Từ lâu, Hoa Kỳ đã đứng ở vị trí hàng đầu trong lĩnh vực ICT. Trong đó, ICT đóng góp vào mọi ngành công nghiệp, giúp nâng cao năng lực và năng suất của mọi hoạt động kinh doanh;cũng như mang lại lợi ích cho mọi gia đình và cá nhân. Trong suốt thế kỷ XX kể từ khi Internet ra đời cho đến khi CMCN lần thứ ba nổ ra, sự biến đổi mạnh mẽ từ dịch vụ điện thoại mở rộng (POTS) sang sợi quang tiên tiến, mạng không dây.
Năm 2009, ngành công nghiệp ICT đã đóng góp 1 nghìn tỷ USD vào GDP của Hoa Kỳ, chiếm 7.1%GDP quốc gia. Trong đó, bản thân khu vực đóng góp 600 tỷ USD và 400 tỷ còn lại đến từ các ngành khác dựa trên ICT . Từ những năm 1990
đến nay, ICTs đã đóng góp nhiều hơn 25% đến tổng GDP của Hoa Kỳ. Ngoài ra, trong khoảng thời gian từ năm 1995-2005, năng suất lao động cũng được tăng hơn 3% mỗi năm nhờ có việc ứng dụng ICT. Bên cạnh đó, lực lượng lao động trong ngành này cũng có mức thu nhập bình quân rất cao với tổng số lao động toàn thời gian trong năm 2009 thuộc về các công ty ICT là 3.535.000 lao động, với mức thu nhập bình quân là 107.229 USD, cao hơn 80,6% so với thu nhập bình quân cả nước.(Joseph C. Andersen & Danielle Coffey, 2009)
+ Quy mô đầu tư: Đến thời điểm hiện tại, Hoa Kỳ cũng đã chứng kiến được sự thay đổi chuyển mình trong định hướng đầu tư phát triển của Chính phủ. Tại Hoa Kỳ, Cục Dự trữ liên bang Mỹ hằng năm dành chi đầu tư cho ICT một khoảng bình quân 93 tỷ USD, trong đó các khoản đầu tư vào ICT được phân bổ cho 02 mục tiêu chính: ICT cho quốc phòng và không quốc phòng. Theo đó, mỗi năm tổng đầu tư ICT của Hoa Kỳ tăng 4% (năm 2017 so với năm tài khóa 201) và 1.7% (năm 2018 so với năm tài khóa 2019).
2016 2017 2018
Bộ Quốc phòng 38,061 40,844 42,521 Không quân sự 52,219 53,250 53,168 Tổng cộng 90,280 94,094 95,688
+ Cơ cấu đầu tư: Cụ thể, trong năm tài khóa 2018 Chính phủ Mỹ thực hiện đầu tư, tài trợ cho 4087 hoạt động ICT, trong đó có 4 nhóm chính: nhiệm vụ quốc phòng; dịch vụ hành chính và hệ thống hỗ trợ; Cơ sở hạ tầng ICT, bảo mật ICT và quản lý hệ thống ICT; và các khoản tài trợ khác cho các tổ chức phi liên bang về ICT. Theo đó, tỷ lệ đầu tư vào ICT của Hoa Kỳ có sự đồng đều giữa các Bộ, Sở như Giao thông vận tải, Nông nghiệp, Thương mại với tỷ lệ phần trăm là sấp xỉ 3% (Khoảng 2 đến 3 tỷ USD). Các hoạt động đầu tư vào Quốc phòng không được thể hiện ra chi tiết, nhưng luôn giữ được mức duy trì bình quân trên 40% tổng đầu tư vào ICT mỗi năm của Hoa Kỳ. Đối với các hoạt động khác, số ngân sách cần đểduy
trì và triển khai các hoạt động đầu tư, dự án (đặc biệt duy tu bảo dưỡng hệ thống cơ sở vật chất) ICT đang diễn ra lên đến 38.1 tỷ USD, và con số này có dấu hiệu tăng lên không ngừng từ năm 2015 đến nay. Trên thực tế, khi so sánh với các nền công nghiệp khác thì số lượng vốn đầu tư vào ICT ở Hoa Kỳ vẫn là thấp so với nhu cầu thực tế và với mục tiêu của các tổ chức về ICT. Năm 2009, PITAC, PCAST, và Học viện khoa học quốc gia đều chỉ ra rằng nhu cầu thực tế dành cho ICT tại quốc gia này chưa đủ đáp ứng 1 nửa những gì họ cần. Và những con số mà Cục Dự trữ liên bang Mỹ (FED) đưa ra- phần trăm đầu tư cho ICT trên thực tế là không chính xác vì FED còn chi ra các khoản đầu tư vào Khoa học toán máy tính- mặc dù là trích từ nguồn ngân sách quốc gia là ở ô của ICT, và vẫn còn thấp hơn cả những ngành khoa học đời sống, kỹ thuật, khoa học vật lý và khoa học môi trường.
