Đánh giá thực trạng đầu tưvào lĩnh vực công nghệ thông tin Hạn chế và

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) NGHIÊN cứu đầu tư vào LĨNH vực CÔNG NGHỆ THÔNG TIN TRONG bối CẢNH CÁCH MẠNG CÔNG NGHIỆP 4 0 KINH NGHIỆM QUỐC tế v (Trang 90 - 92)

2.3.1 Đánh giá thực trạng đầu tư vào lĩnh vực công nghệ thông tin- Hạn chế và nguyên nhân chế và nguyên nhân

Hiện tại, tình hình đầu tư của thế giới vào lĩnh vực ICT đang vận động theo chiều hướng tích cực khi mà phần lớn các quốc gia đều muốn nắm được cơ hội do cuộc CMCN 4.0 đem lại thông qua đầu tư vào lĩnh vực ICT, tuy nhiên vẫn có sự không đồng nhất lớn giữa các quốc gia trong thái độ đối với cơ hội mà cuộc CMCN 4.0 đem lại thông qua ICT thì xu hướng chung vẫn tích cực là điều quan trọng nhất. Không như các cuộc CMCN trước đây, việc xóa nhòa ranh giới giữa các lĩnh vực công nghệ, cùng với đó là sự phát triển nhanh, bùng nổ, có tính liên kết và sự đòi hỏi chuẩn bị về cơ sợ hạ tầng, hệ thống chính sách, nhân lực chất lượng cao đối với lĩnh vực ICT nên kết quả đạt được từ cuộc CMCN này sẽ có lợi cho tất cả các bên cùng tham gia

Về cụ thể, xuất phát điểm là người dân thì xu hướng cá nhân sử dụng, ứng dụng ICT thông qua mạng Internet, giao dịch thương mại điện tử đang tăng lên ở mọi khu vực trên thế giới. Các nhà quản lý doanh nghiệp thì có được sự lạc quan về khả năng đổi mới công nghệ của đất nước giúp họ chấp nhận nhiều rủi ro hơn nhưng với kỳ vọng thu về lớn hơn. Tuy nhiên, xu hướng phát triển công nghệ vẫn chỉ tập trung vào các khu vực dẫn đầu do năng lực hiện tại sẵn có của họ vẫn trội

hơn so với các quốc gia khác. Tuy vậy, các doanh nghiệp ứng dụng công nghệ số hóa, ICT như là công cụ phát triển chính của họ đã giúp cho bản thân nền kinh tế của các quốc gia này bùng nổ, với tác động mạnh mẽ của ICT đem lại, đặc biệt là ở 7 quốc gia dẫn đầu về phát triển ICT. Tuy nhiên, phần còn lại của thế giới thì các quốc gia bị chậm phía sau thì doanh nghiệp lại đang hoạt động một cách rất chậm rãi, chủ yếu biến động theo hoạt động của nhà cung cấp- tính lệ thuộc vẫn còn cao do năng lực sản xuất không đủ đáp ứng- chứ không phải vì nhu cầu của thị trường mà vận hành. Tình trạng này cần phải cải thiện, thay đổi vị trí nếu như các doanh nghiệp này muốn đạt được thành công trong thời điểm CMCN 4.0 đã đến.

Về phía Chính phủ, đi ngược lại xu hướng kỳ vọng rằng CMCN 4.0 sẽ khiến các quốc gia tập trung đầu tư vào ICT hơn nhưng thực tế lại có xu hướng giảm ở một số khu vực. Tuy nhiên, vẫn có nhiều quốc gia vẫn giữ được sự quyết tâm và định hướng đúng, tăng cường đầu tư vào ICT và tham gia vào thị trường công nghệ. Ví dụ như Malaysia, Việt Nam, Bulgaria, Đan Mạch.

Nhìn chung, những khó khăn lớn nhất mà các quốc gia gặp phải trong quá trình phát triển, đầu tư vào ICT như sau:

1. Sự quyết tâm của Chính phủ: Chính phủ đóng vai trò quan trọng trên nhiều phương diện khác nhau: Chính sách, hệ thống pháp lý, môi trường kinh doanh, độ mở cửa của thị trường, chính sách đào tạo, giảng dạy.

2. Hệ thống cơ sở vật chất: Do tính chất của ICT cần hệ thống trang thiết bị máy móc chất lượng cao, đặc thù và đồng bộ nên đây vẫn là rào cản lớn cho sự tiếp cận thị trường của các doanh nghiệp

3. Nhân lực: yếu tố chủ đạo cho sự phát triển ICT nhưng trên thực tế, nguồn nhân lực này vẫn còn thiếu hụt so với nhu cầu thực tế của thế giới do yêu cầu đào tạo khắt khe cùng với thời gian đào tạo dài, dễ xảy ra tình trạng “Chậm tiến” do sự biến đổi rất nhanh của ICT.

4. Nguồn vốn không đủ đáp ứng nhu cầu của các doanh nghiệp, đặc biệt nhóm Start-ups

5. Sự lệ thuộc: Bản chất của yếu tố này do thực tế các quốc gia đang phát triển vẫn đang phải dựa vào nguồn đầu tư, thiết bị, phụ tùng sản xuất của các quốc gia đã phát triển.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) NGHIÊN cứu đầu tư vào LĨNH vực CÔNG NGHỆ THÔNG TIN TRONG bối CẢNH CÁCH MẠNG CÔNG NGHIỆP 4 0 KINH NGHIỆM QUỐC tế v (Trang 90 - 92)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(117 trang)