Hoạt động đầu tư tại Malaysia

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) NGHIÊN cứu đầu tư vào LĨNH vực CÔNG NGHỆ THÔNG TIN TRONG bối CẢNH CÁCH MẠNG CÔNG NGHIỆP 4 0 KINH NGHIỆM QUỐC tế v (Trang 87 - 90)

Chiến lược phát triển ICT trong thời gian vừa qua của Malaysia là thông qua đầu tư và trao đổi thương mại, tuy nhiên chiến lược này không thể hiện ra được không đủ để đạt được các mục tiêu đến năm 2020 trở thành Chính phủ điện tử với chiến lược tầm nhìn 2020 (Vision 2020) do tính chất của ICT: Tiến bộ nhanh chóng, toàn cầu hóa và tự do hóa và dựa nhiều hơn vào kiến thức để tạo ra giá trị. Với thông tin và kiến thức là yếu tố chính của sự đổi mới và tạo ra giá trị, phát triển dựa trên tri thức hiện nay đã trở thành chiến lược phát triển của Malaysia. Vì vậy để đạt được Tầm nhìn 2020, Malaysia có kế hoạch mở rộng bằng việc sử dụng ICT là công nghệ chiến lược cho phát triển quốc gia bằng cách đầu tư vào cơ sở hạ tầng, tăng cường chính sách, hướng dẫn cũng như trao quyền, tăng cường bồi dưỡng kiến thức và kỹ năng của người dân và đồng thời tăng sự sẵn sàng cho công nghệ của quốc gia + Quy mô đầu tư: Năm 2006, Chiến lược quốc gia thứ 9 của Malaysia đã nêu rõ: ICT là trọng tâm cho nền kinh tế toàn cầu, tăng cường hiệu quả sản xuất, hiệu suất và cải thiện chất lượng cuộc sống . Dưới đây là các bước đi của Malaysia trong thời điểm này:

1. Đảm bảo phổ biến rộng rãi và liên kết văn hóa IT giữa các ngành ;

2. Xây dựng kế hoạch quốc gia để đảm bảo cách tiếp cận có hệ thống hơn trong việc quản lý sự phát triển ICT thông qua Chương trình Công nghệ thông tin quốc giacvà Hành lang truyền thông đa phương tiện;

3. Tăng cường giáo dục và đào tạo ICT;

4. Mở rộng và nâng cấp cơ sở hạ tầng truyền thông để tăng khả năng tiếp cận; 5. Rà soát lại hệ thống luật pháp, pháp lý để thúc đẩy phát triển cộng đồng công nghệ điện tử và phát triển cộng đồng học tập không ngừng

6. Thúc đẩy sự phát triển của giao dịch điện tử, chất lượng sản phẩm bản địa, doanh nghiệp IT nội địa, đặc biệt là khu vực sản xuất phần mềm và sản phẩm trí tuệ để tạo ra được các cơ hội phát triển mới

7. Nghiên cứu và tăng cường hệ thống đổi mới quốc gia để thúc đẩy tạo ra các sản phẩm R&D có thể phát triển được nền kinh tế tri thức

Ngoài ra, Chính phủ Malaysia cũng tạo ra Hội đồng khoa học công nghệ thông tin quốc gia và Chương trình công nghệ thông tin quốc gia để chịu trách nhiệm riêng trong việc đảm bảo phát triển ICT ở Malaysia và hỗ trợ xây dựng các chính sách phát triển ICT.

Trên cơ sở đó, Hội đồng khoa học công nghệ thông tin quốc gia đã xây dựng ra Đề án tài trợ cho các đơn đăng ký trình diễn (DAGS) với những mục tiêu rất cụ thể sau:

1. Khuyến khích người dân Malaysia nắm bắt vận dụng ICT, giúp họ tối đa hoá lợi ích của các ứng dụng ICT trong công việc và tại gia đình;

2. Xây dựng một mạng lưới tích hợp các cộng đồng điện tử sử dụng ICT và công nghệ đa phương tiện;

3. Thúc đẩy sự tăng trưởng và tính năng động đối với các nhà lập trình website và điều hợp website tại Malaysia

4. Thúc đẩy các doanh nghiệp tư nhân vận dụng mạng điện tử

5. Tăng cường hợp tác chặt chẽ hơn giữa công chúng với các cơ quan, các công ty tư nhân, các tổ chức phi chính phủ và các tổ chức không phải là tổ chức phi chính phủ thông qua liên doanh và thể chế liên kết.