Tiếp theo, Chính phủ Hoa Kỳ cũng tập trung đầu tư vào cải thiện, nâng cấp hệ thống hoạt động, dịch vụ công thông qua đầu tư vào dịch vụ kỹ thuật số hiện đại, cải thiện an ninh mạng. Sự khác biệt ở đây không dừng ở việc Chính phủ Hoa Kỳ thay thế các hệ thống ICT cũ lạc hậu mà tiếp cận vào bản chất: có nghĩa là thay đổi từ cách thức hệ thống vận hành, thay đổi quy trình kinh doanh bằng việc sử dụng các phương pháp, cách thức có ứng dụng ICT như dịch vụ điện toán đám mây, dịch vụ chỉa sẻ để tăng tính hiệu quả, mở rộng quy mô để giải quyết các thách thức kinh doanh thông thường của Chính phủ liên bang. Và thực tế việc ứng dụng công nghệ điện toán đám mây đã thể hiện được hiệu quả sau vài năm ứng dụng, cụ thể với các tổ chức nhỏ nhất cũng tiết kiệm được đến 500 ngàn dollar Mỹ hàng năm cho đến chục triệu USD như Bộ Tư pháp Mỹ.
Trong kế hoạch hằng năm về xây dựng kế hoạch đầu tư ICT, để tối ưu hóa và đạt hiệu quả cao hơn, để sử dụng dữ liệu chi tiêu CNTT liên bang tốt hơn, Liên bangChính phủ phải tích hợp các nỗ lực thu thập dữ liệu, chuẩn hóa dữ liệu báo cáo và cơ hội mới đểđơn giản hóa, tự động hóa và củng cố báo cáo. Những nỗ lực như vậy có thể xây dựng dựa trên các sáng kiến liên bang hiện có như Đạo luật về Minh bạch trách nhiệm kỹ thuật số (DATA) năm 2014 (Luật Công 113-1101), giúp cải thiện báo cáo tài chính và các tiêu chuẩn dữ liệu của chính phủ. Hơn thế nữa,Liên bang chấp nhận các tiêu chuẩn ngành để theo dõi chi tiêu ICT sẽ cải thiện tính nhất
quán, chi tiết vàchất lượng thông tin chi tiêu ICT của Liên bang và do đó thúc đẩy phân tích, đánh giá và lập kế hoạch có ý nghĩa hơn.(US office of management and budget, 2018)
+ Hiệu quả đầu tư: Theo báo cáo của WEF, chỉ số NRI của Hoa Kỳ đã tăng 2 bậc lên so với năm 2015, lên vị trí thứ 5 năm 2016. Dựa trên cơ sở hạ tầng cùng với các ngành công nghiệp dựa trên ICT sẵn có, Hoa Kỳ vẫn đứng ở vị trí thứ 3 về môi trường kinh doanh và đổi mới ICT. Tuy nhiên, Chính phủ Hoa Kỳ không can thiệp nhiều vào môi trường kinh doanh đổi mới khi mà các chính sách, hệ thống pháp lý của họ vẫn không đóng góp nhiều vào sự thành công của nền kinh tế mà phụ thuộc hoàn toàn vào khối doanh nghiệp. Chỉ số về hệ thống pháp lý hỗ trợ của Hoa Kỳ chỉ chiếm vị trí thứ 49 trên 139 quốc gia, thấp hơn rất nhiều với các chỉ số khác, thuế sắc, thuế quan vẫn rất cao (chiếm lần lượt vị trí thứ 93, 77). Ngoài ra, Hoa Kỳ lại không phải một quốc gia có dành sự đầu tư giáo dục đào tạo vào ICT, trên thực tế, phần đông lao động ICT ở Hoa Kỳ đều đến từ các quốc gia khác như Ấn Độ, Châu Âu, vvv. Từ đó, có thể thấy được rằng thực tế Chính phủ Hoa Kỳ không dồn nhiều nguồn lực và sự quan tâm đến ICT, nhưng bản thân lĩnh vực này vẫn là động lực tăng trưởng mạnh mẽ cho Hoa Kỳ và vẫn thu hút một lượng đông đảo lao động chất lượng cao đến đây do các điều