Vốn pháp định

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) điều kiện kinh doanh dịch vụ thu hồi nợ theo pháp luật việt nam hiện nay (Trang 43 - 46)

Vốn là khái niệm phổ biến, gần gũi và được sử dụng rộng rãi trong nhiều ngành, lĩnh vực khác nhau. “Trong nền kinh tế thị trường, vốn có vai trò và ý nghĩa quan trọng đối với việc hình thành và phát triển hoạt động sản xuất kinh doanh của DN” [3].

Vốn được phân loại tùy theo từng góc tiếp cận. Từ phương diện pháp luật, khi thành lập doanh nghiệp thì cần phải có vốn. Không một doanh nghiệp nào không có vốn mà được cấp phép thành lập. Và vốn trong trường hợp này được phân chia thành vốn điều lệ và vốn pháp định.

góp khi thành lập công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty hợp danh; là tổng giá trị mệnh giá cổ phần đã bán hoặc đã được đăng ký mua khi thành lập doanh nghiệp đối với công ty cổ phần (Điều 4 Luật Doanh nghiệp). Nói cách khác, vốn điều lệ của doanh nghiệp là tổng giá trị tài sản mà người sáng lập doanh nghiệp cam kết đưa vào hoạt động sản xuất, kinh doanh khi doanh nghiệp thành lập. Mức vốn điều lệ do các sáng lập viên doanh nghiệp tự thỏa thuận xác định và ghi vào điều lệ của doanh nghiệp. Mức vốn điều lệ có thể được điều chỉnh tăng hoặc giảm trong quá trình hoạt động của doanh nghiệp.

Khác với vốn điều lệ, vốn pháp định là mức vốn tối thiểu phải có để được cấp GCNĐKKD đối với ngành nghề pháp luật quy định vốn pháp định. Vốn pháp định sẽ khác nhau tùy theo lĩnh vực, ngành nghề kinh doanh và được quy định trong các văn bản pháp luật do cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành.

Như vậy điểm khác nhau giữa vốn điều lệ với vốn pháp định là ở chỗ: nếu vốn pháp định là mức vốn do các sáng lập viên doanh nghiệp tự lựa chọn và cam kết đưa vào sản xuất, kinh doanh khi thành lập doanh nghiệp, việc xác định mức vốn điều lệ nhiều hay ít là tùy thuộc vào các sáng lập viên, mức vốn điều lệ có thể được các sáng lập viên điều chỉnh tăng hoặc giảm tùy thuộc vào tình hình hoạt động của doanh nghiệp thì mức vốn pháp định lại do pháp luật quy định; các sáng lập viên muốn thành lập doanh nghiệp hoặc muốn lựa chọn ngành nghề kinh doanh mà có điều kiện về vốn pháp định thì số vốn cam kết đưa vào hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp phải bằng hoặc lớn hơn vốn pháp định. Vốn điều lệ có thể bằng hoặc lớn hơn vốn pháp định.

Ở mỗi ngành nghề kinh doanh khác nhau, mức vốn pháp định cũng khác nhau. Còn đối với ngành nghề kinh doanh DVTHN, tại Điều 13 Nghị định 104/2007/NĐ-CP về kinh doanh dịch vụ đòi nợ, mức vốn pháp định là 2.000.000.000đ (Hai tỷ đồng). Với mức vốn pháp định này, Nghị định 104/2007/NĐ-CP đặt ra điều kiện cho mọi cá nhân, tổ chức muốn thành lập doanh nghiệp hoạt động kinh doanh DVTHN cần phải có mức vốn quy ra tiền không nhỏ hơn mức vốn pháp định. Trong trường hợp không đáp ứng yêu cầu về mức vốn, tổ chức cá nhân không được cấp GCNĐKKD DVTHN. Đây là số vốn tối thiểu mà

doanh nghiệp phải có và phải đảm bảo duy trì suốt trong qúa trình hoạt động kinh doanh. Trong trường hợp này, vốn điều lệ của doanh nghiệp kinh doanh DVTHN không được thấp hơn vốn pháp định.

Như vậy, với quy định về điều kiện vốn góp nêu trên cho thấy tổ chức, cá nhân muốn thành lập doanh nghiệp kinh doanh DVTHN, chủ sở hữu doanh nghiệp phải góp đủ số vốn tối thiểu là hai tỷ đồng. Số vốn tối thiểu được góp có thể bằng tiền hoặc tài sản. Tổ chức, cá nhân đăng ký kinh doanh DVTHN phải có hồ sơ chứng minh đủ phần vốn góp. Hồ sơ chứng minh vốn góp được thực hiện theo quy định tại Điều 16 Nghị định 104/2007/NĐ-CP về kinh doanh dịch vụ đòi nợ. Nghị định quy định rõ: nếu vốn góp được thực hiện bằng tiền thì tổ chức, cá nhân là người tham gia thành lập doanh nghiệp phải thực hiện thủ tục ký quỹ tại một Ngân hàng thương mại được phép hoạt động tại Việt Nam về số tiền ký quỹ. Số tiền ký quỹ phải tương ứng với số vốn góp của thành viên sáng lập; tổng số tiền ký quỹ phải bằng hoặc lớn hơn hai tỷ đồng. Số tiền ký quỹ của các thành viên sáng lập chỉ được giải tỏa sau khi doanh nghiệp được cấp GCNĐKKD DVTHN theo quy định của pháp luật. Nếu vốn góp bằng tài sản, thì tài sản đem vào góp vốn phải được định giá tại một tổ chức có chức năng định giá ở Việt Nam. Chứng thư phải còn hiệu lực tính đến ngày tổ chức, cá nhân sáng lập doanh nghiệp nộp hồ sơ tại cơ quan đăng ký kinh doanh có thẩm quyền.

Trong trường hợp doanh nghiệp đã được cấp GCNĐKKD DVTHN trước ngày Nghị định 104/2007/NĐ-CP về kinh doanh dịch vụ đòi nợ có hiệu lực pháp luật, việc chứng minh đủ điều kiện về vốn góp được thực hiện thông qua bảng cân đối kế toán của doanh nghiệp tại thời điểm cuối tháng gần nhất (điểm a, khoản 1 Điều 28 Nghị định 104/2007/NĐ-CP).

Để đảm bảo điều kiện về vốn góp đối với doanh nghiệp kinh doanh DVTHN được thực hiện và duy trì trong quá trình hoạt động, pháp luật đã xây dựng những chế tài xử lý nếu doanh nghiệp cố tình vi phạm. Hình thức xử phạt là cảnh cáo đối với doanh nghiệp có hành vi vi phạm lần đầu; Phạt tiền từ 15.000.000 (Mười lăm triệu đồng) đến 20.000.000 (Hai mươi triệu đồng) đối với mỗi lần tái vi phạm; đồng thời buộc áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả, buộc đáp ứng đủ các điều kiện về

vốn theo quy định (Điều 24 Nghị định 104/2007/NĐ-CP).

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) điều kiện kinh doanh dịch vụ thu hồi nợ theo pháp luật việt nam hiện nay (Trang 43 - 46)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(88 trang)