Thực trạng các mô hình đánh giá rủi ro tài chính ở Việt Nam

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu mô hình z score trong đánh giá rủi ro tài chính của các doanh nghiệp niêm yết trên thị trƣờng chứng khoán việt nam (Trang 43 - 47)

Hiện nay, các phương pháp đánh giá rủi ro tài chính đều chủ yếu dựa trên các hệ thống mô hình định lượng rất phức tạp, nên dẫn đến các mô hình được áp dụng không triệt để hoặc mô hình được đề xuất cho các trường hợp cụ thể thì không phù hợp, nên việc đánh giá rủi ro tài chính doanh nghiệp vẫn chưa thực sự hiệu quả.

Cần xác định tầm quan trọng của quản trị rủi ro tài chính doanh nghiệp, bởi chỉ cần một biến động nào đó trên thị trường tài chính cũng có thể khiến doanh nghiệp chao đảo, gặp các vấn đề về khả năng thanh toán với các khoản nợ, nợ xấu cũng đang là một vấn đề lớn của nền kinh tế. Tuy vậy, tính minh bạch trong các báo cáo tài chính vẫn là một thách thức rất lớn khiến cho các nhà đầu tư, các chuyên gia hay các nhà quản lý khó có thể áp dụng các mô hình hay sử dụng các công cụ để tính toán rủi ro tài chính một cách đầy đủ và hiệu quả.

Một số mô hình đánh giá rủi ro tài chính đang được sử dụng hiện nay ở Việt Nam:

Thứ nhất, mô hình chấm điểm tín dụng:

Trong các tổ chức tín dụng (TCTD), để đánh giá được rủi ro tài chính của các doanh nghiệp trước khi đưa ra quyết định cho vay, cần phải xây dựng một hệ thống quản lý, đo lường, theo dõi tín dụng phù hợp và phải kiểm soát được rủi ro tín dụng. Xếp hạng tín dụng khách hàng vay vốn là một trong các công cụ giúp các TCTD có thể đánh giá hiệu quả được rủi ro tài chính của các doanh nghiệp. Đây là việc đánh giá năng lực tài chính, tình hình hoạt động hiện tại và triển vọng phát triển trong tương lai của khách hàng được xếp hạng để có thể xác định được mức độ rủi ro không trả được nợ và đánh giá khả năng trả nợ của khách hàng doanh nghiệp trong tương lai. Kết quả xếp hạng tín dụng tín dụng ở mức thấp, thì rủi ro khi cho vay càng cao và ngược lại. Do đó, để hạn chế rủi ro tín dụng, các TCTD hay lựa chọn những khách hàng có kết quả xếp hạng ở mức nhất định. Đây cũng là căn cứ để ngân hàng đưa ra các quyết định cấp tín dụng mới, bổ sung cho các khách hàng tốt hay có những biện pháp kịp thời đối với khách hàng có hạng tín nhiệm thấp. Thực tế, thách thức lớn nhất đối với các TCTD chính là việc thu thập và phân loại thông tin chính xác, chi tiết về đối tượng vay, đặc điểm của các loại hình rủi ro và kết quả của đầu tư tín dụng vào các loại hình rủi ro đó. Xếp hạng tín dụng đòi hỏi rất nhiều thông tin đầu vào để vận hành cũng như tạo ra nhiều thông tin đầu ra có giá trị. Điều này sẽ tạo động lực để ngân hàng đầu tư vào hạ tầng công nghệ, hệ thống hóa, lưu giữ và tích lũy các thông tin cần thiết. Đối tượng áp dụng xếp hạng tín dụng gồm: các định chế tài chính, công ty sản xuất kinh doanh, khách hàng bán lẻ, việc xếp hạng các khách hàng này đòi hỏi một khối lượng thông tin lớn và toàn diện, do đó, triển khai xây dựng hệ thống thông tin đầy đủ sẽ giúp NHTM dần chuẩn hóa và tích lũy kho dữ liệu về khách hàng theo thời gian, giúp quản trị rủi ro tín dụng hiệu quả hơn.

