Tác động của cách mạng côngnghiệp 4.0

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) NGHIÊN cứu đầu tư vào LĨNH vực CÔNG NGHỆ THÔNG TIN TRONG bối CẢNH CÁCH MẠNG CÔNG NGHIỆP 4 0 KINH NGHIỆM QUỐC tế v (Trang 31 - 39)

Giống như các cuộc cách mạng đã từng xảy ra, tiềm năng của cuộc CMCN 4.0 đem lại là rất lớn, với những kỳ vọng về việc cải thiện và nâng cao mức sống, thúc đẩy phát triển kinh tế, gia tăng giá trị gia tăng và thu nhập toàn cầu. Cho đến nay, những người được hưởng lợi đầu tiên là những người tiên phong trong lĩnh vực kỹ thuật số và công nghệ thông tin. Công nghệ đã tạo ra các sản phẩm và dịch vụ mới có thể đem lại cảm giác thỏa mãn và đáp ứng nhu cầu cao hơn. Mọi hình thức dịch

vụ trước đây như mua sắm, thanh toán, nghe nhạc, xem film hay trò chơi đều có thể thực hiện thông qua kết nối internet với các ứng dụng ảo hỗ trợ.

Trong thời gian tới, các sáng tạo công nghệ cũng sẽ thay đổi lớn về phía nguồn cung với những lợi ích lâu dài về hiệu quả và năng suất. Các chi phí sản xuất sẽ được tối thiểu với đó là chi phí giao thông vận tải, thông tin liên lạc, chi phí thương mại cũng sẽ giảm giúp mở rộng thị trường và thúc đẩy tăng trưởng kinh tế.

Tuy nhiên, tầm quan trọng và ý nghĩa của cuộc CMCN đã được thể hiện ra, tuy nhiên những gì mà nó có thể gây ra đến giờ vẫn chưa thể thực sự tính toán được, tất cả những gì mà chúng ta có thể biết được là phương diện nào sẽ chịu ảnh hưởng bởi cuộc CMCN 4.0, và từ những tác động đó sẽ sinh ra được các hệ quả gì, và dự báo được chính xác các hệ quả này là mục tiêu và mong muốn của các nhà cầm quyền trên thế giới và từng cá nhân muốn thu được lợi ích từ nó. Về cơ bản, cuộc CMCN 4.0 tác động trực tiếp đến đời sống, kinh tế, xã hội, chính phủ, doanh nghiệp/kinh doanh, tổ chức, cá nhân, an ninh.

a) Tác động đến Chính phủ

Khi ranh giới giữa các thế giới vật lý, số và sinh học càng ngày càng thu hẹp thì công nghệ và thiết bị sẽ càng phát triển, cho phép người dân và Chính phủ có thể giao tiếp, trao đổi thuận lợi hơn, cùng phối hợp hoạt động. Ngược lại, khả năng giám sát mở rộng và điều khiển của Chính phủ thông qua các công nghệ điều khiển hạ tầng số được tăng cường, nhờ đó sự lãnh đạo của Chính phủ được cải thiện đối với người dẫn. Tuy nhiên, thực tế đây vẫn là những vấn đề và áp lực mà các Chính phủ gặp phải trong giải quyết bài toán về công nghệ này, vì công nghệ càng tân tiến và quyền lực của người dân được tăng lên, khiến cho các Chính phủ đối mặt với khó khăn phải thay đổi cách tiếp cận hiện nay của họ đối với các vấn đề của công chúng, trước khi đưa ra quyết định cuối cùng. Nói cách khác, khả năng tiếp nhận và thích ứng của các cơ quan sẽ quyết định sự tồn tại và yên ổn của một quốc gia. Quay trở lại thời điểm cuộc CMCN lần thứ 2 tại Châu Âu và Mỹ là thời điểm các nhà hoạch định chính sách có thời gian để tiến hành nghiên cứu kỹ lưỡng về một vấn đề trước khi giải quyết nó. Sau cùng toàn bộ quá trình được vận hành một cách

