Khái niệm và đặc tính của tính thanh khoản của cổ phiếu niêm yết

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tác động của công bố thông tin tới tính thanh khoản của các cổ phiếu niêm yết trên thị trường chứng khoán việt nam (Trang 25 - 29)

1.2.1.1. Khái niệm về tính thanh khoản của cổ phiếu

Tính thanh khoản của cổ phiếu có vẻ là một khái niệm đơn giản và dễ hiểu. Tuy nhiên, thực tế, có nhiều định nghĩa khác nhau được các nhà nghiên cứu cũng như các chuyên gia đầu tư đưa ra về khái niệm tính thanh khoản.

Robert F. Stambaugh cho rằng tính thanh khoản của cổ phiếu là “một khái niệm rất rộng và không rõ ràng, nhưng nhìn chung nó phản ánh khả năng giao dịch một khối lượng lớn cổ phiếu một cách nhanh chóng tại một mức phí thấp và không có sự chuyển dịch về giá” (Robert F. Stambaugh, 2002).

Coluzzi, Ginebri và Turco cho rằng rất khó hiểu và giải thích về tính thanh khoản của cố phiếu và đưa ra khái niệm như sau: “Tính thanh khoản của cổ phiếu là khả năng giao dịch một cổ phiếu mà không bị ảnh hưởng đến giá của chúng” (Coluzzi, Ginebri và Turco, 2008)

Như vậy, tính thanh khoản của cổ phiếu là khả năng chuyển đổi cổ phiếu thành tiền dễ dàng với sự ảnh hưởng về giá không đáng kể với một khoản phí tương đối thấp. Tính thanh khoản của cổ phiếu được xem như một dòng máu của thị trường chứng khoán, góp phần đảm bảo thị trường tài chính cũng như nền kinh tế vận hành một cách thông suốt. Đây là một khái niệm rất chung và trìu tượng bởi vì bàn thân nó có nhiều tính chất khác nhau.

1.2.1.1. Đặc điểm tính thanh khoản của cổ phiếu niêm yết

Ở Việt Nam nhiều nhà đầu tư, kể cả những nhà phân tích chứng khoán chuyên nghiệp cũng chưa hiểu đầy đủ về tính thanh khoản của cổ phiếu, bởi vì đây không phải là một biến số có một đặc tính mà bao gồm nhiều đặc tính khác nhau. Thông thường có năm đặc tính về tính thanh khoản của cổ phiếu. Đó là:

-Thời gian giao dịch

Thời gian giao dịch là khả năng thực hiện một giao dịch ngay lập tức tại một mức giá phổ biến. Thời gian chờ giữa hai giao dịch, số lượng giao dịch trong một đơn vị thời gian là những thước đo về thời gian giao dịch.

-Độ chặt

Độ chặt là khả năng mua hoặc bán một lượng cổ phiếu nhất định ở một mức giá tương đương tại cùng một thời điểm. Tính chặt thể hiện ở chi phí liên quan đến giao dịch hoặc chi phí của sự chờ đợi. Thước đo của tính chặt là những dạng khác nhau của chênh lệch về giá.

-Độ sâu

Độ sâu là khả năng mua hoặc bán một lượng cổ phiếu nhất định nhưng không ảnh hưởng tới giá niêm yết. Giá niêm yết là giá chào bán hoặc giá đặt mua được đưa

vào sổ lệnh. Một dấu hiệu của độ thanh khoản yếu là sự ảnh hưởng tiêu cực của thị trường có thể được đo bởi chỉ số lệnh, số giao dịch hoặc chỉ số dòng tiền.

-Độ rộng

Độ rộng là thuật ngữ chung được sử dụng để mô tả mức độ dịch chuyển lên xuống của thị trường trong điều kiện có bao nhiêu cổ phiếu đi theo một chiều hướng lên hoặc xuống. Nói cách khác, các chỉ số này cung cấp cho nhà phân tích cái nhìn sâu sắc rằng sự gia tăng của thị trường đến từ một nhóm cổ phiếu cụ thể quan trọng hay từ tổng thể toàn bộ các cổ phiếu trên thị trường.

Độ rộng được đo lường bằng cách sử dụng dữ liệu bao gồm tổng khối lượng các cổ phiếu tăng, tổng khối lượng các cổ phiếu giảm, số lượng các cổ phiếu tăng, giảm...

