Theo số liệu thống kê được tổ chức diễn đàn kinh tế thế giới tại có thể ghi nhận được rằng những nền kinh tế phát triển hơn đang thực hiện việc tận dụng cơ hội ICTs đem lại tốt hơn các nền kinh tế đang phát triển, chiếm đến 31 vị trí đầu tiên trong bảng xếp hạng NRI năm 2015 và năm 2016.(Diễn đàn kinh tế thế giới , 2017)Theo đó, 10 vị trí đầu tiên trong bảng xếp hạng không có sự thay đổi giữa 2 năm. Nhóm dẫn đầu này bao gồm nhiều quốc gia ở các khu vực khác nhau như các thu nhập cao ở Tây Nam Á (Singapore và Nhật Bản), một số nước thuộc Liên minh Châu Âu (Phần Lan, Thuy Điển, Na Uy, Hà Lan, Thụy Sĩ, Vương Quốc Anh và Luxembourg), và không thể thiếu Hoa Kỳ. Các thông số này cũng đã thể hiện ra một mối tương quan lớn giữa mức thu nhập bình quân đầu người và các số liệu trong bảng xếp hạng NRI. Tất cả 10 nước trên đều nằm trong bảng xếp hạng của Ngân hàng thế giới về 20 nước có thu nhập bình quân đầu người cao nhất trong các năm gần đây, như năm 2015 và 2016.
Cụ thể, các nước trong khu vực Châu Âu vẫn được coi là những nước tiên phong trong cuộc CMCN 4.0 với sự đầu tư và phát triển mạnh mẽ về ICTs khi chiếm đến 7 trong số 10 vị trí đầu. Tuy nhiên, khoảng cách của các quốc gia trong mỗi khu vực vẫn là rất lớn, ví dụ như Hy Lạp thuộc về Châu Âu nhưng chỉ đạt được vị trí thứ 70, tụt 4 bậc so với năm 2015 trong khi đó Bosnia và Herzegovina thì tiến thêm 1 bước nhỏ lên vị trí thứ 97. Còn lại một số khác trong khu vực Châu Âu chiếm được các vị trí ở tầm trung bảng xếp hạng, như Cộng hòa Séc, Ba Lan, Cộng hòa Slovakia nằm ở lần lượt là 36, 42,47, đã cải thiện được rất nhiều về thứ bậc
trong nội tại các quốc gia này bắt đầu bằng những bước đi đúng đắn của Chính phủ. Cụ thể, tại Ba Lan, năm 2016 đã chứng kiến bước chuyển mình mạnh mẽ trong hệ thống pháp lý và môi trường kinh doanh khi Chính phủ đã tạo điều kiện cho ICTs đẩy mạnh phát triển, đặc biệt là việc giảm các loại thuế quan đối với ICTs đã giúp cho vị trí Ba Lan tăng vượt bậc. Năm 2015, Ba Lan vẫn xếp thứ 26 trong số 143 nước trong chỉ số sẵn sàng đầu tư- chỉ số phụ về khả năng chi trả; tăng mạnh lên vị trí thứ 11 trên 139 nước trong năm 2016. Ngoài ra, tác động của ICTs cũng rõ ràng hơn khiến chỉ số về tác động của họ tăng lên, đẩy vị trí của họ trong bảng xếp hạng lên vị trí thứ 59 trong năm 2016 so với năm 69 của năm 2017. Tuy nhiên, mặc dù vậy đây vẫn là giai đoạn đầu tiên cho sự chuẩn bị, đầu tư để phát triển nên hiệu quả trong thời điểm này vẫn chưa được chứng thực bằng các tác động thực sự đến kinh tế, thu nhập bình quân đầu người.
