1.3.1.1 Vai trò của ngành công nghệ thông tin trong cuộc cách mạng công nghiệp 4.0
Ngành Công nghệ thông tin (ICTs) có thể được coi là xương sống của cuộc cách mạng CMCN 4.0 Tương lai của nhiều quốc gia, doanh nghiệp và cá nhân sẽ phụ thuộc vào cách mà họ dành sự quan tâm, đầu tư cho ngành này. Trên một phương diện khác, khi mà nền kinh tế thế giới đang biến đổi rất sâu sắc, mạnh mẽ về cơ cấu, về chức năng và về phương thức hoạt động thì đây là một bước ngoặt lịch sử có ý nghĩa trọng đai: nền kinh tế thế giới đang chuyển từ nền kinh tế công nghiệp sang nền kinh tế thông tin- kinh tế tri thức. Gắn liền với nền kinh tế tri thức cũng như đặc điểm nổi bật nhất của nền kinh tế tri thức là sự phát triển mạnh mẽ và ứng dụng cao của ICTs. Theo nghiên cứu của (Cardona,2013) và nhiều nguồn
nghiên cứu khác thì hiệu quả sản xuất sẽ tăng lên nếu có sự tham gia của ICTs, theo đó phần lớn tăng trưởng năng suất lao động tại Mỹ là nhờ việc đầu tư ứng dụng ICTs hoặc nhờ những tiến bộ của các sản phẩm do ICTs tạo ra. Nói cách khác, thông qua ICTs, các quốc gia có thể vững bước chuyển mình thành 1 nền kinh tri thức.
Nền kinh tế tri thức là nền kinh tế lấy trí lực làm động lực phát triển, nghiên cứu khoa học và công nghệ là cách thức, là căn cứ để tạo ra được các ngành sản xuất quan trọng, đóng vai trò lớn và góp phần hình thành nền kinh tế. Theo đó, mọi sức mạnh, sự giàu có, sức mạnh chính trị được tạo ra nhờ thông tin và tri thức. Đối với xã hội, ICTs không chỉ thúc đẩy nhanh quá trình phát triển kinh tế mà còn biến đổi về phương thức sáng tạo ra của cải, trong lối sống và tư duy của con người, và quá trình sản xuất đều được tự động hóa. Máy móc không chỉ thay thế con người ởnhững công việc nặng nhọc, mà thay thế con người ở những khâu phức tạp của sản xuất và quản lý, không chỉ thay thế thao tác lao động của con người mà cả thao tác tư duy. Trong nền kinh tế toàn cầu, với sự phát triển của internet, thương mại điện tử đang trở thành một lĩnh vực phát triển rất mạnh mẽ, nó thúc đẩy các ngành sản xuất dịch vụ trên phạm vi toàn thế giới và đặc biệt quan trọng với các nước đang phát triển, nhất là đối với vùng xa xôi hẻo lánh, các nước và các vùng này có cơ hội tiếp cận thị trường quốc tế. Công nghệ thông tin tạo ra môi trường lý tưởng cho sự sáng tạo, là phương tiện quan trọng để quảng bá và nhân rộng nhanh vốn tri thức, động lực của sự phát triển, thúc đẩy phát triển dân chủ trong xã hội, phát triển năng lực của con người…Vì vậy, đầu tư vào lĩnh vực ICTs không chỉ đơn thuần là sự chuẩn bị làm tiền đề cho cuộc CMCN 4.0, mà nó còn phục vụ các mục đích phát triển khác của các quốc gia, nhưng đều vì mục tiêu duy nhất: trở thành một nền kinh tế tri thức lấy ICTs làm trọng, từ đó có thể chuyển mình phát triển vượt bậc.
Theo như báo cáo của diễn đàn kinh tế thế giới về sự phát triển của ngành ICTs trong các năm trở lại đây dựa trên các xu hướng phát triển, đầu tư vào ICTs của các quốc gia trên thế giới như sau:
Thứ nhất, sự đổi mới (tiền đề để có được sự phát triển của cuộc CMCN 4.) sẽ tăng lêndựa vào công nghệ ảo hóa và các mô hình kinh doanh, sẽ dẫn dắt đến sự
thành công và thu lợi ích về cho xã hội và cá nhân thông qua ICTs nếu như được sử dụng một cách linh hoạt, phù hợp.
Thứ hai, các doanh nghiệp, tổ chức dành sự đầu tư vào ICTs và công nghệ ảo hóa sẽ nắm được chìa khóa, là đòn bẩy cho sự phát triển thịnh vượng, vững chắc của họ.
