực đến an ninh trật tự từ người lao động khi làm việc tại môi trường kinh doanh nhạy cảm này. Còn áp đặt, máy móc là ở chỗ, pháp luật đòi hỏi chỉ những người có trình độ học vấn trung cấp trở lên thuộc những ngành quản lý, kinh tế, luật và an ninh đã vô tình cấm doanh nghiệp được lựa chọn những người lao động có chuyên môn khác vào làm việc dù chuyên môn đó là rất cần cho doanh nghiệp.
Chính vì vậy, để khắc phục những hạn chế bất cập trong quy định về điều kiện tiêu chuẩn nói trên, tác giả kiến nghị sửa đổi khoản 3 Điều 15 Nghị định 104/2007/NĐ-CP theo hướng giữ quy định yêu cầu về trình độ học vấn tối thiểu dành cho người lao động làm việc tại doanh nghiệp kinh doanh DVTHN, đồng thời
bỏ ràng buộc trình độ học vấn thuộc một trong bốn lĩnh vực chuyên ngành kinh tế, quản lý, pháp luật, an ninh. Theo đó người lao động có trình độ học vấn từ trung cấp trở lên trong tất cả các ngành nghề đều có thể trở thành người lao động làm việc tại doanh nghiệp kinh doanh DVTHN theo nhu cầu của doanh nghiệp và thỏa thuận giữa người sử dụng lao động và người lao động.
Thứ sáu, kiến nghị bỏ quy định tại điểm b khoản 2 Điều 1 Nghị định 104/2007/NĐ-CP về kinh doanh dịch vụ đòi nợ.
Quy định hoạt động kinh doanh DVTHN chỉ được thực hiện đối với những khoản nợ “Đã quá hạn thanh toán” như điểm b khoản 2 Điều 1 của Nghị định cũng là một quy định bất cập so với thực tiễn phát sinh nhu cầu sử dụng DVTHN của tổ chức, cá nhân trong xã hội. Bởi bên cạnh việc thực hiện hoạt động thu hồi, doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ này còn có thể cung cấp dịch vụ tư vấn giải quyết công nợ. Mặt khác, trên thực tế có nhiều khoản nợ không xác định được rõ ràng về thời hạn thanh toán. Việc cung cấp dịch vụ cho khách hàng trong những trường hợp này sẽ giúp chủ nợ, khách nợ tìm được phương án trả nợ, từ đó đi đến thỏa thuận, thống nhất nhanh hơn và hiệu quả hơn. Từ những hạn chế, bất cập phân tích trên, luận văn kiến nghị bỏ quy định tại điểm b khoản 2 Điều 1 Nghị định 104/2007/NĐ-CP theo đó doanh nghiệp kinh doanh DVTHN được phép cung cấp dịch vụ đối với cả những khoản nợ chưa đến hạn.
Thứ bảy, kiến nghị hoàn thiện quy định tại khoản 3 Điều 1 Nghị định 104/2007/NĐ-CP về kinh doanh dịch vụ đòi nợ.
Khoản 3, Điều 1 có nội dung quy định “Không thuộc phạm vi điều chỉnh của Nghị định này, gồm: các khoản nợ đang thực hiện theo bản án, quyết định của tòa án có hiệu lực pháp luật”. Đây cũng là nội dung quy định mang tính áp đặt, không phản ánh đúng với thực tiễn phát sinh. Với những nội dung đã phân tích tại 3.1.5 của Luận văn đã chỉ ra rằng: các khoản nợ được thu hồi sau khi có bản án, quyết định của Tòa án có hiệu lực pháp luật chiếm một tỷ lệ tương đối lớn trong tổng số các khoản nợ mà doanh nghiệp kinh doanh DVTHN cung cấp dịch vụ thu hồi. Để khắc phục những hạn chế, bất cập trên góp phần mở rộng hành lang pháp lý cho doanh nghiệp kinh doanh DVTHN phát triển, luận văn kiến nghị bỏ nội dung
“...các khoản nợ đang thực hiện theo bản án, quyết định của tòa án có hiệu lực pháp luật ...” ra khỏi quy định tại khoản 3 Điều 1 Nghị định 104/2007/NĐ-CP về kinh doanh dịch vụ đòi nợ. Với việc loại bỏ nội dung này, các doanh nghiệp kinh doanh DVTHN sẽ được phép cung cấp DVTHN đối với cả khoản nợ đang thực hiện theo bản án, quyết định có hiệu lực pháp luật của tòa án.