kiện cơ sở làm việc, môi trường kinh doanh, nghiên cứu thuận lợi, thu nhập bình quân cao do khối doanh nghiệp tư nhân tạo ra.Các hoạt động đầu tư đó cũng chứng thực được tầm quan trọng của ICT, theo đó khu vực dịch vụ ICT đã tăng thêm 63.300 việc làm từ năm 2013 đến năm 2014 và khu vực R&D, thử nghiệm và dịch vụ kỹ thuật đã tăng thêm 50.700 việc làm.Ngành công nghiệp ICT chiếm 7,1% GDP của Mỹ và 11,4% trong tổng số tiền lương của khu vực tư nhân Mỹ. Cụ thể: 129,600 việc làm được bổ sung vào giữa năm 2013 và 2014, các công ty công nghệ sử dụng 5,7% lao động khu vực tư nhân trong năm 2014, công nhân ngành ICT kiếm được mức lương trung bình là 100.400 đô la, cao hơn 102 % so với mức lương trung bình của khu vực tư nhân ở Hoa Kỳ. Tổng số lương của các lao động trong ngành này có trị giá 654 tỷ đô la trong năm 2014, chiếm hơn 11 phần trăm của tất cả biên chế khu vực tư nhân của Hoa Kỳ.(Tech
2.2.2.Hoạt động đầu tư tại Singapore
Đối ngược với Hoa Kỳ, Singapore không có được môi trường kinh doanh, cơ sở hạ tầng, nguồn lao động dồi dào tại khởi điểm đầu. Trong vòng 30 năm kể từ khi độc lập, Singapore đã chuyển mình, nền kinh tế biến đổi từ nền kinh tế thặng dư lao động, kinh tế sản xuất thâm canh sang nền kinh tế dựa trên lao động kỹ năng, tay nghề và kỹ thuật cao. Đến thời điểm hiện tại, Singapore đang đứng đầu trên bảng xếp hạng của WEF về chỉ số NRI, và trên thực tế, phải đến những năm 1997, Chính phủ Singapore mới quyết định tập trung các chính sách về Công nghệ-Thông tin- Truyền thông lại, tránh để tình trạng rời rạc, phân tán thiếu tập trung. Đầu tiên, chính phủ Singapore tiến hành sáp nhập Cơ quan viễn thông Singapore và Ban Máy tính quốc gia (NCB) vào tháng 12 năm 1999. Chính phủ Singapore cũng nêu ra nhân tố chủ đạo, đóng vai trò quyết định cho sự thành công của mục tiêu này là dựa trên nhóm doanh nghiệp, khởi đầu với các doanh nghiệp vừa và nhỏ với các chính sách hỗ trợ, từ gián tiếp đến trực tiếp ở giai đoạn đầu tiên. Sau đó, các hướng hỗ trợ trực tiếp, một cách toàn diện đến các doanh nghiệp, trong đó các doanh nghiệp lớn là trọng tâm ở giai đoạn này. Cụ thể:
+Quy mô đầu tư: Khác biệt với Hoa Kỳ, Singapore tiến hành tiếp cận một cách tổng thể của cả quốc gia, bao gồm cả khu vực tư nhân lân khu vực công. Giai đoạn đầu tiên, Chính phủ Singapore tiến hành bằng việc đưa ra Chương trình tin học hóa dịch vụ dân sự (Civil Service Computerisation Programme) năm 1982. Hai mục tiêu chính của chương trình này là nâng cao hiệu quả hoạt động thông qua ứng dụng ICTs tại các bộ và cơ quan trong nước. Thứ hai là liên kết và phối hợp làm việc giữa các tổ chức đại diện trung gian trong dịch vụ dân sự. Bên cạnh đó, xu hướng nhập khẩu công nghệ thông qua cung cấp nhiều ưu đãi thu hút các công ty đa quốc gia (Multinational Companies) tại thời điểm này đem lại hiệu ứng