Các yếu tố ảnh hưởng tới đầu tư lĩnh vực công nghệ thôngtin

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) NGHIÊN cứu đầu tư vào LĨNH vực CÔNG NGHỆ THÔNG TIN TRONG bối CẢNH CÁCH MẠNG CÔNG NGHIỆP 4 0 KINH NGHIỆM QUỐC tế v (Trang 54 - 57)

Trong quá trình đầu tư đối với lĩnh vực ICT, có rất nhiều yếu tố có thể quyết định đến kết quả của quá trình, cụ thể:

1. Mục tiêu của Chính Phủ: Đối với các quốc gia có định hướng phát triển kinh tế xã hội dựa trên ICT thì các chính sách, hệ thống pháp lý sẽ có thiên hướng hỗ trợ hoạt động đầu tư, phát triển của các khối công-tư trong nền kinh tế. Nhưng ngược lại, nếu như Chính phủ không dành sự quan tâm cho ICT thì bản thân các doanh nghiệp, tổ chức sẽ rất khó triển khai hoạt động đầu tư phát triển, cũng như ít lựa chọn hơn trong quyết định đầu tư

2. Tốc độ nắm bắt, thích ứng của doanh nghiệp: Do tính chất của ICT là dựa trên các công nghệ số hóa nên việc nắm bắt được xu hướng, cũng như có thể thích ứng đúng lúc, kịp thời, không để chậm bước so với các bên khác sẽ quyết định tính thành công của dự án đầu tư

3. Tốc độ phát triển của công nghệ: Khả năng dự báo công nghệ có tính chất quan trọng đến quyết định đầu tư của các khu vực từ tư nhân đến Chính phủ. Tương

tự như khả năng thích ứng, nếu như không dự báo được công nghệ tương lai để tiến hành nghiên cứu, phát triển thì bản thân sẽ bị chậm bước hơn so với phần còn lại

4. Nhân lực ICT: Yếu tố then chốt trong quyết định đầu tư phát triển vì đặc điểm của ICT là dựa trên nguồn lao động chất lượng, tính đặc thù cao nên việc đảm bảo nguồn cung ứng lao động, khả năng thu hút lao động của thị trường là điều bắt buộc. Tình trạng chảy máu chất xám, lao động không đủ chiều sâu về năng lực, thiếu hụt lao động là luôn hiện hữu.

5. Chính sách quản trị của doanh nghiệp: Do tính chất công việc, lao động, sản xuất sẽ bị ảnh hưởng sâu sắc bởi việc ứng dụng ICT, đặc biệt trong bối cảnh Cách mạng công nghiệp 4.0 (CMCN 4.0) thì việc thích ứng, điều chỉnh phù hợp các chính sách quản trị sẽ quyết định khả năng vận hành, phát triển của doanh nghiệp.

6. Nhu cầu của thị trường: Ngoài việc sản xuất, vận hành, duy trì thì yếu tố kinh doanh cũng chịu ảnh hưởng sâu sắc đến từ nhu cầu của thị trường, từ đó sẽ thay đổi các quyết định, hình thức lĩnh vực đầu tư vào ICT.

7. Tăng trưởng kinh tế tác động đến hoạt động đầu tư:

Trên thực tế, đây là một mối quan hệ hai chiều giữa đầu tư vào ICT và tăng trưởng kinh tế. Theo mô hình phát triển ICT có dạng thức sau:

Yt= Y ( YtICT, Yt0)= AtF(CtKtHtNt)

Trong đó: t là thời gian, Y là giá trị tăng lên; YYCT là giá trị tăng lên của hàng hóa và dịch vụ ICT, Y0 là giá trị tăng lên của hàng hóa và dịch vụ khác. Các giá trị sản xuất được tăng lên thông qua đầu tư trực tiếp vào ICT là C; đầu tư gián tiếp vào ICT qua các hình thức khác: K: nguồn vốn; H: Nguồn nhân lực; N: Lực lượng lao động.

Thông qua nghiên cứu của (Hosseini Nasab, Ebrahim & Aghaei, Majid. 2009)

trên phạm vi là nhóm OPEC thì ICT có tác động đến tăng trưởng kinh tế của các quốc gia này với hệ số tương quan là dương giữa tăng trưởng kinh tế và đầu tư trực tiếp vào ICT với độ tin cây 95%. Tuy nhiên, các hoạt động đầu tư vào ICT cũng chịu ảnh hưởng từ những yếu tố kinh tế/xã hội khác như cuộc khủng hoảng ở Trung

Đông những năm 1990; cho đến bất ổn về chính trị trong nội bộ các quốc gia châu Á và OPEC.

Theo đó, các nhà đầu tư, nhà hoạch định chính sách sẽ có những cơ sở để lên được lộ trình đầu tư, phát triển ngược lại vào lĩnh vực ICT. Đó cũng chính là tinh thần chung trên các diễn đàn kinh tế thế giới hiện nay vì mục tiêu tăng trưởng kinh tế vẫn là mục tiêu lớn nhất của mỗi quốc gia.

Tổng kết lại, đầu tư vào lĩnh vực ICTs đóng vai trò tương tác, hỗ trợ trực tiếp và gián tiếp đến kinh tế-xã hội, trong việc thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, tăng thu nhập bình quân, xóa đói giảm nghèo, đặc biệt là nhóm lao động nằm ở dưới “đáy Kim tự tháp”. Bên trong đó là những tác động trực tiếp và gián tiếp của công nghệ đến bản thân các doanh nghiệp, tạo ra những hiệu ứng khác nhau nhưng đều dẫn đến một kết quả là tạo ra được những đổi mới trong công nghệ, góp phần tạo ra được cuộc CMCN 4.0. Cùng với đó là sự vận động, biến đổi không ngừng của các yếu tố khác đến Cuộc CMCN 4.0 thì với nền tảng là ICTs và nhiều lĩnh vực công nghệ khác, tập trung nguồn lực vào ICTs là bước đi đúng đắn cho tất cả các quốc gia. Đồng thời trong thời điểm hiện tại, sự quan tâm, nhận thức tầm quan trọng và đầu tư của các quốc gia vào ICTs có xu hướng tăng lên không ngừng với những chính sách và hướng đi rất cụ thể. Luận điểm này sẽ được làm rõ ở phần tiếp theo của bài nghiên cứu này.

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG ĐẦU TƯ VÀO LĨNH VỰC CÔNG NGHỆTHÔNG TIN TRONG BỐI CẢNH CÔNG NGHIỆP 4.0 TRÊN THẾ GIỚI

2.1. TỔNG QUAN THỰC TRẠNG ĐẦU TƯ VÀO LĨNH VỰC CÔNG NGHỆ THÔNG TIN TRONG BỐI CẢNH CÁCH MẠNG CÔNG NGHIỆP 4.0 TRÊN THẾ GIỚI

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) NGHIÊN cứu đầu tư vào LĨNH vực CÔNG NGHỆ THÔNG TIN TRONG bối CẢNH CÁCH MẠNG CÔNG NGHIỆP 4 0 KINH NGHIỆM QUỐC tế v (Trang 54 - 57)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(117 trang)