Thứ tám, Kiến nghị hoàn thiện quy định khoản 2 Điều 4 Nghị định 104/2007/NĐ-CP về kinh doanh dịch vụ đòi nợ.
Khoản 2 Điều 4 quy định “Doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ đòi nợ không được kinh doanh các ngành, nghề và dịch vụ khác ngoài dịch vụ đòi nợ” là không phù hợp với thực tiễn, đi ngược lại với mong muốn và lợi ích của doanh nghiệp, kìm hãm sự phát triển của doanh nghiệp, hạn chế quyền tự do kinh doanh của doanh nghiệp đã được pháp luật bảo vệ. Do vậy, để khắc phục những bất cập trên, luận văn kiến nghị bỏ khoản 2 Điều 4 Nghị định 104/2007/NĐ-CP.
KẾT LUẬN CHƢƠNG 3
Trên cở nghiên cứu làm rõ những vấn đề lý luận cũng như thực trạng quy định của pháp luật về ĐKKD DVTHN ở chương 1, chương 2, tác giả chỉ ra những quy định của pháp luật phù hợp, những vướng mắc bất cập từ thực tiễn áp dụng làm cơ sở đưa ra những kiến nghị sửa đổi, bổ sung hoàn thiện pháp luật về ĐKKD DVTHN.
Kết quả nghiên cứu cho thấy, các quy định pháp luật về ĐKKD DVTHN ở Việt Nam hiện nay về cơ bản đã tạo dựng một hành lang pháp lý thuận lợi cho tổ chức, cá nhân phát huy quyền làm chủ trong hoạt động đầu tư kinh doanh. Việc phát huy quyền làm chủ của tổ chức, cá nhân trong hoạt động kinh doanh sẽ là động lực lớn góp phần giải phóng mọi nguồn lực xã hội vào phát triển kinh tế - xã hội, thúc đẩy sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước sớm thành công.
Bên cạnh những kết quả đạt được, trong chương 3 luận văn cũng đánh giá và làm rõ những hạn chế của quy định pháp luật về ĐKKD DVTHN và chỉ ra những nguyên nhân của hạn chế làm cho quy định pháp luật chưa đồng bộ, nhiều chỗ không phù hợp với thực tiễn, chưa xuất phát từ lợi ích của doanh nghiệp, hạn chế quyền làm chủ, quyền tự chủ trong hoạt động đầu tư kinh doanh của doanh nghiệp.
Trên cơ sở đánh giá thực tiễn áp dụng quy định pháp luật về ĐKKD DVTHN, tác giả đưa ra hệ thống giải pháp kiến nghị sửa đổi, bổ sung hoàn thiện các quy định của pháp luật về ĐKKD DVTHN. Để hệ thống quy định pháp luật về ĐKKD DVTHN được hoàn thiện cần phải thực hiện đồng bộ các kiến nghị từ việc bãi bỏ những quy định bất cập, không phù hợp với thực tiễn đến việc bổ sung những quy định cần thiết nhằm khắc phục lỗ hổng, tạo ra sự bình đẳng trong hoạt động đầu tư kinh doanh, tạo môi trường pháp lý ổn định, thuận lợi hướng đến thu hút và phát huy mọi nguồn lực xã hội vào phát triển đất nước.
KẾT LUẬN
Sau khi nghiên cứu và hoàn thiện luận văn với đề tài “Điều kiện kinhdoanh dịch vụ thu hồi nợ theo pháp luật Việt Nam hiện nay” cho phép rút ra những kết luận sau: