Mô hình chỉ số Z để ước tính hệ số tín nhiệm của doanh nghiệp

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu mô hình z score trong đánh giá rủi ro tài chính của các doanh nghiệp niêm yết trên thị trƣờng chứng khoán việt nam (Trang 35 - 40)

Ngoài tác dụng cảnh báo dấu hiệu phá sản, Altman còn phát minh tiếp hệ số Z” điều chỉnh. Chỉ số này bằng với chỉ số Z”+ 3,25 (các vùng cảnh báo phá sản do đó cũng được tăng lên 3,25). Ông đã nghiên cứu trên 700 doanh nghiệp và tìm ra sự tương đồng giữa chỉ số Z’’ điều chỉnh này với hệ số tín nhiệm Standard & Poor's.

Công thức Z” điều chỉnh được xác định như sau:

Z” = 3,25 + 6,56X1+ 3,26X2 + 6,72X3 + 1,05X4

Sự tương đồng giữa chỉ số Z” điều chỉnh và xếp hạng Standard & Poor's của doanh nghiệp được trình bày trong bảng sau:

Bảng 1.4. So sánh chỉ số Z’’ với hạng mức tín nhiệm Standard & Poor's

Chỉ số Z” điều chỉnh Mức xếp hạng tín nhiệm tƣơng đƣơng theo Standard & Poor's Mô tả Doanh nghiệp nằm trong vùng an toàn, chưa có nguy cơ phá sản

>8,15 AAA Chất lượng cao nhất, ổn định, độ rủi ro thấp nhất

7,60-8,15 AA+ Chất lượng cao, rủi ro thấp, độ rủi ro chỉ cao hơn hạng AAA một bậc

7,30-7,60 AA

7,00-7,30 AA-

6,85-7,00 A+

Chất lượng khá, tuy vậy có thể bị ảnh hưởng bởi tình hình kinh tế

6,65-6,85 A

6,40-6,65 A-

6,25-6,40 BBB+ Chất lượng trung bình, an toàn trong thời gian hiện tại, tuy vậy có ẩn chứa một số yếu tố rủi ro

5,85-6,25 BBB

Chỉ số Z” điều chỉnh Mức xếp hạng tín nhiệm tƣơng đƣơng theo Standard & Poor's Mô tả nằm trong vùng cảnh báo, có thể có nguy cơ phá sản 5,25-5,65 BB+ Chất lượng trung bình thấp, có thể gặp khó khăn trong việc trả nợ, bị ảnh hưởng đối với sự thay đổi của tình hình kinh tế

4,95-5,25 BB

4,75-4,95 BB-

4,5-4,75 B+

Chất lượng thấp, rủi ro cao, có nguy cơ không thanh toán đúng hạn

4,15-4,50 B

Doanh nghiệp nằm trong vùng nguy hiểm, nguy cơ phá sản cao

3,75-4,15 B-

3,20-3,75 CCC+ Rủi ro cao, chỉ có khả năng trả nợ nếu tình hình kinh tế khả quan

2,50-3,20 CCC Rủi ro rất cao, rất gần phá sản

1,75-2,50 CCC- Rủi ro rất cao, khó có khả năng thực hiện thanh toán các nghĩa vụ nợ 0-1,75 D Xếp hạng thấp nhất, đã phá sản hay

hầu như sẽ phá sản

(Nguồn: Alman, năm 1995, 2005)

Sự tương đồng giữa chỉ số Z” điều chỉnh và hệ số tín nhiệm Standard & Poor's là khá cao nhưng không có nghĩa là tuyệt đối. Trong bài viết của mình, ông Altman cũng trình bày một sự lệch chuẩn nằm trong khoản cho phép của hai chỉ số trên. Một điều nữa chúng ta cần phải chú ý đó là chỉ số Z” điều chỉnh mặc dù được dùng khá tốt ở các thị trường khác nhưng cũng nên được nghiên cứu để điều chỉnh phù hợp với môi trường Việt Nam. Mặc dù ghi chú hai điểm trên nhưng việc tạm ước tính hệ số tín nhiệm bằng chỉ số Z” là đáng tin cậy và có thể dùng được. Nó có thể giúp doanh nghiệp và người đầu tư nhận định cơ bản về tình hình tài chính và khả năng thanh toán nợ của doanh nghiệp.

Mô hình Z-score của Alman đã phát triển qua nhiều năm qua và được ứng dụng rộng rãi tại nhiều nước trên thế giới đã cho thấy tính ưu việt và hữu dụng của

mô hình này trong việc đánh giá rủi ro tài chính và dự đoán nguy cơ phá sản của doanh nghiệp.

Để khai thác được hết tính ưu việt của mô hình Z-score trong trường hợp doanh nghiệp Việt Nam, trước hết phải đáp ứng được điều kiện quan trọng và cần thiết nhất là tính minh bạch và công khai của cơ sở dữ liệu trong báo cáo tài chính của doanh nghiệp.