Các nước trong khu vực Á-Âu tiếp tục duy trì xu hướng phát triển bắt đầu từ năm 2012 của họ, chỉ số NRI trung bình của họ liên tục tăng lên trong những năm gần đây. Đánh giá trên cơ sở đầu tư phát triển của khu vực này có thể duy trì liên tục này đó là do tác động được thực hiện trên cơ sở phát triển toàn diện- cả bốn phương diện đánh giá chỉ số: Môi trường, Sự sẵn sàng, Tiêu thụ và tác động. Khu vực này đứng đầu là Kazakhstan, tiếp tục tăng vị trí lên liên tục trong những năm qua và đứng ở vị trí thứ 39 trên bảng xếp hạng.
Ở trong khu vực các quốc gia đang phát triển tại Châu Á thì Malaysia tiếp tục có được tình trạng hoạt động đầu tư tốt khi mà chỉ số NRI của Malaysia tăng lên, đưa họ lên vị trí thứ 31 trong năm 2016, cao hơn một bậc so với năm 2015. Đây cũng là kết quả của sự quyết tâm và định hướng rõ ràng của Chính phủ Malaysia, với mục tiêu trở thành một chính phủ điện tử trước năm 2020, thay đổi hoàn toàn hệ thống dịch vụ công trực tuyến. Khởi điểm là các nền tảng công nghệ cho phép người dân trực tiếp phản hồi ý kiến về chính sách và dịch vụ công, cùng lúc Chính phủ đẩy mạnh hợp tác với các tổ chức phát triển để tăng cường dịch vụ, với đối tượng phục vụ chính là người dân. Một số hoạt động dịch vụ sẽ chỉ có thể làm việc trực tuyến, người dân sẽ nhận được các thông tin cá nhân với ID riêng để truy cập, hoặc tăng cường hỗ trợ dịch vụ thanh toán trực tuyến. Quan trọng nhất, hệ thống bộ
máy nhà nước của Malaysia cũng sẽ tiến hành đổi mới, cấu trúc, vai trò, hệ thống sẽ được thay đổi, cùng với đó là sự xuất hiện của các chỉ số đánh giá tình hình thực hiện công việc để đảm bảo kế hoạch của Chính phủ được thực hiện suôn sẻ. Ngoài ra, hình thành mô hình vận hành mới cho các đơn vị sử dụng ICTs trong các bộ, cơ quan ban ngành để thực hiện công việc.
Các quốc gia dẫn đầu còn lại trong Châu Á là Trung Quốc, Mongolia, Sri Lanka, Thái Lan vẫn không thay đổi nhiều về vị trí của họ trong năm 2016 so với năm 2015. Còn lại, các quốc gia trong nhóm đang phát triển vẫn tiếp tục cải thiện vị trí của họ, tuy nhiên vẫn chưa thể giải quyết được vấn đề lớn nhất đó là tỷ lệ người dùng , sử dụng ICTs ở khu vực này vẫn là thấp nhất thế giới, mặc dùng cũng có cải thiện trong những năm gần đây.