Thứ ba, đối với một ngành công nghệ có thể sử dụng cho hầu như mọi vấn đề, tác động từ ICTs sẽ không dừng lại ở việc tác động đến việc tăng năng suất, ICTs còn là véctơ của biến đổi kinh tế và xã hội. Thông qua tác động trong việc tạo ra cơ hội kinh doanh, cơ hội việc làm, hỗ trợ các ngành dịch vụ, tăng cường kết nối; ngoài ra còn thay đổi cách thức con người giao tiếp, liên lạc, và kết nối người dân đến Chính phủ, ICTs có thể thay đổi thế giới, và là tiền đề cho cuộc CMCN 4.0 làm được những điều phi thường đến thế giới.
Thứ tư, Chính phủ và khu vực tư nhân phải bắt tay nhau dành hết nỗ lực để đầu tư vào các giải pháp kỹ thuật số sáng tạo, từ đó liên kết đến các thành phần trong xã hội, người dân để có được tác động thực sự đến nền kinh tế và đất nước.
Cuối cùng, phát triển bền vững là một mục tiêu thiết yếu của bất cứ quốc gia nào, nên đối với một cuộc CMCN đã đến gõ cửa từng nhà nhưng những gì các nhà khoa học/kinh tế học/nhà chính sách biết được, dừng lại ở quy mô, tầm ảnh hưởng, xu hướng tác động phát triển của chúng đến thế giới nói chung, còn lại trách nhiệm của các nhà quản lý chính sách như chính phủ hoặc quản lý doanh nghiệp sẽ phải xây dựng ra được hệ thống quản trị tân tiến mới, cho phép các thành phần trong xã hội có thể tự do tham gia, đóng góp, xây dựng, chia sẻ các công nghệ mới, và cũng có thể dự phòng, phòng tránh thay đổi trong hoàn cảnh.
1.3.1.2 Tác động của đầu tư vào lĩnh vực công nghệ thông tin trong bối cảnh cách mạng công nghiệp 4.0
1. Đầu tư vào lĩnh vực công nghệ thông tin tác động đến bản chất và sự thay đổi của quá trình đổi mới sáng tạo:
công nghệ mới. Theo định nghĩa về đổi mới sáng tạo tại (OECD, 2005)là như sau: “Đổi mới sáng tạo là việc đưa vào thực tế sử dụng một sản phẩm; hàng hóa; dịch vụ; quy trình, chiến lược marketing, hoặc một hệ thống tổ chức mới trong doanh nghiệp, nơi tổ chức làm việc mới hoặc được cải thiện, nâng cấp”. Mà cũng chính xác là, ICTs có thể tác động gián tiếp đến sự phát triển kinh tế của một quốc gia thông qua tác động đến đổi mới sáng tạo nên có thể xác nhận được là ICTs dù trực tiếp hay gián tiếp, có thể tạo ra quá trình đổi mới sáng tạo mới.
Trên thực tế, bản chất của kỷ nguyên công nghệ này là chúng được gây dựng, nuôi dưỡng bằng hình thức đổi mới sáng tạo mới. Không chỉ bắt đầu bằng việc cải tạo và nâng cấp các công cụ nghiên cứu truyền thống, công nghệ ảo còn cho phép các công cuộc đổi mới sáng tạo về công nghệ với chi phí đầu tư gần bằng 0 bằng việc tái kết hợp các công nghệ, nhờ đó quá trình nghiên cứu được giảm bớt đi rất nhiều, với một chút hoặc gần như không tốn công sức mà vẫn đem lại một sản phẩm khoa học chất lượng, có giá trị thực tiễn. Có rất nhiều ví dụ tiêu biểu về các sản phẩm công nghệ đặc biệt này như các mô hình kinh doanh mới, nền tảng kinh doanh đặc thù mới, mô hình phân phối sản xuất, blockchains, các dịch vụ miễn phí dựa trên quảng cáo, thay đổi phương thức thu thập thông tin đám đông. Tất nhiên không có gì là hoàn hảo cả, vẫn có những thử thách khó khăn khi đi sâu vào tìm hiểu hình thức đổi mới sáng tạo mới đó là thiếu đi các phương pháp đo đạc, đánh giá kết quả của đổi mới sáng tạo ví dụ các hoạt động nghiên cứu sáng chế ra các patent.
