Mô hình xếp hạng tín nhiệm

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu mô hình z score trong đánh giá rủi ro tài chính của các doanh nghiệp niêm yết trên thị trƣờng chứng khoán việt nam (Trang 26 - 27)

Cơ quan xếp hạng tín nhiệm là các công ty chuyên xếp hạng tín nhiệm đối với các nhà phát hành nợ/chứng khoán, hoặc đối với bản thân các loại nợ/chứng khoán đó. Việc xếp hạng tín nhiệm đối với một nhà phát hành nợ bao gồm việc xem xét giá trị của các loại nợ của nhà phát hành đó (ví dụ như khả năng trả nợ) và tính toán lãi suất áp dụng phù hợp áp dụng cho loại chứng khoán được phát hành đó. Điều này giúp các nhà đầu tư đánh giá được mức độ rủi ro đối với loại chứng khoán phát hành. Ba công ty đánh giá tín nhiệm lớn nhất thế giới hiện nay là Standard&Poor’s (S&P), Moody’s, và Fitch Group. Các tổ chức này có bảng xếp hạng tín nhiệm đánh giá rủi ro tài chính của doanh nghiệp hay nhà phát hành nợ từ mức AAA cho tới D.

Ưu điểm:

Thứ nhất, hệ thống chấm điểm xếp hạng tín nhiệm có các tiêu chí rõ ràng và thống nhất, mỗi tiêu chí đều được xác định thông qua những trọng số khác nhau, nên tạo điều kiện dễ dàng đánh giá tổng hợp về mức độ rủi ro tài chính của doanh nghiệp.

Thứ hai, việc đánh giá thường được thực hiện bởi các doanh nghiệp lớn, có uy tín nên tận dụng được kinh nghiệm và kiến thức chuyên sâu của các chuyên gia tài chính để phân tích các chỉ tiêu tài chính. Việc phân tích được dựa trên công nghệ đã được lập trình, hệ thống lưu trữ thông tin ổn định, sử dụng hồ sơ sẵn có, sử dụng các yếu tố không mang tính lượng hóa, nên việc đánh giá mang tính toàn diện hơn so với việc sử dụng các mô hình toán học.

Nhược điểm:

Thứ nhất, mô hình Z-score cố định hệ số của các chỉ số tài chính trong công thức. Điều này có thể không phù hợp với phân tích, đánh giá các doanh nghiệp ở

những môi trường khác nhau do tính chất của các chỉ số tài chính cũng có thể khác nhau.

Thứ hai, mô hình Z-score chỉ cho phép xác định doanh nghiệp nằm trong vùng an toàn, vùng cảnh báo hoặc vùng có nguy cơ cao. Với các doanh nghiệp được xác định nằm trong cùng một vùng rủi ro thì việc so sánh tương quan giữa các doanh nghiệp phải kết hợp với nhiều phương pháp xếp hạng khác.

Thứ ba, ngoài những yếu tố trong chỉ số tài chính, còn có những yếu tố thực sự có ảnh hưởng tới hoạt động của doanh nghiệp. Đơn cử như, những rủi ro trong hoạt động có thể tăng cao do các nguyên nhân khách quan như sự thay đổi về chính sách, khủng hoảng kinh tế, khả năng quản trị doanh nghiệp...

Thứ tư, mô hình Z-score được tạo dựng dựa trên phương pháp nghiên cứu phân tích thống kê. Vì vậy, mô hình Z-score rất có thể bị sai lệch khi mẫu không hoàn toàn đại diện một cách đầy đủ cho toàn bộ các cá thể tồn tại. Đặc biệt, cần chú ý lỗi loại II: Khi mô hình Z-score cho rằng doanh nghiệp nằm trong vùng an toàn nhưng thực tế nó lại tiềm ẩn rủi ro cao.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu mô hình z score trong đánh giá rủi ro tài chính của các doanh nghiệp niêm yết trên thị trƣờng chứng khoán việt nam (Trang 26 - 27)