Thực trạng yếu tố ảnh hưởng tới lĩnh vực công nghệ thôngtin trongbối cảnh

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) NGHIÊN cứu đầu tư vào LĨNH vực CÔNG NGHỆ THÔNG TIN TRONG bối CẢNH CÁCH MẠNG CÔNG NGHIỆP 4 0 KINH NGHIỆM QUỐC tế v (Trang 98 - 117)

Cụ thể, sự phát triển của ICTs đều cần có sự đầu tư, phát triển trong việc xây dựng hệ thống mạng làm việc, bao gồm cả mạng băng thông rộng hoặc mạng không dây, từ đó thúc đẩy phát triển trong sản xuất của doanh nghiệp và chất lượng các sản phẩm. Theo đó, Chính phủ Việt Nam cũng hỗ trợ và luôn khuyến khích phát triển lĩnh vực ICTs thông qua các cách thức khác nhau như tài trợ, chính sách hoặc gia tăng chi tiêu Chính phủ vào ICTs thông qua các dịch vụ công khác nhau: Giáo dục; y tế. Tại thời điểm hiện tại, theo số liệu báo cáo của Hiệp hội viễn thông quốc tế năm 2016:

- Thị trường máy tính ở Việt Nam đang có sự cạnh tranh mạnh mẽ giữa các doanh nghiệp khi mà không có một doanh nghiệp nào chiếm được 10% thị phần bán lẻ máy tính. Trong đó, 2 thành phố Hà Nội và Hồ Chí Minh chiếm đến hơn 85% sản lượng máy tính bán ra. Trong năm 2015 chứng kiến được sự tăng trưởng mạnh mẽ của thị trường khi mà số lượng máy được bán ra tăng lên hơn 12,6%, năm 2016 cũng vì vậy nhận thấy được chỉ số đánh giá trong tiêu thụ cá nhân, đặc biệt là máy tính gia đình lên 3,6 điểm so với 3,3 năm 2015.

- Thị trường phần mềm của Việt Nam cũng có sự phát triển mạnh mẽ, tuy nhiên lại cực kỳ nhạy cảm với chi phí. Hơn 75% thị trường Việt Nam được cấu thành từ các doanh nghiệp phần mềm nhỏ và vừa có chi phí mua sắm thấp hơn so với các công ty đa quốc gia hoặc nhà cung ứng lớn. Phần lớn các doanh nghiệp và Chính phủ Việt Nam hợp tác, giao dịch với các công ty vừa và nhỏ trong việc mua các phần mềm quản lý, làm việc để tiết kiệm chi phí. Trên thực tế, Chính phủ Việt Nam vẫn chiếm trọng số trong tổng giao dịch về phần mềm ở Việt Nam khi chiếm

đến hơn 30% tổng chi tiêu vào ICTs. Trong khi đó, 25% thị trường còn lại do các công ty lớn- đa quốc gia lựa chọn thực hiện giao dịch với các công ty, doanh nghiệp phần mềm có uy tín mặc dù có chi phí giao dịch tốn kém hơn.

Tuy nhiên, Việt Nam vẫn là một trong những quốc gia có thể chế và hệ thống quản lý về quyền sở hữu trí tuệ kém nhất khi mà các phần mềm vẫn bị các hacker tuồn ra thị trường, trong khi đó người dân và doanh nghiệp nhỏ vẫn chấp nhận srw dụng các phiên bản này để tiết kiệm chi phí kinh doanh. Hậu quả là nguồn thu từ việc bán quyền sở hữu, sử dụng các phần mềm của các doanh nghiệp bị ảnh hưởng, gây nguy hại đến tiềm lực phát triển và lợi nhuận kỳ vọng.

