Tác động của đầu tưvào lĩnh vực công nghệ thôngtin trongbối cảnh công

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) NGHIÊN cứu đầu tư vào LĨNH vực CÔNG NGHỆ THÔNG TIN TRONG bối CẢNH CÁCH MẠNG CÔNG NGHIỆP 4 0 KINH NGHIỆM QUỐC tế v (Trang 61 - 78)

côngnghiệp 4.0 đến nền kinh tế - xã hội

Trên thực tế, tập trung đầu tư vào ICTs, lấy đổi mới trên nền tảng công nghệ cũng tạo ra rất nhiều sự cạnh tranh giữa các công ty có nền tảng về công nghệ và công ty không có. Thực tế, trong một nền kinh tế cạnh tranh, không có đổi mới nào không gắn liền với công nghệ mà có thể trụ lại được do sự cạnh tranh quá gay gắt giữa các thành phần kinh tế. Thông qua các chỉ số trong 5 năm vừa qua theo diễn đàn kinh tế thế giới đã rút ra được những điều sau:

2.1.2.1 Sự thay đổi về năng lực đổi mới sáng tạo

Hình 2.1: Năng lực đổi mới và số lượng Patent đăng ký trên 1 triệu dân giai đoạn 2012-2016

Nguồn: WEF 2016

Hiện tại, các nhà lãnh đạo trên thế giới đang tập trung đẩy mạnh vào đổi mới sáng tạo, thể hiện qua xu hướng tăng lên về năng lực đổi mới. Trước đây, để đo đạc về đổi mới sáng tạo thường sử dụng số lượng đăng ký Patent để đánh giá, tuy nhiên những gì số lượng đăng ký chỉ thể hiện một góc nhỏ của vấn đề. Vì cuộc CMCN 4.0 này đang nuôi dưỡng hình thành cũng dựa trên tiền đề của sự thay đổi về bản chất của đổi mới sáng tạo. Không chỉ dừng lại đổi mới về sản phẩm, các mô hình kinh

Dựa trên báo cáo của ngân hàng thế giới sau khi điều tra hơn 14.000 lãnh đạo các doanh nghiệp trên 140 nền kinh tế trong suốt 5 năm từ năm 2012 đến năm 2016 về nhận thức của họ đối với năng lực đổi mới sáng tạo đối với bản thân công ty. Gần như toàn bộ những phiếu trả lời trên mọi khu vực cho rằng năng lực đổi mới của họ có tăng lên, nhưng với một tốc độ từ từ (Hình 2.1) Từ đó, có 3 câu hỏi được đặt ra là: Đối với bản thân các doanh nghiệp này cũng nhận thức được thời điểm này phương án chiến lược tối ưu của tất cả đều phải dồn lực vào đổi mới sáng tạo, thì những nguồn lực đầu tư này liệu có được phản ánh dựa trên số lượng các sản phẩm công nghệ tạo ra dựa trên đổi mới hay không? Thứ hai, nếu có, thì loại hình đổi mới nào mà công ty đã vận dụng (mô hình kinh doanh, đổi mới sản phẩm hay sản phẩm được tạo ra từ nền tảng công nghệ số)? Và cuối cùng, những yếu tố nào đang làm thay đổi loại hình công nghệ mà các công ty lựa chọn để đầu tư?

Hình 2.2: Năng lực đổi mới và số lượng Patent đăng ký trên 1 triệu dân từ năm 2012-2016