Tuy nhiên thì, sự chênh lệch giữa các nước trong khu vực với nhau vẫn còn rất lớn. Đối với các quốc gia thuộc khu vực Nam Mỹ, tình hình phát triển của các nước này còn có khoảng cách với nhau rất lớn. Ví dụ như Chile và Haiti, khoảng cách giữa 2 nước là 100 bậc với Chile là vị trí 38 còn Haiti là 137. Nhìn chung các nước này không có nhiều sự thay đổi so với các khu vực khác khi mà phân nửa trong số đó vị trí trên bảng xếp hạng NRI có tăng lên nhưng những nước còn lại thì lại tụt hạng. Điều này cũng dễ hiểu khi mà các quốc gia trong khu vực này vẫn chưa thực sự nhận ra tầm quan trọng của việc đầu tư vào ICTs, đó là chìa khóa sống còn quyế t địnhh đến thành công trong cuộc CMCN 4,0. Rất cần những bước đi đúng đắn của Chính phủ tại các quốc gia này: tăng cường đầu tư, nổ lực thúc đẩy phát triển đầu tư, cải thiện hệ thống chính sách, pháp luật và môi trường kinh doanh đổi mới ở trong các quốc gia
Trong khi đó tại các tiểu vương quốc Ả Rập thống nhất và Qatar với các vị trí lần lượt là 26 và 27 vẫn dẫn đầu trong số các quốc gia thuộc Ả Rập khi so sánh về chỉ số sẵn sàng kết nối. Khu vực Menap (Trung Đông, Bắc Phi và Pakistan) thì chứng kiến sự vượt mình đáng chú ý của Kuwait từ vị trí 72 lên 61 (tăng 11 bậc) và Lebannon cũng tăng 11 bậc lên vị trí thứ 88 so với năm 2015. Tuy nhiên, đây thuần túy là từ nhóm doanh nghiệp tư nhân, người dùng dẫn đầu quá trình kết nối, phát
sàng kết nối, Chỉ số về Sử dụng và chỉ số về tác động đều tăng lên. Hầu như sự thay đổi này đều được tạo bởi người dân và các doanh nghiệp, trong đó chỉ số về cá nhân sử dụng tăng vọt lên vị trí thứ 32- vị trí cao trong bảng xếp hạng. Cấu thành nên chỉ số này cũng là các chỉ số phụ rất nổi bật khác như: Số lượng đăng ký thuê bao mạng di động trên 100 người chiếm vị trị thứ nhất; số lượng người sử dụng Internet chiếm vị trí thứ hai; tỷ lệ hộ gia đình có máy tính cá nhân chiếm vị trí thứ 14; tỷ lệ hộ gia đình có Internet chiếm vị trí thứ hai, và đang có triển vọng chiếm được vị trí đầu trong việc ứng dụng ICTs vào kinh doanh. Thêm vào đó, việc cải thiện chất lượng băng thông của Kuwait khi nhảy vọt hơn 50 bậc lên vị trí thứ 51. Những sự chuyển mình mạnh mẽ này của Kuwait đem lại những hiệu quả tức thì: Kuwait đã nhận thấy được một sự tác động khá lớn từ ICTs vào các loại hình kinh doanh trong năm vừa rồi (tuy nhiên tác động này cơ bản so sánh về sự vượt lên so với năm trước là lớn nhưng về tổng thể do nền tảng về ICTs của Kuwait là thấp). Tất nhiên là tác động về mặt xã hội sẽ chậm hơn so với tác động về kinh tế nhưng Kuwait trước mắt cũng thu được những kết quả khả quan khi mà cả 2 chỉ số về tác động kinh tế và xã hội đều tăng lên- lần lượt là xếp vị trí thứ 84 về tác động của ICTs lên xã hội và 102 lên mặt kinh tế.
Đối với các quốc thuộc khu vực tiểu vùng Sahara Châu Phi đều có xu hướng tăng vị trí lên trên bảng xếp hạng. Nổi bật nhất là Nam Phi khi tăng 10 bậc lên vị trí thứ 65, Ethiopia tăng 10 bậc lên vị trí thứ 120, Bờ Biển Ngà cũng tăng thêm 9 bậc lên vị trí thứ 106. Tuy vậy những gì mà các nước này đang cải thiện hầu như không có sự can thiệp, cải thiện của Chính phủ mà đều đến từ khu vực tư nhân như Nam Phi khi mà nhóm này đang tích cực phát triển, tạo động lực cho Nam Phi. Ngược lại, mặc dù Bờ Biển Ngà và Ethiopia có được sự thúc đẩy mạnh mẽ từ Chính phủ thì những gì đang cản trở sự chuyển mình của các quốc gia này đó là cơ sở vật chất và nguồn lực kinh tế không đáp ứng được; cũng như làm đảo lại chiều, hồi phục lại tình trạng kinh doanh đi xuống và môi trường đổi mới yếu kém. Nhìn chung những gì mà các quốc gia này phải đối mặt là rất nhiều trước khi tính đến đổi mới toàn diện.