TCTD có thể thu thập dữ liệu đầu vào thông qua Hệ thống thông tin tín dụng quốc gia Việt Nam (CIC). Với quy mô kho dữ liệu lớn, được thiết kế và xây dựng trên nền công nghệ tin học hiện đại, có thể truy xuất thông tin tức thời và kho lưu trữ dữ liệu lịch sử duy trì 5 năm, được kiểm soát chất lượng đầu vào chặt chẽ, có

phân tổ chi tiết theo chỉ tiêu thông tin và bổ sung nhiều thông tin từ các nguồn khác trong và ngoài nước, CIC đã hỗ trợ rất tốt trong việc chấm điểm, xếp hạng tín dụng nội bộ khách hàng vay của các tổ chức tín dụng. Dựa trên các cơ sở dữ liệu đó CIC đã xây dựng ra được một quy trình xếp hạng tín nhiệm với bảng đánh giá như sau:

Bảng 2.1. Bảng chuẩn xếp hạng tín dụng doanh nghiệp của Trung tâm thông tin tín dụng quốc gia Việt Nam (CIC)

Xếp

hạng Nội dung

AAA

Loại tối ưu: Doanh nghiệp hoạt động hiệu quả cao. Khả năng tự chủ tài chính rất tốt. Triển vọng phát triển lâu dài, tiềm lực tài chính mạnh. Lịch sử vay trả nợ tốt. Rủi ro thấp nhất.

AA Loại ưu: Doanh nghiệp hoạt động có hiệu quả và ổn định. Khả năng tự chủ tài chính tốt, triển vọng phát triển tốt. Lịch sử vay trả nợ tốt. Rủi ro thấp. A Loại tốt: Tình hình tài chính ổn định, hoạt động kinh doanh có hiệu quả.

Lịch sử vay trả nợ tốt. Rủi ro tương đối thấp.

BBB Loại khá: Hoạt động tương đối hiệu quả, tình hình tài chính ổn định, có hạn chế nhất định về tiềm lực tài chính. Rủi ro trung bình.

BB

Loại trung bình khá: Doanh nghiệp hoạt động tốt trong hiện tại nhưng dễ bị ảnh hưởng bởi những biến động lớn trong kinh doanh do sức ép cạnh tranh. Tiềm lực tài chính trung bình. Rủi ro trung bình.

B Loại trung bình: Doanh nghiệp hoạt động chưa có hiệu quả, khả năng tự chủ tài chính thấp. Rủi ro tương đối cao.

CCC Loại trung bình yếu: Doanh nghiệp hoạt động có hiệu quả thấp, năng lực quản lý kém, khả năng trả nợ thấp, tự chủ về tài chính yếu. Rủi ro cao. CC Loại yếu: Doanh nghiệp hoạt động kém hiệu quả, tự chủ tài chính yếu kém.

Khả năng trả nợ ngân hàng kém. Rủi ro rất cao.

C Loại yếu kém: Doanh nghiệp hoạt động yếu kém, thua lỗ kéo dài, không tự chủ về tài chính. Năng lực quản lý yếu kém, có nợ quá hạn. Rủi ro rất cao.

(Nguồn: Trung tâm thông tin tín dụng quốc gia Việt Nam CIC)

Nhận thấy mô hình xếp hạng tín dụng là một mô hình khá phổ biến đang được thực hiện tại các TCTD mà phần lớn là tại các NHTM tại Việt Nam, bởi vì mô hình

này có nhiều lợi thế và khá phù hợp với các NHTM trong điều kiện Việt Nam hiện nay.

Thứ nhất, tận dụng được kinh nghiệm và kiến thức của các cán bộ tín dụng, các chuyên gia tài chính để phân tích các chỉ tiêu tài chính. Việc phân tích dựa trên công nghệ đơn giản, hệ thống lưu trữ thông tin ổn định, sử dụng hồ sơ có sẵn, sử dụng các yếu tố không mang tính lượng hóa.