Mặc dù vậy, các công ty bán lẻ phần mềm lớn trong và ngoài nước vẫn tìm kiếm được rất nhiều cơ hội do nhu cầu từ các doanh nghiệp, tổ chức trong khu vực ngân hàng-tài chính; dầu khí, hàng không và ngành viễn thông. Ngoài ra, các ngành khác trong dự kiến tương lai với sự tác động của cuộc CMCN 4.0 có triển vọng cho các doanh nghiệp như an ninh, phân tích dữ liệu; phần mềm cơ sở dữ liệu; và phần mềm dữ liệu trung tâm. Đặc biệt là đối với vấn đề an ninh mạng khi mà thách thức từ vấn đề này đang được sự quan tâm, đầu tư rất lớn từ Chính phủ Việt Nam và các doanh nghiệp do tính chất của bối cảnh công nghệ hiện giờ: tất cả đều được kết nối với mạng Internet nên khả năng bị khai thác lỗ hổng là dễ dàng và khó bị truy lùng hơn rất nhiều.

- Dịch vụ: Thị trường cung ứng dịch vụ liên quan đến ICTs ở Việt Nam là cực kỳ đáng chú ý và thu hút, khi mà 02 thành phố ở Việt Nam được nằm trong top 20 thành phố có nhu cầu về nhân lực ICTs. Từ nhu cầu xuất phát điểm là lao động thì yêu cầu về việc cải thiện hệ thống cơ sở vật chất cũng tăng lên, tuy nhiên chưa được theo kỳ vọng khi chỉ số này có sụt giảm (bảng 1.1) giữa năm 2014 và 2015 (2.7 so với 2.1) sau đó phục hồi trở lại trong năm 2016. Về tổng thể, thị trường Việt Nam có nhu cầu rất lớn và khả năng đáp ứng của Việt Nam là rất tốt, liên tục dẫn đầu trong nhiều năm so với thế giới. Tuy nhiên, vấn đề thách thức với Việt Nam lại đang nằm ở vấn đề chất lượng các lao động về ICTs. Trên thực tế, hiện tại để đáp ứng mục tiêu quốc gia về thực hiện Chiến lược phát triển KH&CN giai đoạn 2010-

các mục tiêu phát triển và kỳ vọng của Chính phủ. Tuy nhiên, đây vẫn là vấn đề nan giải và thực tế không thể giải quyết được một sớm một chiều do đặc thù của ngành ICTs là: Thời gian đào tạo và tốc độ phát triển công nghệ. Thông thường, một sinh viên ngành ICTs mất 6 năm để ra trường, gấp rưỡi so với một sinh viên truyền thống ở các ngành. Thứ hai, với cuộc CMCN 4.0 đã xuất hiện và đem lại nhiều cơ hội thách thức đến, rào cản giữa các công nghệ, tốc độ phát triển, tuổi thọ trung bình một sản phẩm, đặc biệt sản phẩm ICTs đang ngày càng ngắn lại nên những nền tảng được đào tạo, giáo dục cho học viên có thể không phù hợp với thời đại, khiến ảnh hưởng đến mục tiêu đào tạo cho các sinh viên.

- Điện toán đám mây: Năm 2015, giá trị thị trường điện toán đám mây của Việt Nam đã đạt đến con số 1,01 nghìn tỷ VNĐ (tương đương 46.6 triệu USD). Đi cùng với sự phát triển của nền kinh tế khiến cho mức thu nhập bình quân tăng lên, sản lượng sản xuất của các doanh nghiệp cũng tăng ở các ngành sản xuất linh kiện điện tử, dẫn đến nhu cầu tăng lên cho các giải pháp về điện toán đám mây trong doanh nghiệp.

3.1.3. Đánh giá thực trạng đầu tư trong lĩnh vực công nghệ thông tin trong bối cảnhcách mạng công nghiệp 4.0

a) Quy mô đầu tư:

Hiện tại, triển vọng phát triển của Việt Nam trong lĩnh vực ICTs là rất lớn do sự đầu tư, quan tâm rất lớn của Chính phủ Việt Nam cùng với đó là nhu cầu của nhóm doanh nghiệp, tư nhân. Trong năm 2016, sau khi tham gia diễn đàn kinh tế thế giới tổ chức tại Davos (Thụy Sĩ) với chủ đề : “Làm chủ cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư” và trải qua nhiều kinh nghiệm nghiên cứu trước đó, Chính phủ Việt Nam đã có Chỉ thị số 16/CT-TTg về việc “Tăng cường năng lực tiếp cận cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư”. Theo đó, trong thời gian tới các Bộ, Ban ngành có chức năng quản lý và liên quan có trách nhiệm thực hiện công tác xây dựng kế hoạch thực hiện và tổ chức chiến lược thực hiện nhiệm vụ của Chính phủ. Với vai trò quản lý đối với lĩnh vực ICTs nói chung và về công nghệ nói chung, Bộ Khoa học và Công nghệ cũng đã thực hiện các công tác liên quan để thực hiện chỉ thị. Theo đó, định hướng phát triển tại VN đối với ICTs có các xuất phát điểm như sau:

- Hạ tầng ICTs: mở rộng xa lộ thông tin đến mọi ngõ ngách, đảm bảo kết nối cho toàn bộ các thành phần máy móc, thiết bị với dữ liệu, các quy trình, cũng như con người; có chính sách khuyến khích doanh nghiệp đầu tư phát triển, kinh doanh những công nghệ mới (4G, 5G).

- Trung tâm dữ liệu: có chính sách đặc biệt khuyến khích để doanh nghiệp Việt Nam đầu tư phục vụ nhu cầu trong nước.

- Ứng dụng ICTs: có chính sách thực sự thiết thực về tài chính để doanh nghiệp ứng dụng ICTs và đổi mới công nghệ; kiên quyết yêu cầu hoạt động của Chính phủ phải thông qua mạng; thúc đẩy thuê ngoài ICTs.

- Nhân lực ICTs: Xoá mù về ICTs trong toàn xã hội, đưa vào đào tạo từ cấp phổ thông; mạnh mẽ thực hiện cách mạng trong đào tạo về ICTs (cấp bằng thông qua đào tạo từ xa…)

- Cơ chế và các chính sách của Chính phủ định hướng, tăng cường nguồn lực hỗ trợ cho sự phát triển của lĩnh vực ICTs. Ngoài ra, Chính phủ cũng có các chính sách tại Nghị quyết số 41/NQ-CP bổ sung giải pháp chính sách ưu đãi thuế Thu nhập doanh nghiệp đối với một số hoạt động dịch vụ phần mềm (giống hoạt động dịch vụ sản xuất phần mềm như ở giai đoạn 2009) để thúc đẩy khối doanh nghiệp, các nhà đầu tư tham gia vào thị trường ICTs, ví dụ như miễn thuế cho 4 năm đầu tiên và chịu nửa mức thuế suất trong 9 năm tiếp theo. Trường hợp đặc biệt cần thu hút đầu tư thì được xem xét kéo dài thêm thời gian áp dụng thuế suất ưu đãi 10% nhưng tối đa không quá 10 năm.

- Quá trình toàn cầu hóa, hội nhập của Việt Nam vào các mạng lưới giao thương thông qua các hiệp định trao đổi tự do như AEC, EUVN FTA, cũng như các hợp tác trao đổi toàn diện với Hàn Quốc, Nhật Bản và mới nhất là với Úc (tháng 3.2018)

- Thị trường ICTs nội địa đang ở giai đoạn tăng trưởng mạnh mẽ, với việc giao thương được tự do và năng động, cùng với đó là năng lực đáp ứng của các doanh nghiệp người tiêu dùng tăng lên.

- Các công ty đa quốc gia về công nghệ, điện tử như Samsung,LG, Intel đã xây dựng nhiều nhà máy sản xuất ở Việt Nam với nguồn vốn đầu tư rất lớn, tạo điều kiện cho phát triển kinh tế và phát triển xã hội.

