Kinh nghiệm từ các quốc gia về chính sách đầu tưvà phát triển vào lĩnh vực

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) NGHIÊN cứu đầu tư vào LĨNH vực CÔNG NGHỆ THÔNG TIN TRONG bối CẢNH CÁCH MẠNG CÔNG NGHIỆP 4 0 KINH NGHIỆM QUỐC tế v (Trang 92 - 96)

lĩnh vực ICT

Các đối tượng nghiên cứu kinh nghiệm của người viết trên thực tế được phân loại thành 3 nhóm theo các tiêu chí khác nhau. Đối với Hoa Kỳ, những thành công mà Hoa Kỳ đang đạt được xuất phát từ nền tảng lực lượng lao động kỹ năng cao có sẵn, cơ sở hạ tầng hiện đại, chất lượng giáo dục tốt. Đồng thời cũng dựa trên môi trường kinh doanh thuận lợi, thu hút được nguồn lao động, đầu tư vào thị trường này, theo đánh giá của WEF với năm 2016 Hoa Kỳ đạt được vị trí thứ 3 về môi trường thuận lợi cho phát triển doanh nghiệp và đổi mới sáng tạo. Tuy nhiên, bản thân Chính phủ Mỹ không có sự mặn mà với cơ hội đầu tư mà lĩnh vực này đem lại, nguồn lực đầu tư tập trung vào chính sách quốc phòng, an ninh (gần 50% tổng nguồn đầu tư vào ICT hàng năm của Chính phủ Hoa Kỳ là được đưa vào công nghệ phục vụ an ninh, quốc phòng). Còn lại các hoạt động chi tiêu, đầu tư khác của Hoa Kỳ được phân bố đồng đều vào các khu vực trong nền kinh tế với mục tiêu chính đưa hệ thống dịch vụ công, hệ thống quản lý được cải thiện, số hóa để theo được tốc độ phát triển của CMCN 4.0

Malaysia là trường hợp thứ hai, đại diện cho nhóm các quốc gia đang phát triển dành nguồn lực đầu tư vào lĩnh vực ICT. Bản thân chính phủ Malaysia cũng rất coi trọng việc phát triển ngành ICT với mục tiêu trở thành Chính phủ điện tử. Thông qua đầu tư của Chính phủ bằng hệ thống chính sách, đầu tư nguồn lực (xếp thứ 5 trên tổng số 139 quốc gia về sự thành công của Chính phủ trong việc thúc đẩy phát triển ICT), hiện nay Malaysia đang có rất nhiều lựa chọn để phát triển khi mà khối doanh nghiệp đang cung cấp rất nhiều giải pháp, nhằm kết nối tất cả với nhau thành một hệ thống. Tuy nhiên, không như Hoa Kỳ, mặc dù Malaysia là một đại diện tiêu biểu cho nhóm các quốc gia đầu tư, dành sự quan tâm đến ICT thì hệ thống cơ sở vật chất lại khiến cho quốc gia này bỏ lỡ nhiều cơ hội. Hiện tại, chỉ số sẵn sàng của Malaysia trên phương diện: Cơ sở vật chất, khả năng đáp ứng cơ hội là

khá thấp, đặc biệt là khả năng đáp ứng rất thấp khi mà chi phí để sử dụng Internet vẫn rất cao; hoặc độ bao phủ của mạng di động cá nhân là rất thấp (chỉ có 95.4% trên tổng số 139 nước, và phần lớn các nước đều có độ bao phủ trên 99%). Ngoài ra, mặc dù có sự đầu tư, định hướng của Chính phủ nhưng người dân Malaysia vẫn chưa dành nhiều sự quan tâm đến việc tận dụng cơ hội do ICT mang lại. Hiện tại, chỉ có khoảng 67.5% người dân Malaysia sử dụng Internet, trong khi đó, số lượng người sử dụng mạng internet cố định càng thấp hơn khi mà chỉ có 10 người trên 100 người sử dụng (chủ yếu là do chi phí sử dụng quá cao). Nhìn chung, Chính phủ Malaysia vẫn còn rất nhiều điều phải làm, không chỉ dừng ở các chính sách, định hướng đầu tư vào khối doanh nghiệp mà việc thúc đẩy người dân sử dụng các dịch vụ, tham gia, đóng góp xây dựng để đưa Malaysia trở thành một quốc gia, chính phủ điện tử hoàn thiện.

Đối với Singapore, để có thể đạt được những thành công như hiện nay là cả một quá trình đầu tư lâu dài, đúng đắn của Chính phủ Singapore, đồng thời cùng với sự hỗ trợ từ nguồn lực bên ngoài thông qua FDI, ODA vào lĩnh vực ICT.. Về tổng thể, Singapore là điển hình cho các quốc gia khác học tập kinh nghiệm, chính sách , định hướng phát triển trong quá trình đầu tư phát triển lĩnh vực ICT, đặc biệt là việc chính phủ Singapore đã đưa ICT trở thành ngành đóng yếu tố quan trọng cho hầu hết các ngành công nghiệp, tăng cường khả năng cạnh tranh của Singapore thông qua nâng cao năng suất và chuyển đổi các quy trình kinh doanh trong các ngành như tài chính, dịch vụ và sản xuất. Lĩnh vực ICT ở Singapore được quản lý bởi Cơ quan phát triển truyền thông thông tin (IMDA), công ty chuyên về quy hoạch và truyền thông, phát triển tài năng và công nghiệp và Ủy ban bảo vệ dữ liệu cá nhân. Một cớ quan riêng biệt khác là cơ quan Công nghệ Chính phủ (GovTech) xử lý các vấn đề liên quan đến dịch vụ kỹ thuật số của Chính phủ và công nghệ được áp dụng. Chính phủ Singapore cũng đặt ra mục tiêu, tương đồng như Malaysia, đó là trở thành một quốc gia thông minh (Smart Nation) được điều phối bởi văn phòng Smart Nation và văn phòng Chính phủ, cùng với sự hỗ trợ của các cơ quan chính phủ khác, trong đó 5 lĩnh vực then chốt trong đó ICT đóng vai trò quan trọng tại

trường, (3) Năng suất kinh doanh, (4) Sức khỏe và y tế, (5) dịch vụ khu vực công. Một số ví dụ cụ thể về các dự án đang được phát triển tại Singapore theo chiến dịch Quốc gia thông minh như:

1. Công nghệ nhà thông minh đang được thử nghiệm vận dụng, là một phần trong Khung thành phố thông minh của HDB (Housing and development Board- Bộ phận phát triển nhà ở)

2. Hội nghị của ủy ban vận tải tự động bàn về việc lập biểu đồ định hướng chiến lược cho các phương tiện giao thông tự động

3. Thành lập Trung tâm hỗ trợ y tế và công nghệ robot (Centre for Healthcare Assistive and Robotics Technology) tại bệnh viện Changi để tạo điều kiện hợp tác giữa các viện nghiên cứu, các ngành công nghiệp và nghiên cứu để phát triển các giải pháp chăm sóc sức khỏe dựa trên robot và công nghệ hỗ trợ.(IMDA, 2018) Ngoài ra, lộ trình thực hiện chiến lược phát triển ICT ở Singapore cũng rất đồng bộ, chủ yếu dựa trên cơ sở quốc gia Singapore có nguồn lực dồi dào và diên tích nhỏ khiến quá trình đồng bộ hóa, cải thiện sẽ dễ hơn so với các quốc gia khác.

So sánh với tình hình của Việt Nam hiện nay, Malaysia là quốc gia có hiện trạng tương đồng nhất do có cùngbối cảnh chính trị, kinh tế khu vực ASEAN. Tuy nhiên, khác với hiện trạng về đầu tư vào ICT của Malaysia thì Việt Nam đã gặp phải những khó khăn nhất định trong việc triển khai các chính sách, chiến lược phát triển riêng mặc dù tiếp cận đến ICT từ rất sớm. Cụ thể, đề án tin học hóa quản lý hành chính nhà nước (đề án 112) của Chính phủ Việt Nam được đánh giá là thất bại, phải dừng triển khai sau 05 năm triển khai. Có rất nhiều lý do cho sự thất bại của đề án này nhưng sẽ được làm rõ ở phần sau.

Tổng kết lại, các quốc gia nêu trên là 3 trường hợp cụ thể, với các cách thức, hoạt động đầu tư vào ICT khác nhau, và mỗi quốc gia đều thể hiện ra một số kinh nghiệm đầu tư mà Chính phủ và doanh nghiệp Việt Nam có thể học hỏi được:

1. Một chính sách, chiến lược đồng bộ để đat được các mục tiêu trong dài hạn, có sự quyết tâm, quyết liệt của Chính phủ, đồng thời có các chính sách kích thích

hoạt động đầu tư của khối doanh nghiệp tư nhân thông qua các ưu đãi về thuế, hệ thống pháp lý

2. Đầu tư đồng bộ, nhưng nên triển khai từng bước một. Nói cách khác, nên triển khai từng phần theo thời gian thay vì đầu tư dàn trải, thiếu tập trung. Dành nguồn lực vào các thành phần cần sự quan tâm, có tiềm năng để phát triển, làm tiền đề cho các thành phần khác có điểm tựa để bật lên. Cụ thể về lộ trình đầu tư sẽ được nghiên cứu thêm để phù hợp với điều kiện Việt Nam

3. Thực hiện phân cấp, phân quyền sử dụng kinh phí cho các Bộ, ngành. Thành lập các quỹ phát triển, đầu tư vào lĩnh vực ICT để nguồn vốn được đưa đến tay các doanh nghiệp. tổ chức về ICT có tiềm năng.

4. Tạo điều kiện cho các cán bộ, người lao động có tay nghề, kỹ năng cao sang học tập, làm việc tại các cơ sở khoa học, trường đại học, viện nghiên cứu phát triển ICT. Đây là cách thức Malaysia đang thực hiện khi mà khối trường, trung tâm đào tạo của Malaysia không đáp ứng được do sự giới hạn về năng lực, và để đạt được mục tiêu Vision 2020 thì bản thân người lao động, học sinh, sinh viên ở Malaysia phải sang học tập ở nước ngoài trước khi quay lại đóng góp trí tuệ vào sự phát triển của quốc gia.

CHƯƠNG 3: MỘT SỐ GỢI SUY VỀ ĐẦU TƯ VÀO LĨNH VỰC CÔNG NGHỆTHÔNG TIN TRONG BỐI CẢNH CÁCH MẠNG CÔNG NGHIỆP 4.0

3.1. TỔNG QUAN THỰC TRẠNG ĐẦU TƯ VÀO LĨNH VỰC CÔNG NGHỆ THÔNG TIN TRONG BỐI CẢNH CÁCH MẠNG CÔNG NGHIỆP 4.0

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) NGHIÊN cứu đầu tư vào LĨNH vực CÔNG NGHỆ THÔNG TIN TRONG bối CẢNH CÁCH MẠNG CÔNG NGHIỆP 4 0 KINH NGHIỆM QUỐC tế v (Trang 92 - 96)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(117 trang)