trơn tru và có hệ thống, theo mô hình chặt chẽ từ cao đến thấp. Nhưng đấy là trước áp lực của những cái trong quá khứ, khi mà các nhà lập pháp và điều hành phải đối mặt với khó khăn ở một mức độ chưa từng có tiền lệ, vì tất cả các vấn đề tưởng chừng như riêng lẻ đều có liên hệ mật thiết đến nhau vì ranh giới của mọi thứ sẽ càng thu hẹp. Việc thích ứng với những biến đổi này có lẽ sẽ cần phải xuất hiện tại Chính phủ một quy trình quản lý “năng động” mà ở đó các cán bộ Chính phủ của mỗi quốc gia sẽ phải tu dưỡng, trau dồi bản thân, năng lực và đồng thời hoạt động như ở trong một khu vực tư nhân: Linh hoạt, hợp tác chặt chẽ với doanh nghiệp và công dân.

b) Tác động đến kinh doanh/doanh nghiệp

Vềkhả năng ảnh hưởng đến doanh nghiệp/kinh doanh của cuộc CMCN 4.0 là không thể bàn cãi. Xu hướng bàn luận chung của các nhà lãnh đạo doanh nghiệp toàn cầu là thảo luận về sự tăng tốc của đổi mới và tốc độ của sự phá hủy vì những vấn đề này là rất khó để dự đoán, có yếu tố bất ngờ cao bất kể các hiện tượng hay đối tượng nghiên cứu có thông tin rõ ràng và dễ xác thực. Cụ thể nhìn trên 2 phương diện sau:

+ Nguồn cung với những phương thức sản xuất mới đủ để đáp ứng nhu cầu và phá bỏ các chuỗi giá trị sản xuất hiện có. Nhưng vấn đề nằm ở khả năng dự báo trước được đâu sẽ là nơi sản sinh ra, và hệ quả sẽ là những doanh nghiệp không tiếp cận được kịp đến công nghệ và quy trình sản xuất này, tự khắc bị đào thải ra khỏi chuỗi cung ứng của thị trường do sự thua thiệt về giá cả, chất lượng. Khả năng thích ứng, nắm bắt, mà dự đoán được cơ hội phần nhiều sẽ nằm trong tay những doanh nghiệp có nền tảng công nghệ thông tin, công nghệ số và quản trị doanh nghiệp tốt hơn cho phép họ được nghiên cứu, triển khai, tiếp thị, bán hàng và phân phối theo cách của riêng mình, sau cùng là đẩy những người đương nhiệm ra khỏi cuộc chơi.

+ Về phía nguồn cầu, yêu cầu trong minh bạch giao dịch ngày càng tăng, các hình mẫu mới về hành vi của người tiêu dùng khiến các doanh nghiệp phải bỏ ra nhiều công sức ra để tìm hiểu, từ đó mới có thể thích nghi với cách họ thiết kế, tiếp thị và cung cấp các sản phẩm và dịch vụ. Tuy nhiên, điều khó khăn so với giai đoạn

trước đây là sự biến đổi của công nghệ là rất nhanh chóng, khiến kỳ vọng và nhu cầu của người tiêu dùng là biến đổi không ngừng tăng lên, có phần khó đáp ứng. Vì vậy, các doanh nghiệp luôn phải duy trì liên tục khảo sát, đánh giá thị trường để theo kịp nhu cầu của người tiêu dùng.