- Việt Nam là một thị trường đầu tư,có nhu cầu thu hút nhân công, lao động IT lớn cùng với đó là nền tảng của thị trường phát triển phần mềm vững chắc, nhiều tiềm năng.

b) Cơ cấu đầu tư:

Thực hiện các chỉ đạo của Chính phủ và định hướng quốc gia, các Bộ, Ban ngành ở Việt Nam thực hiện các nhiệm vụ theo phân cấp, phân quyền và chức năng nhiệm vụ. Cụ thể, Bộ Thông tin và Truyền thông thực hiện các nhiệm vụ đầu tư phát triển lĩnh vực ICT như sau:

Nhiệm vụ 1: Tập trung thúc đẩy phát triển hạ tầng công nghệ thông tin, có chính sách khuyến khích doanh nghiệp đầu tư, phát triển, kinh doanh công nghệ mới. Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin - truyền thông đáp ứng yêu cầu hiện đại hóa công nghệ thông tin - truyền thông trong phạm vi cả nước, bảo đảm an toàn, đồng bộ, kết nối liên ngành và liên vùng. Trong đó, các doanh nghiệp viễn thông chú trọng hoàn thiện mạng truyền thông di động 4G, bảo đảm cung cấp dịch vụ ổn định trong toàn quốc từ năm 2018; có chính sách tiếp cận, nghiên cứu và phát triển 5G, đáp ứng yêu cầu Internet kết nối vạn vật trong thời gian sớm nhất.

- Bộ Thông tin và Truyền thông đã cấp phép triển khai công nghệ 4G/LTE-A cho các doanh nghiệp viễn thông di động. Tính đến hết quý I/2017, các doanh nghiệp đã triển khai, lắp đặt hơn 40.000 trạm 4G và đã có doanh nghiệp cung cấp vùng phủ sóng tới 95% dân số (Viettel). Dự kiến trong thời điểm tới, các doanh nghiệp báo cáo tình hình triển khai và trên cơ sở đó, Bộ Thông tin và Truyền thông sẽ có có các phương án điều chỉnh phù hợp để đảm bảo các doanh nghiệp thực hiện đúng theo các cam kết khi cấp phép, cung cấp dịch vụ ổn định trong toàn quốc từ năm 2018. Về chất lượng dịch vụ 4G, mới đây, Bộ Thông tin và Truyền thông đã công bố kết quả đo kiểm chất lượng các chỉ tiêu kỹ thuật (theo quy định tại quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 81:2014/BTTTT) trong vùng lõi của mạng 4G tại khu vực Hà Nội đối với nhà mạng MobiFone và Viettel.

- Đang thực hiện và thúc đẩy các doanh nghiệp phát triển hạ tầng viễn thông băng rộng theo Quyết định số 149/QĐ-TTg ngày 21/01/2016 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình phát triển hạ tầng viễn thông băng rộng đến năm 2020; Tiếp tục triển khai lộ trình tắt sóng truyền hình tương tự để giải phóng băng tần 700 MHz (694-806 MHz) cho thông tin di động IMT; Nghiên cứu xây dựng Quy hoạch băng tần 700 MHz…

- Bộ Thông tin và Truyền thông đang nghiên cứu sửa đổi, hoàn thiện Thông tư 01/2017/TT-BTTTT ban hành Danh mục các sản phẩm công nghệ thông tin trọng điểm theo hướng bổ sung các dòng sản phẩm hỗ trợ CMCN 4.0; Xây dựng văn bản triển khai nội dung trong Nghị định 122/2016/NĐ-CP và Nghị định 134/2016/NĐ- CP về hỗ trợ thuế nhập khẩu cho các linh kiện phục vụ sản xuất sản phẩm ICTs; Nghiên cứu xây dựng chính sách thúc đẩy nghiên cứu và phát triển 5G, IoT trong thời gian sớm nhất;

- Bộ Thông tin và Truyền thông thường xuyên tổ chức diễn tập ứng cứu sự cố cho mạng lưới ứng cứu sự cố quốc gia; Đào tạo, nâng cao năng lực cho thành viên mạng lưới ứng cứu sự cố quốc gia…