tích cực tức thì. Singapore không có được lợi thế về tự nhiên, nguồn lao động thiếu hụt và chất lượng thấp nên họ chọn cách thức học hỏi công nghệ từ các công ty đa quốc gia mà không thông qua nghiên cứu và phát triển, đầu tư cơ sở hạ tầng và đầu tư phát triển nguồn nhân lực. Tất nhiên, đây chỉ là hiệu ứng tác động tràn (spill-over effects), không đem lại lợi ích trực tiếp cho Singapore trên hệ thống của quốc gia này như cơ
sở hạ tầng, hệ thống chuyên gia, nghiên cứu công nghệ cao. Về phía các doanh nghiệp, công ty nhỏ và vừa trong nước, Chương trình khuyến khích, kêu gọi thông qua các buổi trình diễn thể hiện lợi ích của việc ứng dụng ICTs, đồng thời cho các công ty này cơ hội để học hỏi các công nghệ mới (kể cả các công nghệ mới và đắt tiền) mà không cần phải chi trả hoặc cam kết đối ứng. Ngoài ra, Chương trình cũng hỗ trợ cho khối doanh nghiệp tư nhân bằng cách cung cấp các chuyên gia ICTs có cơ sở, chuyên môn vững chắc. Tuy nhiên, điểm hạn chế của Chương trình ở thời điểm này đó là phạm vi tác động không đến được các doanh nghiệp lớn, khi mà tính ứng dụng ICTs trong các công việc kinh doanh cụ thể, trong việc triển khai hệ thống ICTs. Tuy nhiên, giai đoạn này vẫn thu được dấu hiệu khả quan trong việc triển khai Chương trình thực hiện mục tiêu của Chính phủ Singapore, các kết quả thu được tạo tiền đề cho các chính sách đặc thù dành cho ICTs từ năm 1997-gắn liền với các doanh nghiệp nhỏ và vừa được hình thành.
Giai đoạn 2: năm 1985, Chính phủ Singapore đã ban hành kế hoạch IT quốc gia với 7 hướng tiếp cận ICT: Đầu tư phát triển chuyên gia IT; nâng cấp cơ sở hạ tầng Công nghệ thông tin- truyền thông; thúc đẩy ngành công nghiệp ICT; đồng phối hợp giữa các tổ chức thúc đẩy phát triển ICT; xây dựng môi trường, nền văn hóa dành cho ICT; thúc đẩy đổi mới sáng tạo, kinh doanh và khuyến khích sử dụng ICT trong môi trường làm việc. Trong đó, 3 hướng tiếp cận cuối là tập trung dành cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ. Chính phủ Singapore tập trung vào việc đưa ra 2 chương trình tin học hóa doanh nghiệp nhỏ (SECP) và Chương trình kế toán trên máy tính của Doanh nghiệp nhỏ. SECP bao gồm việc cung cấp hỗ trợ kỹ thuật cho các DNVVN thông qua hình thức hỗ trợ trực tiếp, thông qua các cố vấn kỹ thuật và tư vấn, thông qua các giai đoạn khác nhau của tin học hoá; hoặc hỗ trợ gián tiếp, khi Ban máy tính quốc gia hỗ trợ các DNVVN thông qua các hiệp hội thương mại / nghề nghiệp tương ứng. Đối với giáo dục. hai trường cao đẳng và đại học quốc gia được định hướng hướng tới đào tạo liên quan đến ICT; ở cấp hai và cấp tiểu học, hệ thống đã được cơ cấu lại từ hệ thống Anh để kết hợp các tính năng của một hệ thống Đức, như đào tạo năng lực về toán học và kỹ thuật. Đối với văn hóa sử dụng ICT thì hướng đến việc sử dụng công nghệ ICTs để làm việc qua mạng.