Trước đây, để đánh giá về số lượng sản phẩm công nghệ được tạo ra từ đổi mới sáng tạo thì chỉ số tính toán về số lượng các Patent được đăng ký trên một phạm vi dân cư được sử dụng. Các hoạt động nghiên cứu Patent diễn ra liên tục và không ngừng trên khắp khu vực các nền kinh tế, đặc biệt là vùng kinh tế đã phát triển và nhen nhúm tại một số khu vực. Cụ thể, khu vực các nước đang phát triển tại Châu Âu cũng như Trung Đông và Bắc Phi cũng đều chứng kiến sự tăng trưởng trong số lượng Patent được đăng ký (theo hình 2.1 và 2.2), mặc dù số lượng là không đáng kể và không thể so sánh được với khu vực đã phát triển. Hơn thế nữa, tại cả hai khu vực này bản chất của các sản phẩm mới được tạo ra không hoàn toàn là sản phẩm được tạo ra từ hoạt động đổi mới sáng tạo. Có một số lý do cho sự việc này là như sau:

Đối với các nền kinh tế đã phát triển về công nghệ, thì đúng thực là xu hướng về số lượng Patent được đăng ký có thay đổi đồng nhất cùng với xu hướng đầu tư đổi mới công nghệ. Ở một số nhóm ngành công nghiệp thì số lượng Patent đang ký có giảm xuống, đặc biệt là các sản phẩm ứng dụng công nghệ. Có vài lý do cho sự giảm xuống này lần lượt là: 1. Vòng đời của một sản phẩm đang ngắn dần hơn; 2. Thời gian xét duyệt một đơn đăng ký Patent đang tăng lên; 3. Xu hướng thay đổi trong quá trình đổi mới sáng tạo nhắm đến hiệu quả:

-Vòng đời của một sản phẩm đang ngắn dần hơn:

Rất nhiều nghiên cứu đã và đang chỉ ra rằng vòng đời của một sản phẩm đang giảm dần theo thời gian trên mọi lĩnh vực. Trong khoảng thời gian từ năm 1997 đến năm 2012, vòng đời trung bình của một sản phẩm đã tụt giảm 24% (Roland Berger Strategy Consultants, 2012)Việc công nghệ hóa gần như mọi lĩnh vực kinh doanh và việc cải thiện hiệu quả chất lượng sản xuất đóng vai trò lớn cho tình trạng này.

Bên canh đó, ngoài việc vòng đời sản phẩm đang ngắn dần, việc tồn tại sự khác biệt trong công nghệ ở mọi lĩnh vực sản xuất đóng vai trò rất quan trong đến vòng đời phát triển và tuổi đời của các sản phẩm ứng dụng tiện lợi. Cụ thể, trong các ngành sản xuất mà đặc điểm nổi bật là tốc độ vận hành, giao thương rất nhanh cùng với tính rủi ro lớn thì chỉ cần một bước chậm chân tham gia vào thị trường có

thể làm giảm đi lợi ích kỳ vọng của các doanh nghiệp; và đôi lúc còn có thể vượt qua cả chi phí nghiên cứu và phát triển. Vì vậy, đây đang là một cuộc đua cam go mà không ai là có nhiều lợi thế hơn ai, tất cả được quyết định bởi việc ai là người đến trước, và đưa được chúng lên kệ hàng và cung ứng đến tay người tiêu dùng trước tiên.

Thử tưởng tượng, với một sản phẩm có vòng đời là 2 năm, bắt đầu từ Công ty A tung ra thị trường thì chỉ cần đưa sản phẩm đó ra thị trường chậm hơn 1 quý thôi là công ty có thể mất đến 1/8 lợi nhuận kỳ vọng từ sản phẩm này. Chi phí này có thể vượt qua cả chi phí nghiên cứu ban đầu, và làm chiến lược kinh doanh gặp phải biến cố không lường này.

- Thời gian xét duyệt một đơn đăng ký Patent đang tăng lên:

Thời gian trung bình cho mỗi một đơn đăng ký Patent tăng lên tại mọi tổ chức đánh giá, cấp quyền sở hữu, công nhận tăng lên đến 4 năm hoặc hơn thế nữa. Lý giải cho con số bất ngờ này xuất phát từ việc vòng đời sản phẩm đang ngắn đi, dẫn đến việc nộp hồ sơ đăng ký patent cũng giảm mạnh đi do việc thiếu tính thực tế khi nộp đơn, với dòng đời ngắn của sản phẩm thì chưa đến thời điểm thu hồi được vốn sau khi lấy đc đơn xác nhận Patent để bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ thì sản phẩm đã có thể chậm thời.