Về cơ bản, cuộc CMCN 4.0 có bốn tác động chính đối với doanh nghiệp: (1) Kỳ vọng của khách hàng; (2) nâng cao sản phẩm; (3) Đổi mới hợp tác và (4) các hình thức tổ chức. Lấy trung tâm của nền kinh tế là khách hàng, từ đó tất cả các nền kinh tế và doanh nghiệp đều nhắm đến việc cải thiện cách thức phục vụ khách hàng. Các điểm nổi bật của sản phẩm thời điểm này đó là: (1) Chất lượng sản phẩm và dịch vụ có giá trị cao lên thông qua khả năng số; (2) Quy trình sản xuất công nghệ đem lại sản phẩm bền và linh hoạt hơn; (3) Dữ liệu và phân tích thay đổi cách thức chúng được duy trì. Với sự thay đổi căn bản từ số hóa đơn giản của cuộc CMCN lần thứ ba sang sự đổi mới dựa trên sự kết hợp của các công nghệ (cuộc CMCN lần thứ tư ), các công ty và doanh nghiệp sẽ phải xem xét, đánh giá liên tục cách thức kinh doanh, các nhà máy có các thiết kế tùy chỉnh, có khả năng điều chỉnh, sửa chữa, nâng cấp các sản phẩm nhanh chóng, số hóa quy trình qua IOT, rút ngắn vòng đời sản phẩm.

Một yếu tố nữa đó là sự chuyển dịch cơ hội sản xuất, nếu như ngày trước Châu Á như Trung Quốc là mỏ vàng lao động trình độ thấp cho các nước đã phát triển, thì cơ hội sản xuất được trả về cho bản thân các công ty thông qua việc số hóa các nhà máy, giảm sự lệ thuộc vào lớp lao động trình độ thấp, và có cơ hội việc làm cho các lao động trình độ cao.

Thuận lợi cho khởi nghiệp

Một đặc điểm khác của Cuộc CMCN lần thứ 4 là số vốn đầu tư ban đầu có thể không lớn, nhưng lợi nhuận thu về cao. Ví dụ như trường hợp của WhatsApp, khởi đầu với số vốn bỏ ra cũng nhỏ vì đây chỉ là một công ty phần mềm với sản phẩm nổi tiếng nhất là phần mềm chat online nhưng đến nay được định giá rất lớn. Tháng 2/2014, Facebook đã đồng ý chi 22 tỷ USD cho công ty có 55 nhân viên này. Một ví dụ khác để so sánh, hãng hàng không Hoa Kỳ United Continental có giá thị trường chỉ là 22 tỷ USD tính đến tháng 12/2015, nhưng số lượng nhân viên lên đến 82.300

người. Giá trị doanh nghiệp lên đến 400 triệu USD cho mỗi nhân viên như ở WhatsApp là ví dụ về khả năng thu lời lớn từ các mô hình kinh doanh vốn thấp trong tương lai.

c) Tác động đến người dân

Tác động của cuộc CMCN 4.0 là toàn diện và triệt để, nó không chỉ thay đổi cách con người làm việc mà còn làm biến đổi cả chính con người. Bản sắc bị tác động, nội bên trong những gì của con người như: Sự riêng tư, ý thức về sự sở hữu, cách thức chi tiêu, cách thức phát triển cá nhân, lối sống sinh hoạt, giao tiếp với xã hội. Sức khỏe cũng sẽ được hội chẩn, chữa trị, phục hồi bằng phương pháp khác, tăng tuổi thọ, tăng khả năng sinh sản, sau cùng gia tăng dân số. Một câu hỏi được đặt ra là những tác động này có thay đổi những giá trị vốn có của con người hay không, liệu như sự thương cảm, thấu cảm và sự hợp tác liệu có còn tồn tại như một lẽ tất yếu. Một ví dụ đơn giản là thông qua điện thoại di động, giao tiếp từ xa đã giải quyết được bài toán khoảng cách cùng với độ bảo mật tốt, tuy nhiên nó tước đi cái giá trị cốt lõi của đối thoại trực tiếp đó là cảm xúc của người nói và thời gian để suy ngẫm. Người xưa có câu “Uốn lưỡi 7 lần trước khi nói” nhưng việc giao tiếp qua điện thoại di động không có đủ thời gian cho người nói làm việc ấy, hay đơn giản làm rút đi những cuộc hội thoại có ý nghĩa, thay bằng những câu từ ngắn gọn, cụt lủn.

