Kiến nghị đối với các cơ quan quản lý

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu mô hình z score trong đánh giá rủi ro tài chính của các doanh nghiệp niêm yết trên thị trƣờng chứng khoán việt nam (Trang 66 - 69)

3.2.1.1. Nâng cao chất lượng thông tin tín nhiệm của Trung tâm Thông tin Tín dụng Quốc gia Việt Nam (CIC)

Điểm yếu và cũng là thách thức của mô hình Z-score là cần có một cơ sở dữ liệu đầy đủ và minh bạch về tình hình tài chính của các doanh nghiệp. Thực ra, không chỉ riêng mô hình Z-score mà bất cứ một mô hình tính toán nào cũng cần có cơ sở dữ liệu chính xác và đầy đủ. Với lợi thế là tính toán đơn giản và độ tin cậy cao, mô hình Z-score không đòi hỏi những bước tính toán phức tạp nhưng cần số liệu đầy đủ, chính xác để đảm bảo độ tin cậy của kết quả tính toán. Vì vậy, cần có cơ chế phối hợp giữa Tổng cục Thống kê (Bộ Kế hoạch và Đầu tư), Tổng cục Thuế (Bộ Tài chính) và CIC (Ngân hàng Nhà nước) trong việc trao đổi thông tin và từ đó xây dựng cơ sở dữ liệu thống nhất về tài chính doanh nghiệp. Với lợi thế về hệ thống xếp hạng tín dụng (nợ) của doanh nghiệp, CIC nên được lựa chọn là đơn vị

chịu trách nhiệm duy nhất trong việc cung cấp các thông tin về tình trạng tài chính của công ty sau khi có sự thống nhất về số liệu với Tổng cục Thống kê và Tổng cục Thuế.

Không những thế, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam có lợi thế là được các ngân hàng thương mại cung cấp các tài liệu, hồ sơ tài chính, pháp lý khách hàng vay vốn, tình hình dư nợ và mức độ tín nhiệm trong quan hệ tín dụng cho nên có điều kiện để đánh giá tín nhiệm khách hàng chính xác hơn.

Hiện nay, trung tâm CIC của Ngân hàng Nhà nước đang thực hiện chức năng cung cấp thông tin tín nhiệm cho các tổ chức tín dụng, doanh nghiệp và có thu phí. Để nâng cao chất lượng thông tin mà CIC cung cấp cho các tổ chức, đòi hỏi CIC phải cải tiến nhiều theo hướng :

 Cung cấp thông tin phải nhanh chóng

 Nguồn thông tin phải cập nhật, chính xác

 Ngoài các thông tin tài chính còn phải bao gồm các thông tin phi tài chính.

3.2.1.2. Xây dựng tổ chức xếp hạng tín nhiệm độc lập.

Dựa trên kinh nghiệm của các nước có nền kinh tế thị trường cho thấy các quốc gia thường xây dựng một tổ chức định mức tín nhiệm độc lập, không do nhà nước quản lý, thuộc sở hữu của các cổ đông để xếp hạng tín nhiệm các tổ chức. Việc hình thành một tổ chức như thế này có vai trò rất to lớn trong việc minh bạch hoá thông tin nền kinh tế.

Khu vực Đông Nam Á được biết đến như khu vực tham gia khá sớm vào lĩnh vực này. Ngay từ năm 1982, Philippines đã thành lập trung tâm đánh giá tín nhiệm của mình. Tiếp sau đó năm 1991 là Malaysia, 1993 là Thái Lan và năm 1995 là Indonesia.

Học tập kinh nghiệm của các nước có nền kinh tế thị trường, Việt Nam cũng cần phải xây dựng tổ chức xếp hạng tín nhiệm độc lập, có uy tín để thực hiện đánh giá tín nhiệm các doanh nghiệp. Tổ chức xếp hạng tín nhiệm độc lập này hoạt động theo mô hình là một doanh nghiệp cổ phần, không một tổ chức hay cá nhân nào có thể chi phối, điều này sẽ làm cho kết quả xếp hạng tín nhiệm trở lên khách quan hơn, từ đó sẽ tạo được niềm tin với người sử dụng.