Một đặc điểm khác trong kỷ nguyên công nghệ này có thể tác động đến quá trình đổi mới sáng tạo đó là công nghệ tạo ra cạnh tranh- ví dụ như, trên cơ sở của việc các thị trường có xu hướng liên kết mạnh đòi hỏi các công ty công nghệ có được động lực mạnh mẽ trong việc nghiên cứu phát triển trong thị trường kẻ đến trước sẽ có tất cả. Do đó, việc các công ty chịu áp lực trong đầu tư nghiên cứu đổi mới công nghệ là việc không thể tránh khỏi, vì bất cứ ai không theo kịp cuộc chơi này sẽ là tự đào thải mình ra khỏi cơ hội phát triển, duy trì và mở rộng.
Công nghệ ảo thay đổi bản chất của đổi mới sáng tạo bằng các phương pháp định lượng chứ không đơn thuần là định tính. Cách trực tiếp mà công nghệ ảo có thể
thay đổi đó là làm tăng lên số lượng các công cụ hiện tại, sản phẩm, quy trình, mô hình kinh doanh bằng cách gắn vào đó các công nghệ mới. Cơ chế này được áp dụng cho toàn bộ chuỗi giá trị từ bước thiết kế cho đến lúc marketing. Lẽ dĩ nhiên là còn đem lại tăng hiệu suất sản xuất thông qua việc tạo ra các hệ thống, mô hình sản xuất mới hoặc số hóa các sản phẩm, hàng hóa. Một làn sóng mới của sự đổi mới trong mọi thứ đặc biệt là các sản phẩm mạng ICTs, khi đó các sản phẩm được tạo ra với chi phí rất thấp, các thành phần tạo ra là Bit (các lệnh mã hoặc ngôn ngữ) vì vậy không còn cần thời gian để sản xuất, không có vấn đề về tồn kho, không gặp khó khăn trong quá trình vận chuyển và có thể đưa đến mọi nơi trên thế giới ngay lập tức.
Cụ thể, công nghệ ảo tác động đến đổi mới sáng tạo thông qua cách thức sau:
Thứ nhất, Nghiên cứu khoa học và công nghệ cơ bản tạo ra các công nghệ mới thúc đẩy các công cụ mới được sử dụng trong nghiên cứu và giảm chi phí của các hoạt động nghiên cứu tốn kém trước đây. Chúng còn cho phép việc nghiên cứu được thực hiện với độ chính xác cao hơn dựa trên nguồn dữ liệu sơ cấp lớn hơn và dễ truy cập hơn. Dựa vào đó, các nghiên cứu được tiến hành với ít khó khăn và có thể tiến hành các hợp tác nghiên cứu giữa các nơi.
Thứ hai, đổi mới trong quá trình sản xuất và sản phẩm: Công nghệ ảo cho phép tạo ra các sản phẩm hàng hóa, dịch vụ mới; cũng như làm tiền đề cho việc tái thiết kế trên nền tảng có sẵn của hệ thống sản xuất, từ đó giảm được các chi phí sản xuất và nâng cao chất lượng sản phẩm
Thứ ba, mô hình sản xuất kinh doanh mới. Công nghệ ảo cho phép các công ty đánh giá, dựng lại mô hình kinh doanh hiện tại với sự tham gia của các công nghệ mới, hệ thống thông tin mới dành cho công nhân viên và máy móc vận hành. Từ cơ sở đó nghiên cứu tạo ra các mô hình kinh doanh mới với lợi thế về chi phí, chất lượng hoạt động, làm việc hơn so với mô hình đương nhiệm.
Ngoài ra, công nghệ ảo và ICTs cũng có thể tác động gián tiếp đến Đổi mới sáng tạo bằng cách tạo ra những cách thức để khuyến khích bản thân các vấn đề nội
tranh dẫn đến đổi mới, khi mà đổi mới không thực sự gắn liền với các công nghệ mới được tạo như Oslo có quan niệm. Cụ thể, có một vài lý do chính tạo ra được quá trình đổi mới như sau:
Thứ nhất, thị trường được mở rộng nhờ có chi phí thông tin được giảm xuống cùng với đó là độ hiệu quả của kết nối thị trường, từ đó tạo ra động lực để cạnh tranh giữa các doanh nghiệp, tổ chức. Ví dụ: nền tảng của thị trường được chuyển sạng dạng số hóa ở trên mạng Internet khiến cho các doanh nghiệp trong ngành đều có thể tham gia vào thị trường với chi phí rất thấp, từ đó vươn đến mọi nhóm khách hàng trên toàn cầu. Điều này sẽ đe dọa trực tiếp đến các công ty khác nhau do môi trường kinh doanh trở nên khắc nghiệt do quá nhiều đối thủ cạnh tranh cùng quá nhiều sản phẩm tương đồng về chất lượng nhưng giá cả có thể có phần rẻ hơn.