Trên thực tế, hệ thống cơ sở dữ liệu của các doanh nghiệp Việt Nam đang từng bước được công khai, minh bạch theo yêu cầu của các cam kết khi hội nhập. Tuy nhiên, cơ sở dữ liệu về doanh nghiệp còn chưa đầy đủ, thiếu tính tập trung, nằm rải rác trong các báo cáo của các bộ, ngành và cơ quan thống kê, hoặc một số báo cáo nghiên cứu, điều tra, khảo sát. Các chỉ tiêu liên quan đến hoạt động của doanh nghiệp chưa được xây dựng bài bản, chưa có tính liên tục, đa dạng, đa chiều để có thể khai thác hiệu quả. Điều này dẫn tới đánh giá về doanh nghiệp chỉ mới dừng ở một số khía cạnh, góc độ nhất định mà chưa có cái nhìn tổng thể, toàn diện và chỉ phù hợp với phương pháp phân tích truyền thống. Do đó, cần thiết phải có lộ trình xây dựng một hệ thống cơ sở dữ liệu, hoàn thiện cơ sở pháp lý về công khai thông tin của doanh nghiệp, hướng đến thống nhất một đầu mối quản lý và cung cấp số liệu chính thống, có độ chính xác và tin cậy cao, trên nguyên tắc cung cấp đầy đủ các chỉ tiêu, thông tin doanh nghiệp và được phân loại theo số lượng, quy mô, loại hình doanh nghiệp, địa phương, hình thức sở hữu, ngành, lĩnh vực... Hệ thống thông tin này cần được công khai theo nhiều cấp độ để cung cấp phù hợp với nhu cầu của các đối tượng khác nhau như nhà nghiên cứu, doanh nghiệp, nhà đầu tư, cơ quan quản lý, giám sát… Đây là một điều kiện quan trọng không chỉ để đáp ứng cho việc sử dụng mô hình Z-score mà còn là nền tảng để ứng dụng nhiều công cụ đo lường hữu ích khác trong tương lai (như mô hình hồi quy Logit, mô hình Black-Scholes- Merton…) vào việc phân tích, đánh giá và dự báo tình trạng của doanh nghiệp, nhằm phục vụ cho nhiều mục đích, nhiều đối tượng khác nhau.

Bên cạnh đó, cần tiếp tục có những nghiên cứu sâu hơn để điều chỉnh mô hình với những chỉ tiêu phù hợp với tình hình, đặc điểm và thực trạng của doanh nghiệp Việt Nam. Đồng thời, khắc phục những hạn chế nội tại của mô hình Z-score bằng

cách tận dụng các ưu điểm của các phương pháp khác thông qua cách thức sử dụng kết hợp các phương pháp trong phân tích, đánh giá.

Mặc dù còn một số hạn chế từ nội tại của mô hình, nhưng thông qua việc mô hình Z-score đã được nghiên cứu và ứng dụng rộng rãi trong một thời gian dài ở nhiều quốc gia trên thế giới, cũng như kết quả nghiên cứu phân tích thực nghiệm ứng dụng ở Việt Nam cho thấy, mô hình Z-score vẫn chứng tỏ được tính ưu việt trong phân tích, đánh giá hoạt động của doanh nghiệp, phân loại vùng rủi ro, xếp hạng tín dụng, đánh giá mức độ phá sản của doanh nghiệp và có thể áp dụng cho một doanh nghiệp hoặc số lượng doanh nghiệp ở quy mô phân tích lớn hơn, cho doanh nghiệp phân theo nhiều ngành nghề, lĩnh vực cũng như theo quy mô tổng nguồn vốn khác nhau.

KẾT LUẬN CHƢƠNG I

Kết quả nghiên cứu trong chương I được thể hiện ở các điểm chủ yếu:

Thứ nhất, hệ thống hoá toàn bộ lý luận cơ bản về rủi ro tài chính, mô hình đánh giá rủi ro tài chính của doanh nghiệp. Tác giả đã đưa ra những khái niệm, đặc điểm, nội dung về rủi ro tài chính, về các mô hình đánh giá rủi ro tài chính trong doanh nghiệp

Thứ hai, tác giả làm sáng tỏ thêm những lý luận về rủi ro tài chính và mô hình đánh giá rủi ro tài chính của doanh nghiệp. Thông qua việc nghiên cứu sâu sắc và kỹ lưỡng tác giả chỉ ra bản chất của rủi ro tài chính, mục đích của việc đánh giá rủi ro tài chính đồng thời đưa ra mô hình đánh giá rủi ro tài chính thích hợp với từng doanh nghiệp.

CHƢƠNG II: VẬN DỤNG MÔ HÌNH Z-SCORE NHẰM ĐÁNH GIÁ RỦI RO TÀI CHÍNH CỦA CÁC DOANH NGHIỆP ĐƢỢC NIÊM YẾT TRÊN THỊ TRƢỜNG CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu mô hình z score trong đánh giá rủi ro tài chính của các doanh nghiệp niêm yết trên thị trƣờng chứng khoán việt nam (Trang 35 - 40)