Độ rộng giúp đánh giá sức mạnh của thị trường và xác định được hướng di chuyển của chỉ số. Độ rộng thị trường gia tăng mạnh trong một đợt tăng trưởng có nghĩa là các chỉ số đang tăng lên cùng với sự dịch chuyển của nhiều cổ phiếu.

-Độ co dãn.

Độ co dãn là khả năng mua hoặc bán một lượng cổ phiếu nào đó nhưng có ảnh hưởng đến giá niêm yết. khi đặc tính độ sâu thị trường chỉ quan tâm đến số lượng giao dịch ở một mức giá đặt mua hoặc chào bán tốt nhất, đặc tính co dãn sẽ đảm nhận sự co dãn của cung và cầu. Đặc tính độ co dãn của tính thanh khoản được mô tả bởi thu nhập trong ngày, hệ số hiệp phương sai hoặc hệ số thanh khoản.

1.2.1.3. Các chỉ số đo lường tính thanh khoản của cổ phiếu niêm yết.

Tính thanh khoản của cổ phiếu niêm yết không chỉ có một mặt biểu hiện mà có đến năm đặc tính khác nhau là thời gian giao dịch, độ chặt, độ rộng, độ sâu và độ co dãn, vì vậy, đã có nhiều chỉ số được đưa ra bởi các học giả trên thế giới nhằm đo lường tính thanh khoản của cổ phiếu. Các chỉ số hay được sử dụng trong các công trình nghiên cứu gồm có:

-Chỉ số Bid-Ask spreads: Là chênh lệch giá mua – giá bán được tính bằng cách lấy trung bình bid-ask spreads hàng này. Bid-ask spread hàng ngày được tính bằng cách trung bình cộng của giá chào mua tốt nhất và giá chào bán tốt nhất trong ngày. Bid-Ask spreads của một cổ phiếu càng cao thì cổ phiếu đó càng kém thanh khoản.

-Chỉ số độ sâu thị trường (Depth): Là số lượng cổ phiếu có thể giao dịch tại mức giá cháo mua và chào bán tốt nhất. Cách tính giống như Bid-Ask Spreads. Độ sâu thị trường của một cổ phiếu càng cao có nghĩa là luôn có sẵn một số lượng lớn cổ phiếu để nhà đầu tư có thể mua ở bất bỳ mức giá nào, tức là cổ phiếu càng thanh khoản.

-Chỉ số chất lượng thị trường (Market Quality Index – MQI): Chỉ số này được đề xuất trong nghiên cứu của Bollen và Whaley (1998) là chỉ số kết hợp cả chênh lệch giá mua - giá bán và độ sâu thị trường để đo lường tính thanh khoản nhằm khắc phụ vấn đề khó xác định tính thanh khoản của cổ phiếu khi Chỉ số Bid-ask spreads và Chỉ số Độ sâu thị trường biến động cùng chiều. MQI được tính bằng cách lấy trung bình cộng của Độ sâu thị trường tại giá mua và giá bán chia cho Chênh lệch giá mua – giá bán theo công thức sau:

MQI=

(Depth at bid+Depth at ask) 2

BidAsk Spread

MQI càng cao khi Bid-ask spreads càng thấp hoặc Độ sâu thị trường càng cao, tức là cổ phiếu càng thanh khoản. Tuy vậy, cũng có trường hợp, như được nêu trong công trình của Lee và cộng sự (1993), khi Sở giao dịch chứng khoán New York (NYSE) đã đặc biệt chủ động quản lý tình trạng thông tin bất cân xứng bằng cách điều chỉnh Chi phí trực tiếp (hay Chênh lệch mua bán - Bid-ask spread) và Độ sâu thị trường. Khi chỉ số Bid-ask spread được điều chỉnh bằng 0, chỉ số MQI trở nên vô nghĩa.

Trong đề tài này, tác giả sử dụng chỉ số Bid-Ask Spread (từ đây về sau gọi tắt là Spread) thường xuyên được các tác giả trên thế giới sử dụng nhất như công trình của Hegde và McDermott (2005), Kuo và Lin (2014) và nhiều công trình khác.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tác động của công bố thông tin tới tính thanh khoản của các cổ phiếu niêm yết trên thị trường chứng khoán việt nam (Trang 25 - 29)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(128 trang)