6. Khuyến khích người dân Malaysia trở nên sáng tạo hơn trong việc sử dụng và ứng dụng công nghệ ICT và công nghệ đa phương tiện hiện có.(Haris, et al., 2015)

Ngoài ra, trên phương diện tài chính, Chính phủ Malaysia cũng có các cách thức hỗ trợ thông qua việc không đánh thuế thu nhập trong tối đa 10 năm hoặc 100% trợ cấp đầu tư cho các khoản đầu tư mới vào lĩnh vực mà Ủy ban truyền thông và đa phương tiện Malaysia lựa chọn. Còn với hình thức hỗ trợ phi tài chính, đó là không giới hạn tuyển dụng lao động trình độ cao ở nước ngoài, tự do hóa nguồn vốn và tự do hóa quyền sở hữu do xuất phát điểm từ niềm tin của Chính phủ Malaysia: yếu tố thành công trong việc đầu tư vào phát triển lĩnh vực ICT chính là con người. (Basu, 2016)

+Cơ cầu đầu tư: Trong giai đoạn 2000-2010, tổng thu nhập của lĩnh vực ICT đem lại, đặc biệt là dịch vụ đã tăng lên gần 3 lần từ 11.8 tỷ Ringgit lên đến 31.8 tỷ Ringgit. Năm 2014, Chính phủ Malaysia tiến hành đầu tư 264 tỷ Ringgit Malaysia (khoảng 81 tỷ USD) vào ngành công nghiệp ICT, và con số này đã tăng lên đến 273.9 tỷ Ringgit Malaysia (84 tỷ USD), bao gồm việc thúc đẩy tăng cường lực lượng lao động, sự phát triển của các doanh nghiệp liên doanh, cùng với đó là hệ thống cơ sở vật chất để có được các đường truyền băng thông rộng tốc độ cao; hỗ trợ sự phát triển của các doanh nghiệp của ngành công nghiệp sáng tạo và doanh nghiệp vừa và nhỏ. Tuy nhiên, cách thức đầu tư của Malaysia, tương tự như Hoa Kỳ, đó là các hoạt động đầu tư chủ yếu là gián tiếp thông qua một bên thụ hưởng riêng, ví dụ một khoản tài trợ 3 triệu USD cho Đề án khuyến khích nghiên cứu của doanh nghiệp, hoặc 400 triệu USD dành cho Bộ Khoa học, Công nghệ và Đổi mới sáng tạo (MOSTI) để thúc đẩy nghiên cứu triển khai và thương mại hóa. Đối với ngành công nghiệp truyền thông, hơn 61.1 triệu USD được dành cho dự án MyCreative Venture và hơn 30.7 triệu USD để cải thiện chất lượng dịch vụ truyền thông số.

Đối với hoạt động kinh doanh, Chính phủ Malaysia cũng đầu tư vào đó 92.11 triệu USD cho quỹ Dịch vụ xuất khẩu, với hoạt động chính là nghiên cứu thị trường để thúc đẩy xuất khẩu, với đối tượng nhắm đến chính là các doanh nghiệp vừa và nhỏ. Những động thái này của Chính phủ Malaysia là để ứng biến trước thực trạng xuất-nhập khẩu giảm của cả quốc gia trong suốt giai đoạn 2010-2015. Năm 2006 là năm đỉnh điểm của Malaysia khi tổng giá trị xuất khẩu hàng hóa ICT lên đến 72 tỷ USD, nhưng giảm mạnh xuống còn51 tỷ USD trong năm 2015. (AvantiKumar, 2014)

+ Hiệu quả đầu tư: Theo đó, chính phủ Malaysia cũng thu lại được một số kết quả khả quan sau thời gian tiến hành các hoạt đầu tư: Lực lượng lao động trong ngành ICT tăng đều 6.4%, lên đến 563 nghìn người lao động trong năm 2012. Đặc biệt, cứ 4 sinh viên tốt nghiệp lĩnh vực ICT ra trường thì có 3 người làm việc trong ngành công nghiệp ICT. Đồng thời, số lượng các mặt hàng công nghệ cũng tăng

kỹ thuật số cũng tăng vọt lên đến 133% so với thời kỳ ngày trước chưa khi sử dụng máy tính làm việc. Tuy nhiên, Malaysia vẫn còn gặp nhiều khó khăn trong quá trình triển khai khi mà số lượng người lao động thuộc lĩnh vực ICT tăng lên nhưng chât lượng thực tế lại đi xuống khi mà số lượng người lao động thuộc lĩnh vực ICT thì tăng lên nhưng được thông qua đào tạo tại các cơ sở đào tạo công lập hoặc tư nhân thì lại quá ít ỏi, và có xu hướng giảm mạnh hằng năm. Năm 2002, số lượng sinh viên ICT vào học là 96.090 người thì đến năm 2011 chỉ còn bằng 1 nửa so với thời điểm 10 năm trước là 49.731 người. (Saleh, 2012)

2.3. ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG ĐẦU TƯ VÀO LĨNH VỰC CÔNG NGHỆ THÔNG TIN TRONG BỐI CẢNH CÔNG NGHỆ 4.0 TRÊN THẾ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) NGHIÊN cứu đầu tư vào LĨNH vực CÔNG NGHỆ THÔNG TIN TRONG bối CẢNH CÁCH MẠNG CÔNG NGHIỆP 4 0 KINH NGHIỆM QUỐC tế v (Trang 87 - 90)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(117 trang)