Thứ hai, là mô hình tương đối đơn giản, song hạn chế của mô hình này là nó phụ thuộc vào mức độ chính xác của nguồn thông tin thu thập được, khả năng dự báo cũng như trình độ phân tích, đánh giá của cán bộ tín dụng hay nhà phân tích tín dụng. Bên cạnh đó các chỉ tiêu phi tài chính chủ yếu dựa trên đánh giá chủ quan của người đánh giá.

Thứ ba, mô hình có thể áp dụng cho các khoản vay riêng lẻ, mang tính đặc thù chịu ảnh hưởng các yếu tố vùng miền, phong tục, tập quán thì việc dựa trên các yếu tố định lượng, không đưa ra được quyết định chính xác mà phải dựa trên ý kiến và kinh nghiệm của cán bộ tín dụng.

Thứ tư, các NHTM sử dụng mô hình này sẽ chịu chi phí cao do tốn nhiều thời gian để đánh giá và đòi hỏi cán bộ tín dụng phải có tính chuyên nghiệp, có khả năng phân tích tốt.

Tuy nhiên, mô hình chấm điểm tín dụng chủ yếu vẫn mang tính cục bộ ở các NHTM, các tổ chức xếp hạng tín dụng ở Việt Nam hoàn toàn chưa có tên tuổi và uy tín trên thế giới. Do đó, các công ty trong nước muốn phát hành cổ phiếu ra thị trường quốc tế đều phải thuê các tổ chức nước ngoài đánh giá xếp hạng tín nhiệm.

Mô hình lượng hóa rủi ro tín dụng (VaR tín dụng):

Các NHTM chủ yếu mới chỉ dừng lại ở việc tính toán tổn thất dự tính và mới dựa trên phương pháp định tính chứ chưa dùng định lượng. Có thể kể có đến một số nguyên nhân như hạn chế trong các cơ sở dữ liệu, việc lưu giữ thông tin khách hàng trong hệ thống dữ liệu nội bộ của các NHTM thông qua các hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ cũng mới chỉ được thực hiện ở một số ngân hàng, nhưng cũng gặp khó khăn trong việc thu thập và phân loại. Hạn chế trong cơ sở dữ liệu để chạy mô hình được xem như rào cản lớn nhất đối với khả năng áp dụng các mô hình lượng hóa rủi ro tín dụng ở Việt Nam. Nhiều ngân hàng xây dựng hệ thống xếp hạng tín dụng nội

bộ nhưng còn mang tính chủ quan, chưa thực sự là căn cứ để xây dựng các thước đo lượng hóa rủi ro.

Đa số NHTM đều đã và đang xây dựng hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ làm cơ sở cho việc phân loại khách hàng và đánh giá rủi ro tín dụng. Trong số các ngân hàng đi đầu về lượng hóa rủi ro tín dụng, một số ngân hàng đã sử dụng hạng khách hàng theo hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ để tính rủi ro theo phương pháp thống kê toán học thông thường chứ chưa phải phương pháp mô hình hóa. Việc tính giá trị rủi ro tín dụng cũng đang ở những bước đầu, nên kết quả cũng chưa thực sự đáng tin cậy.

Các công cụ đánh giá rủi ro tài chính đã chứng minh được tính hiệu quả trên rất nhiều các quốc gia trên toàn thế giới. Tuy nhiên, khi áp dụng hoàn toàn các mô hình, công cụ đó vào thị trường tài chính ở Việt Nam, vốn có rất nhiều khác biệt so với các thị trường khác trên thế giới, thì không đạt được hiệu quả cao. Thực trạng trên cho thấy rất cần thiết cần phải xây dựng một công cụ đánh giá rủi ro tài chính và dự đoán nguy cơ phá sản doanh nghiệp phù hợp với Việt Nam.

2.2. Cách thức xây dựng mô hình Z-score trong đánh giá rủi ro tài chính của các doanh nghiệp niêm yết trên sàn chứng khoán Việt Nam

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu mô hình z score trong đánh giá rủi ro tài chính của các doanh nghiệp niêm yết trên thị trƣờng chứng khoán việt nam (Trang 43 - 47)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(88 trang)