Một trong những vấn đề lớn nhất trong thời đại số này đó là quyền bảo vệ bí mật riêng tư, khi mà các thông tin cá nhân đều phải kết nối với hệ thống điện tử, vì vậy việc tra cứu, tìm hiểu về 1 cá nhân sẽ dễ dàng hơn trước rất nhiều. Trông ngành công nghệ sinh học, phát triển về năng lực chữa bệnh và trí thông minh nhân tạo có thể hạ thấp những giới hạn hiện tại về tuổi thọ, sức khỏe, nhận thức và năng lực; khiến cho tất cả phải hoài nghi về đạo đức và phẩm hạnh. Một ví dụ điển hình trong ngành công nghệ sinh học trong lĩnh vực y tế đó là phẫu thuật ghép đầu người bởi nhà giải phẫu học thần kinh người Italy Sergio Cavanero- đã làm dậy sóng giới y bác sĩ trên thế giới vì theo họ đây là trái đạo đức và cực kỳ nguy hiểm. Về mặt lý thuyết, phương pháp này có thể tăng cường sức đề kháng về thể chất và chức năng nhận thức do người bệnh có được cơ thể trẻ hóa, giúp cho quá trình truyền máu sẽ dễ dàng hơn. Tuy nhiên, xét trên khía cạnh đạo đức, đó là cần phải có người sẵn

Sự bất tử. Về mặt y học, đó là khả năng thất bại gần như là chắc chắn, bất kể ca phẫu thuật có thành công thì hiện tượng tự đào thải những bộ phận trên đầu cũng khiến cho kết quả sau cùng là thất bại.

Tổng kết lại, về mọi mặt đều xoay quanh con người và những giá trị cốt lõi của họ. Trong tương lai, cuộc CMCN 4.0 được coi là thành công hay không phụ thuộc vào vị trí của con người trong xã hội tại thời điểm đấy. Con người vẫn sẽ phải đứng ở vị trí cao nhất, không phải bị đe dọa thay thế bằng robot, hay phải từ bỏ tâm hồn và trái tim vì những lợi ích của cá nhân. Đấu tranh vì con người, giữ vững được sự sáng tạo, lòng cảm thông, sự thấu cảm và khả năng quản lý sẽ đem lại một cuộc CMCN 4.0 như mong đợi, và đưa các chuẩn mực đạo đức đó về đúng với giá trị cốt lõi của một con người. (Collins & Pettit, 2017)

d) Tác động đến việc làm và phân cực lực lượng lao động

Hệ quả lớn nhất của cuộc CMCN 4.0 đến thị trường lao động là sự bất ổn, xây ra những bất công lớn và sau cùng là phá vỡ những cốt lõi căn bản được gây dựng lên từ bao thế hệ và các cuộc CMCN 4.0. Đầu tiên là sự lên ngôi của công nghệ điện tử và công nghệ thông tin, khi mà những trí tuệ nhân tạo A.I, cho đến các dây chuyền hệ thống quản lý ảo và dây chuyền sản xuất tự động hóa làm được các công việc cần số lượng nhân lực, với hiệu suất, năng suất, chất lượng cao hơn một bậc. Hơn nữa, sự chênh lệch về lợi nhuận giữa 1 đồng vốn đầu tư vào máy móc và 1 đồng vào nhân công càng tăng lên, hệ quả tất yếu là người lao động sẽ bị dư thừa. Mặt lợi của vấn đề này đó là các công việc khó khăn, nguy hiểm sẽ được máy móc thực hiện, giảm bớt nguy hiểm, trong khi đó thu nhập bình quân cũng sẽ tăng lên.