Thứ hai, các rào cản được hạ xuống tăng thêm cơ hội tham gia. Với các sản phẩm công nghệ mới là các nền tảng kinh doanh như: gây quỹ quần chúng, các tiện ích kỹ thuật số, thị trường dịch vụ chuyên nghiệp, sản xuất vi mô, thị trường đổi mới sáng tạo và các nền tảng thương mại điện tử. Tất cả những sản phẩm được tạo ra này đã giúp cho các công ty start-up, các doanh nghiệp vừa và nhỏ có thể tiết kiệm được lượng chi phí đầu tư cố định rất lớn cần có để bắt đầu hoặc vận hành doanh nghiệp. Điều này tạo điều kiện tham gia cuộc chơi và mở rộng sản xuất, tạo cơ sở cho những doanh nghiệp này tự thúc đẩy mình lên, giảm khoảng cách và lấy lại một phần sân chơi của các doanh nghiệp lớn.
Thứ ba, thu thập và sử dụng các thông tin thu thập được để nắm bắt được nhu cầu, sở thích của khách hàng. Dữ liệu lớn đem lại cho các doanh nghiệp sản xuất ra các loại sản phẩm sát với thị hiếu của người tiêu dùng nhất dựa trên nguồn thông tin chính xác họ truy cập được. Nếu nhìn trên phương diện của người tiêu dùng, đây cũng là cách thức mà họ được nhận và sử dụng các sản phẩm với chất lượng tốt hơn, đúng với nhu cầu của họ. Với những gì mà người tiêu dùng nhận được từ các công ty nắm bắt được thị hiếu của thị trường sớm, các công ty ở phía sau cũng sẽ phải đẩy mạnh việc nghiên cứu, đổi mới bản thân.
đây của thị trường và giữa doanh nghiệp. Để có thể sống sót và đứng lên trên tất cả, tất cả những gì mà các doanh nghiệp phải làm đó là Scale-up. Scale-up là bước phát triển của một doanh nghiệp, cụ thể tại các thị trường công nghệ cao, với mục tiêu là mở rộng trên phương diện thị trường, doanh thu, số lượng công nhân viên, tìm được các cơ hội sinh lời bằng cách tìm các cơ hội hợp tác đầu tư cùng có lợi (Alberto Onetti, đây cũng là điều kiện tiên quyết đẻ có thể đạt được thành công trong đổi mới sáng tạo. Thực hiện Scale-up trong bối cảnh hiện tại là bắt buộc vì thị trường đang phát triển không ngừng với càng ngày càng nhiều người tham gia cạnh tranh, dẫn đến việc các mặt hàng đáp ứng thị hiếu của thị trường sẽ không có nhiều sự khác biệt. Thực hiện Scale-up nhanh và sớm cho phép các công ty tạo ra được sản phầm đầu tiên, chiếm được thị trường sẽ đưa sản phẩm của mình thành tiêu chuẩn thị trường, tạo ra nhiều lợi thế cạnh tranh hơn, trở thành tiền lệ và có thể quy định được các tiền lệ. Nói cách khác, đầu tư tập trung vào riêng nghiên cứu đổi mới sáng tạo trong doanh nghiệp không quyết định tất cả sự thành công, đầu tư toàn diện mọi yếu tố trong doanh nghiệp sẽ đưa bản thân lên vị trí đầu tiên trong cuộc cạnh tranh trên thị trường.
Đối với mỗi quốc gia và các doanh nghiệp, tất cả đều là cơ hội thách thức, cũng là động lực để tăng trưởng kinh tế, xóa bỏ bất bình đẳng thu nhập, nhưng những gì ICTs cùng với kỷ nguyên số này tạo ra là thách thức cho mọi khu vực, thành phần trong nền kinh tế. Nhu cầu cho những công nghệ mới, mô hình kinh doanh mới, cơ sở nền tảng kinh doanh thay đổi nên cần có sự lãnh đạo cùng với hành vi quản lý đúng đắn, ngoài ra có thể linh hoạt trong việc thực hiện chiến lược phát triển, có hệ thống quản trị vững chắc.
2. Đầu tư vào ICTs làm gia tăng xu hướng bất bình đẳng thu nhập
Mặc dù xu hướng bất bình đẳng thu nhập trên toàn thế giới đã được xác nhận và cũng có rất nhiều các phương pháp đo đạc, tính toán thì những số liệu mới nhất của WB đã chỉ ra rằng xu hướng này đang giảm dần, hay nói cách khác chênh lệch đã nhỏ dần. Điều tra mới nhất trong khoảng thời gian từ năm 1988 đến 2008 đã thể hiện ra rằng, với xu hướng phát triển của thế giới với mức thu nhập tăng lên thì tỷ lệ