3.2.1.3. Tạo môi trường cho hoạt động kinh doanh tín nhiệm phát triển

Ngày nay, vấn đề tìm hiểu và thẩm định khách hàng đã trở thành một nhu cầu không thể thiếu trong nền kinh tế thị trường, khi mà ngày càng có nhiều cơ hội hợp tác kinh doanh được mở ra và đi liền với đó là nhu cầu cần phải thẩm định các cơ hội làm ăn. Mặt khác hội nhập kinh tế cũng đòi hỏi phải có sự minh bạch hoá cao về thông tin doanh nghiệp chẳng hạn như về tài chính, năng lực điều hành, công nghệ áp dụng …

Hồng Kông có khoảng 300.000 doanh nghiệp, nhưng có tới 40 tổ chức thông tin tín nhiệm. Việt Nam có gần 145.000 doanh nghiệp và khoảng 2,3 triệu thực thể kinh doanh khác, nhưng cho đến nay Việt Nam chỉ mới có 3 tổ chức hoạt động trong lĩnh vực thông tin tín nhiệm. Chính vì vậy trong thời gian tới cần phải ban hành các văn bản quy phạm pháp luật, tạo cơ chế, môi trường cho hoạt động kinh doanh tín nhiệm phát triển là vô cùng cần thiết.

3.2.1.4. Xây dựng hệ thống dữ liệu để cung cấp thông tin doanh nghiệp nhanh chóng, đầy đủ, chính xác

Muốn đánh giá được tín nhiệm khách hàng đòi hỏi phải có thông tin, thông tin càng tin cậy thì mức độ đánh giá càng chính xác. Vì vậy, để đánh tín nhiệm đòi hỏi các doanh nghiệp phải có trách nhiệm cung cấp những tài liệu, thông tin đầy đủ, chính xác về tình hình tài chính và phi tài chính trong phạm vi của mình theo yêu cầu của tổ chức đánh giá. Ngoài ra, cũng phải tạo điều kiện cho cán bộ đánh giá trong quá trình kiểm tra, thẩm định lại thông tin một cách chính xác. Tuy nhiên, các doanh nghiệp Việt Nam phần lớn đều có xu hướng che giấu sự thật về bản thân mình, khuyếch trương những điểm mạnh, điểm tốt, che giấu những thông tin tài chính thực tế và những hạn chế của mình. Đây cũng là một khó khăn lớn trong việc đánh giá tín nhiệm ở Việt Nam của các tổ chức định mức tín nhiệm.

Trong nền kinh tế thị trường, thông tin đóng một vai trò vô cùng quan trọng trong hoạt động kinh doanh. Vì vậy, thông tin nhanh chóng, chính xác cung cấp cơ sở cho nhà quản trị đưa ra quyết định kịp thời, hiệu quả, đưa hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp thu được nhiều kết quả. Ở Việt Nam hệ thống cung cấp thông tin cho các doanh nghiệp còn nhiều yếu kém và hạn chế. Rất khó có thể thu thập được

thông tin về một doanh nghiệp nào đó về các khía cạnh tình hình tài chính, kết quả hoạt động kinh doanh, mức độ tín nhiệm với các tổ chức tín dụng…ngoại trừ những doanh nghiệp đã được niêm yết tại Trung Tâm Giao dịch Chứng khoán thì hồ sơ tài chính của những đơn vị này được công bố một các công khai cho bên ngoài. Để minh bạch hoá thông tin kinh tế, tạo nguồn thông tin cung cấp công khai cho các đối tượng có nhu cầu đòi hỏi Nhà nước phải xây dựng một hệ thống cung cấp thông tin nhanh chóng, đầy đủ và chính xác.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu mô hình z score trong đánh giá rủi ro tài chính của các doanh nghiệp niêm yết trên thị trƣờng chứng khoán việt nam (Trang 66 - 69)