- Bộ Thông tin và Truyền thông và Bộ Nội vụ đã ký kết Chương trình phối hợp thúc đẩy gắn kết ứng dụng ICTs và cải cách hành chính giai đoạn 2017-2020; phối hợp với các ngành, địa phương ban hành Kiến trúc chính quyền điện tử; hướng dẫn xây dựng Kế hoạch ứng dụng ICTs trong hoạt động của các cơ quan nhà nước năm 2018; phối hợp cùng Bộ Xây dựng, Bộ Khoa học và Công nghệ nghiên cứu, xây dựng bộ tiêu chí đánh giá đô thị thông minh…

- Các doanh nghiệp phát triển hạ tầng viễn thông băng rộng phục vụ công tác kết nối từ Trung ương đến địa phương; phát triển hạ tầng các trung tâm dữ liệu tại Nam Thăng Long (Hà Nội) và Tân Thuận (tp Hồ Chí Minh) đảm bảo an toàn thông tin theo chuẩn ISO/IEC 27001:2013; Đang triển khai giai đoạn I của dự án hiện đại hóa hệ thống công nghệ thông tin bưu chính Việt Nam (MPITS)…

4.0; ưu tiên, chú trọng phát triển nhân lực công nghệ thông tin, đặc biệt là nhân lực về an toàn, an ninh thông tin.

Bộ Thông tin và Truyền thông đã và đang tập trung nghiên cứu, hỗ trợ doanh nghiệp tập trung nghiên cứu, phát triển một số lĩnh vực, sản phẩm trọng điểm như:

- Bộ sản phẩm ứng dụng ICTs: (i) Phục vụ triển khai chính phủ điện tử kết nối liên thông 4 cấp chính quyền gồm hệ thống quản lý băn bản điều hành điện tử, cổng dịch vụ công trực tuyến; (ii) Hệ thống, giải pháp ứng dụng ICTs trong ngành y tế, giáo dục liên thông theo ngành dọc và kết nối liên thông bảo hiểm y tế; (iii) Hệ thống, giải pháp ứng dụng ICTs phục vụ quản lý điều hành doanh nghiệp liên thông bảo hiểm y tế, thuế, hải quan…

- Nghiên cứu, phát triển hệ thống phân tích dữ liệu lớn, nền tảng IoT mở (IoT platform) phục vụ triển khai đô thị thông minh.

- Thực hiện đề tài nghiên cứu cấp quốc gia về đô thị thông minh (hệ thống thử nghiệm thu thập, phân tích và chỉ thị các chỉ số về sự phát triển của đô thị thông minh phù hợp điều kiện Việt nam nhằm phục vụ các cơ quan quản lý Nhà nước); các đề tài cấp Bộ (về an toàn thông tin; công nghệ thông tin di động 5G; triển khai IPv6 trong các hệ thống thông tin di động; chính sách phát triển nền kinh tế số; xu hướng công nghệ trong CMCN 4.0; hệ sinh thái khởi nghiệp trong lĩnh vực ICTs; tiếp tục hoàn thiện các tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về 4G, lộ trình tiêu chuẩn IoT, chính sách phát triển nguồn nhân lực ngành TT&TT…).

- Đẩy mạnh đào tạo, phát triển nguồn nhân lực an toàn, an ninh thông tin đến năm 2020 theo Đề án 99 (Quyết định 99/QĐ-TTg ngày 14/01/2014)

- Các đơn vị nghiên cứu, đào tạo thuộc Bộ luôn đi đầu trong nghiên cứu các sản phẩm công nghệ mới như trí tuệ nhân tạo, an toàn thông tin trong mạng 4G LTE, chiến lược xây dựng đô thị thông minh, khung kiến trúc ICT cho đô thị thông minh, xây dựng công cụ phân tích, đánh giá chất lượng mạng và dịch vụ 4G LTE- A… Các doanh nghiệp thuộc Bộ thường xuyên tổ chức hợp tác với các cơ sở đào

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) NGHIÊN cứu đầu tư vào LĨNH vực CÔNG NGHỆ THÔNG TIN TRONG bối CẢNH CÁCH MẠNG CÔNG NGHIỆP 4 0 KINH NGHIỆM QUỐC tế v (Trang 98 - 117)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(117 trang)