(MON, 2017)

Như đã đề cập ở tác động đến kinh doanh bởi cuộc CMCN 4.0, thời điểm này sẽ là cơ hội vàng cho các doanh nhân khởi nghiệp, các công ty muốn mở rộng phát triển sẽ có nhiều lựa chọn để phát triển mà không cần lệ thuộc quá nhiều vào nguồn vốn, mà cái họ cần là các nhân viên có năng lực, kỹ năng cao. Nói cách khác, nhân tố cốt lõi của nền sản xuất giờ sẽ là năng lực, chứ không phải điều gì khác. Điểm này sẽ làm sâu sắc thêm mâu thuẫn trong xã hội trước đây khi mà giới tư sản và vô sản đã có với sau suốt thế kỷ XX, nhóm kỹ năng thấp vẫn sẽ bị trả lương thấp

nhưng cơ hội việc làm mất đi vào tay máy móc, nhóm kỹ năng cao được trả lương cao hơn và được săn đón, chào mời bởi các tổ chức, doanh nghiệp.

Tuy nhiên, trong kỳ vọng và dự báo của các nhà kinh tế học tại WB hoặc WEF, cuộc CMCN 4.0 sẽ khiến cơ hội việc làm, một số nghề biến mất nhưng sẽ tạo ra nhiều công việc mới cho con người hơn. (Blogs, wb). Về tổng thể, theo dự toán của ATD thì cho đến năm 2021, tổng số lượng người mất việc sẽ lên đến 5 triệu người trên toàn thế giới- một con số đáng quan ngại, nhưng điều đó không ngăn cản kỳ vọng vào các công việc mới trong thời gian tới xuất hiện sẽ đem lại cơ hội mới cho lực lượng lao động. Các kỳ vọng có thể lý giải như sau:

Thứ nhất, tốc độ thay đổi công nghệ nhanh hơn bao giờ hết. Nếu như trước đây Thomas Newcomen cần 10 năm để cải tiến động cơ sau đó mới công bố trên toàn thế giới vào năm 1712, thì việc đó giờ có thể chỉ mất có 10 ngày đến 10 tuần. Một ví dụ khác là chiếc điện thoại Samsung chỉ sau 3 năm đã lỗi thời, không theo kịp được các nền tảng apps, từ thay đổi hệ nền tảng 32 bit lên 64 bit của các apps này khiến những máy điện thoại sản xuất trước đây 5-6 năm không thể sử dụng được bình thường nữa. Do vậy, nhân lực cho NC&PT và các dịch vụ liên quan sẽ tăng lên.

Thứ hai, thời đại của cuộc cách mạng kỹ thuật số đang bùng nổ với các công nghệ mới: Trí tuệ nhân tạo, Dữ liệu lớn; Internet di động; vv.. Trong thời gian tới danh sách này sẽ dài hơn và làn sóng công nghệ này sẽ tạo ra làn sóng kinh doanh và cơ hội việc làm mới.

Thứ ba, cơ sở dữ liệu rất lớn có thể được truy cập ở bất cứ đâu và bằng bất kỳ ai, vì vậy nghiên cứu, thử nghiệm và sáng tạo có thể làm được ở bất cứ nơi đâu chứ không chỉ tại riêng các trung tâm nghiên cứu, thúc đẩy nghiên cứu KH&CN và phát triển cơ đồ, cơ hội khởi nghiệp rộng mở.

Thứ tư, cơ hội đầu tư và nguồn vốn đang cực kỳ mỡ màng, khắp nơi trên thế giới làn sóng khởi nghiệp không ngừng, cùng đó là sự rộng mở hầu bao để tìm kiếm

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) NGHIÊN cứu đầu tư vào LĨNH vực CÔNG NGHỆ THÔNG TIN TRONG bối CẢNH CÁCH MẠNG CÔNG NGHIỆP 4 0 KINH NGHIỆM QUỐC tế v (Trang 31 - 39)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(117 trang)