- Xu hướng thay đổi trong quá trình đổi mới sáng tạo nhắm đến hiệu quả:

Có 3 hình thức chính về đổi mới sáng tạo: Trao quyền, Duy trì và Tăng hiệu quả. Hai hình thức đầu tiên là tạo ra cơ hội việc làm, còn hình thức cuối cùng trên cơ sở tăng hiệu quả sản xuất sẽ khiến nhu cầu về lao động sẽ giảm xuống

Đối với các ngành công nghiệp có tốc độ sản xuất hàng hóa nhanh và với số lượng lớn thì nhu cầu đầu tư của họ tập trung vào việc cải thiện tốc độ sản xuất, tăng sản lượng đầu ra nên sẽ có rất nhiều động lực trong việc đầu tư và hoạt động dưới hình thức đổi mới tính hiệu quả. Và phần lớn đây cũng là mục tiêu để nghiên cứu đổi mới sáng tạo trong các nhóm khu vực doanh nghiệp sản xuất, từ đó tạo ra một nền kinh tế dựa trên việc hiệu quả. Có nhiều cách thức để một doanh nghiệp làm được có thể bằng cách thay đổi mô hình hợp tác kinh doanh, hoặc mở ra các

Start-up. Một dấu hiệu về sự phát triển đó là tăng cường số lượng các doanh nghiệp nhanh nhẹn và có nhiều động lực phát triển có thể thay đổi toàn bộ nền kinh tế. Ngoài ra hợp tác liên kết đầu tư sẽ hỗ trợ cho được nhóm các doanh nghiệp trẻ, doanh nghiệp Start-up tập trung phát triển. Vì vậy, tập trung vào phân tích về văn hóa hợp tác liên kết sẽ có lợi ích với các công ty trong thời gian dài.

Kết luận lại, mặc dù tốc độ đổi mới công nghệ, đặc biệt công nghệ số hóa đang tăng lên, kỳ vọng về việc sử dụng số lượng Patent được đăng ký để tính toán về quá trình đổi mới sáng tạo là không còn chính xác trong thời kỳ này nữa. Tương tự , các phương pháp tính toán đo lường chỉ số đổi mới dựa trên sản phẩm tạo ra sẽ không còn phù hợp, cần có những cách thức tính toán mới phù hợp hơn để đánh giá chính xác đầu tư vào hoạt động đổi mới sáng tạo và giá trị gia tăng từ những nghiên cứu đó

Tuy nhiên, xét trên một phương diện khác của hoạt động đầu tư vào ĐMST, chỉ số NRI đánh giá trên phương diện tác động vào nền kinh tế thông qua đầu tư vào ICTs, cũng đánh giá tác động của ICTs vào hoạt động đổi mới mô hình kinh doanh và đổi mới về hệ thống quản trị hệ thống cũng có một vài điểm đáng chú ý sau: Năm 2016- thời điểm nhen nhúm của cuộc CMCN 4.0 cũng chứng kiến sự cải thiện của chỉ số đánh giá tác động của ICTs đến hoạt động đổi mới mô hình kinh doanh ở gần 100 quốc gia. Trong hình 2.3, tăng cường năng lực vào ICTs tạo ra tác động tiêu cực vượt trội hơn so với tác động tiêu cực khi áp dụng đổi mới vào mô hình kinh doanh giữa 2 năm 2015 và 2016. Do đó, ICTs cũng có thể được coi là một yếu tố quan trọng đóng góp vào quá trình đổi mới mô hình kinh doanh. Vì vậy, để đánh giá về việc công nghệ tác động đến đổi mới mô hình kinh doanh phải xuất phát từ việc kết hợp các chỉ số tác động của các lĩnh vực công nghệ đến đổi mới sáng tạo, rồi tạo ra một hệ các chỉ số đo đạc trên đa lĩnh vực mới có thể tính toán chính xác trong bối cảnh CMCN 4.0, lấy công nghệ đa ngành đa lĩnh vực làm chủ đạo để phát triển.