Giai đoạn 3: Ba năm từ tháng 4 năm 1997 đến tháng 1 năm 2000 đã chứng kiến sự thay đổi nhanh chóng trong cả ngành công nghiệp ICT và chính sách về CNTT & TT ở Singapore. Khi thiên niên kỷ tiếp cận, chính phủ Singapore đã thông qua một chính sách tự do hóa và hợp nhất dẫn tới một lộ trình sửa đổi, tăng tốc cho tự do hoá viễn thông và hội tụ các công nghệ thông tin, truyền thanh và truyền thông. Trong thời gian này, các loại phí hoạt động dịch vụ và rào cản tham gia thị trường cũng được gỡ bỏ. Sự chuyển đổi xuất phát từ việc thúc đẩy công nghệ của các công ty đa quốc gia sang việc thúc đẩy công nghệ kỹ thuật. Được thúc đẩy bởi cuộc khủng hoảng tài chính năm 1997 tại Châu Á, chính phủ Singapore bắt đầu kiểm tra lại vai trò truyền thống của nhập khẩu công nghệ và nghiên cứu phát triển KH&CN từ các nguồn nước ngoài và bắt đầu hướng nội vào địa phương, tìm kiếm tài năng trong khu vực. Mục tiêu là tăng cường khoa học và công nghệ cho sinh viên, chuyên gia và công chúng thông qua phát triển kinh doanh; phát triển môi trường thuận lợi; thúc đẩy tài chính và đầu tư; phát triển nguồn nhân lực cho R & D và kỹ thuật công nghệ; thiết lập các hoạt động quốc tếvà tăng cường cơ sở hạ tầng công nghệ. Ví dụ, một website được tạo ra bởi Hội đồng Khoa học quốc gia (NSTB) gồm một tập hợp các liên kết hữu ích với các ý kiến chuyên gia liên quan đến việc bắt đầu và vân hành một DNVVN dựa trên ICT, cùng với thông tin về tài trợ, bảo hiểm mất mát và các hình thức khác liên quan đến vấn đề hành chính. Cụ thể, năm 1998 có 40 doanh nghiệp khởi nghiệp đã nhận được hơn 160 triệu USD nguồn vốn liên doanh, năm 1999 là thêm 31 doanh nghiệp với tổng vốn đầu tư là 252 triệu USD
Giai đoạn 4: Với mục tiêu đến năm 2010 biến Singapore hoàn toàn trở thành một quốc gia có lĩnh vực ICT năng động sôi động trên toàn cầu với sự phát triển mạnh mẽ và nền kinh tế thịnh vượng dựa trên ICT, chương trình Infocomm 21 đã được xây dựng. Trên cơ sở thế giới đang ở trong cuộc CMCN lần thứ 3, chương trình đặt ra trọng tâm là mở rộng hướng phát triển, vẫn giữ vững đảm bảo được tốc độ và sự linh hoạt; dựa theo định hướng thị trường, định hướng của khu vực tư nhân và triển vọng toàn cầu.
Infocomm nhắm đến việc đưa Singapore trở thành một trung tâm viễn thông của khu vực, xây dựng cơ sở hạ tầng kết nối mọi thành phần từ khu vực công đến