Hình 2.3 Tác động của công nghệ đến đổi mới mô hình kinh doanh: 2015 -2016

Nguồn: WEF 2016 2.1.2.2 Sự hình thành nhu cầu để tiếp nhận và tiến hành đổi mới sáng tạo liên tục

Mặc dù các lãnh đạo của các doanh nghiệp rất muốn đầu tư vào đổi mới sáng tạo, tuy nhiên những rào cản, khó khăn trong nguồn vốn, hỗ trợ từ Chính phủ, hệ thống pháp lý không có tính hỗ trợ nên việc triển khai và duy trì quá trình đầu tư của họ. Hiện tại, 7 quốc gia đứng đầu trong bảng xếp hạng Chỉ số NRI cũng thể hiện ra được năng lực dẫn đầu của họ đối với hoạt động nghiên cứu đổi mới sáng tạo công nghệ số. Nhìn vào hình 2.4 có thể thấy, điểm trung bình chỉ số NRI của nhóm các nước trong 7 nước dẫn đầu, lần lượt là: Singapore, Phần Lan, Thụy Điển, Nauy, Mỹ, Hà Lan, và Thụy Sĩ, là 6 có khoảng cách rất lớn với nhóm các quốc gia phía sau trong việc ứng dụng các sản phẩm, nghiên cứu từ ICTs vào tác động kinh tế trong giai đoạn 2012-2016. Ở vị trí thứ hai là nhóm các nước kinh tế đã phát triển với số điểm trung bình là 4.5. Các khu vực còn lại có sự chênh lệch về chỉ số NRI với nhau không lớn nhưng khoảng cách của họ so với hai khu vực trên là khá xa, lần lượt là nhóm các nước Châu Âu đang phát triển, Châu Á; Trung Đông, Bắc Phi, Pakistan; Á-Âu và các nước Mỹ Lantin, vùng biển Carribean. Tuy nhiên, các nước trong khu vực Châu Phi vẫn là những nơi nhận lại được ít lợi ích từ việc đầu tư đổi

mới sáng tạo vào ICTs do bản thân các quốc gia ở đây chưa thực sự dành sự quan tâm, công sức, nguồn lực vào ICTs và đổi mới sáng tạo (một phần do hạn chế về nguồn lực).

Hình 2.4. Tác động đến kinh tế của ICTs đối với các quốc gia và khu vực trên thế giới từ năm 2012-2016

Nguồn: WEF 2016

Tổng quan tình hình thế giới có thể hình dung tác động của đầu tư vào ICTs dựa trên đổi mới sáng tạo sẽ đem lại tác động cho nền kinh tế, cũng như các tác nhân chính, có tiềm năng sẽ thúc đẩy đổi mới sáng tạo thành công ở trong thời đại công nghệ số.Các nhân tố và nguyên chính giải thích luận điểm đó có thể nêu ra như sau:

Hình 2.5: Bảng xếp hạng của 7 nước dẫn đầu về 9 chỉ số còn lại

Nguồn: WEF 2016

a) Tất cả các quốc gia muốn nhận được nhiều tác động nhất từ việc đầu tư vào ICTs thông qua đổi mới sáng tạo đều phải đi cùng với việc các hoạt động của doanh nghiệp đồng thời phải sử dụng và ứng dụng công nghệ số, công nghệ thông tin. Cụ thể hơn, các quốc gia dẫn đầu có thể nhận được tác động vào kinh tế lớn như vậy bằng việc kết hợp rất nhiều các yếu tố: năng lực hấp thụ công nghệ của doanh nghiệp, năng lực đổi mới sáng tạo, số lượng đăng ký patent, và mô hình tương tác doanh nghiệp với doanh nghiệp (Business to business- B2B) và tương tác giữa doanh nghiệp và người tiêu dùng (Business to consumer- B2C), năng lực tận dụng và sử dụng Internet và cuối cùng là đào tạo ICTs cho người lao động. Ngoài ra, các quốc gia này cũng sở hữu các vị trí cao trong số các quốc gia có môi trường đổi mới sáng tạo và số lượng người sử dụng Internet, vận dụng ICTs và các loại hình công nghệ khác. Nói cách khác, các quốc gia nên chú trọng đầu tư phát triển toàn diện trên mọi phương diện có liên quan đến ICTs mới đảm bảo sự phát triển bền vững và một giai đoạn tăng trưởng kinh tế liên tục, toàn diện dựa trên ICTs và đổi mới sáng tạo

b) Ở trên phương diện quốc gia, sở hữu một môi trường kinh doanh với những điều kiện sau: năng lực hấp thụ công nghệ, đặc biệt công nghệ số; các doanh nghiệp mạnh; môi trường đổi mới sáng tạo đều ở mức tốt và vững chắc sẽ là các đặc điểm chính của một quốc gia đổi mới mạnh. Đầu tiên, tốc độ nghiên cứu và đưa sản phẩm công nghệ số vào thị trường nhanh nhất sẽ là nhân tố chính cho sự thành công của các công ty đổi mới. Như đã nêu tại mục 1, do chu kỳ vòng đời của một sản phẩm đang ngắn dần lại, việc chậm chân trong việc theo kịp công nghệ với các hãng khác cho đến việc cung ứng đưa sản phẩm ra thị trường có thể khiến chi phí cơ hội và lợi ích kỳ vọng vượt hơn rất nhiều so với chi phí nghiên cứu. Vì vậy, trong môi trường kinh doanh cạnh tranh như thời điểm hiện tại, người đến trước sẽ nắm quyền chủ động trong thị trường, nhưng tất nhiên ngủ quên trên vinh quang sẽ là nước đi sai lầm trong bối cảnh CMCN 4.0, vì bản thân các công ty cũng sẽ không thể đảm bảo vị trí nếu không ngừng nghiên cứu, đổi mới sản phẩm cạnh tranh.

Một phương diện khác cần xét đến đó là về sự cạnh tranh giữa các doanh nghiệp trong việc tuyển, mời được các chuyên gia, người lao động có tài năng về làm việc. Dĩ nhiên là việc này là tối quan trọng đối với tất cả các ngành nghề khi mà ranh giới giữa các ngành, lĩnh vực công nghệ đang ngày càng biến mất, khiến cho nhân công có năng lực, đặc biệt tại một lĩnh vực sẽ giúp họ theo kịp được với sự thay đổi chóng mặt do cuộc CMCN 4.0 đem lại vì họ hiểu được bản chất của các yếu tố thay đổi, từ đó đáp ứng và theo kịp sự biến đổi của thị trường và công nghệ. Yếu tố này có thể làm tăng cường hoặc kìm hãm sự phát triển của doanh nghiệp, hoặc cả quốc gia để làm động lực tăng trưởng, đổi mới. Vì vậy, ngoài việc tạo ra các chính sách hỗ trợ về phát triển ICTs ở 1 quốc gia thì các chính sách lao động, tuyển dụng, chiêu mộ, đãi ngộ người tài ở trong và ngoài nước, chính sách lao động kết hợp với chính sách giáo dục để đào tạo nâng cao khả năng của người lao động;

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) NGHIÊN cứu đầu tư vào LĨNH vực CÔNG NGHỆ THÔNG TIN TRONG bối CẢNH CÁCH MẠNG CÔNG NGHIỆP 4 0 KINH NGHIỆM QUỐC tế v (Trang 61 - 78)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(117 trang)