Tương quan giữa các biến

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tác động của công bố thông tin tới tính thanh khoản của các cổ phiếu niêm yết trên thị trường chứng khoán việt nam (Trang 65)

Như đã thấy trên Bảng 2.11, các biến có tương quan như dự đoán. Đầu tiên, biến DSCORE và biến SPREAD có tương quan ngược chiều, có nghĩa là khi doanh nghiệp công bố thêm thông tin trên báo cáo tài chính thường niên thì Chênh lệch giá chào mua – giá chào bán giảm, có nghĩa là tính thanh khoản của cổ phiếu tăng.

Bên cạnh đó, giữa khối lượng giao dịch hiệu quả và Chênh lệch giá chào mua – giá chào bán cũng có tương quan ngược chiều.

Mức độ biến động thu nhập có tương quan thuận chiều với Bid-ask spread, như vậy cổ phiếu có thu nhập càng biến động thì cổ phiếu càng kém thanh khoản. Ngoài ra, một biến khác không kém phần quan trọng là quy mô doanh nghiệp. Kết quả cho thấy doanh nghiệp có quy mô càng lớn thì cổ phiếu càng thanh khoản.

Bảng 2.5: Ma trận tương quan

SPREAD DSCORE VOLAT REFFECT SIZE

SPREAD 1

DSCORE -0.7355 1

VOLAT 0.0276 -0.0516 1

REFFECT -0.7709 0.5695 -0.2305 1

SIZE -0.4277 0.4734 -0.3113 0.5660 1

Nguồn: Tác giả tự tổng hợp và tính toán 2.3.7. Kết quả hồi quy mô hình

*Kết quả hồi quy có giá trị Prob > F = 0.0000 nên mô hình hồi quy là phù hợp. Giá trị R-squared = 0.7450 cho thấy các biến phụ thuộc giả thích được 74,50% mức độ biến động của tính thanh khoản (Xem Bảng 2.12).

Bảng 2.6: Kết quả hồi quy Prob > F = 0.0000

R-squared = 0.7450

SPREAD Hệ số hồi quy Độ lệch chuẩn Thống kê t Giá trị P

DSCORE -0.0134 0.0008 -16.73 0.000

VOLAT 4.3780 0.7727 5.67 0.000

REFECT -0.0974 0.0043 -22.84 0.000

SIZE -0.0162 0.0055 -2.96 0.003

_cons 2.1802 0.0451 48.30 0.000

Nguồn: Tác giả tự tổng hợp và tính toán

*Kiểm định mô hình không có đa cộng tuyến hoàn hảo: Kết quả kiểm định cho thấy VIF của các biến đều nhỏ hơn 10, nên hiện tượng đa cộng tuyến trong mô hình được đánh giá là không nghiêm trọng (Xem bảng 2.7)

Bảng 2.7: Kết quả kiểm định đa cộng tuyến của mô hình Variable VIF 1/VIF

REFFECT 1.84 0.542142 DSCORE 1.7 0.586783

SIZE 1.69 0.591098

VOLLAT 1.22 0.821255 Mean VIF 1.61

Nguồn: Tác giả tự tổng hợp và tính toán

*Kiểm định mô hình có phương sai sai số thay đổi

Bảng 2.8: Kết quả kiểm định phương sai sai số thay đổi Breusch-Pagan / Cook-Weisberg test for heteroskedasticity Ho: Constant variance

Variables: fitted values of Spread chi2(1) = 479.33

Prob > chi2 = 0.7325

Nguồn: Tác giả tự tổng hợp và tính toán

Kết quả kiểm định có Prob > chi2 = 0.7325 > 0.05. Như vậy với mức ý nghĩa 5%, không có cơ sở để bác bỏ giả thiết Ho, mô hình không có hiện tượng phương sai sai số thay đổi (Xem bảng 2.8).

Bảng 2.9: Kết quả kiểm định phương sai số là phân phối chuẩn Skewness/Kurtosis tests for Normality

--- joint ---

Variable Obs Pr(Skewness) Pr(Kurtosis) adj chi2(2) Prob>chi2

e 686 0.2306 0.0043 109.7 0.0783

*Kiểm định phân phối của sai số trong mô hình là phân phối chuẩn: Giả thiết Ho: Phân phối của sai số trong mô hình là phân phối chuẩn

Kết quả kiểm định của biến e – sai số - có có giá trị p value của Skewness > 0.05 và và Kurtosis < 0.05, giá trị Prob>chi2 > 0.05, vậy không có cơ sở bác bỏ giả thiết Ho, biến e có phân phối chuẩn (Xem bảng 2.9).

*Kiểm định mô hình có bị thiếu biến

Bảng 2.10: Kết quả kiểm định thiếu biến Ramsey RESET test using powers of the fitted values of Spread Ho: model has no omitted variables

F (3, 678) = 153.46 Prob > F = 0.8647

Nguồn: Tác giả tự tổng hợp và tính toán

Kết quả kiểm định có Prob > F = 0.8647 > 0.05. Như vậy với mức ý nghĩa 5%, không có cơ sở để bác bỏ giả thiết Ho, mô hình không bị thiếu biến (Bảng 2.10).

Như vậy, mô hình đã vượt qua các kiểm định chẩn đoán cần thiết, người viết sẽ sử dụng nó để suy diễn và phân tích cho các nội dung dưới đây.

Hệ số hồi quy của DSCORE là -0.0134, cho thấy khi báo cáo tài chính được chấm thêm 1 điểm thì chênh lệch giá mua giá bán ít đi 13 đồng, bên cạnh đó, giá trị P-value là 0.000 < 5% chứng tỏ với mức ý nghĩa 5%, có đủ cơ sở để kết luận rằng mức độ công bố thông tin trên báo cáo tài chính thường niên có tác động tích cực đến tính thanh khoản của cổ phiếu niêm yết trên TTCK Việt Nam.

Hệ số hồi quy của VOLAT là 4.3780, cho thấy khi biến động tỷ suất lợi nhuận ngày tăng lên 1% thì chênh lệch giá mua giá bán tăng lên hơn 4000 đồng, bên cạnh đó, giá trị P-value là 0.000 < 5% chứng tỏ với mức ý nghĩa 5%, có đủ cơ sở để kết

luận rằng mức độ biến động tỷ suất lợi nhuận ngày có tác động tiêu cực đến tính thanh khoản của cổ phiếu niêm yết trên TTCK Việt Nam.

Hệ số hồi quy của REFFECT là -0.0974, cho thấy khi khối lượng giao dịch hiệu quả hàng ngày tăng lên 1% thì chênh lệch giá mua giá bán ít đi 97 điểm, bên cạnh đó, giá trị P-value là 0.000 < 5% chứng tỏ với mức ý nghĩa 5%, có đủ cơ sở để kết luận rằng khối lượng giao dịch hiệu quả hàng ngày có tác động tích cực đến tính thanh khoản của cổ phiếu niêm yết trên TTCK Việt Nam.

Hệ số hồi quy của SIZE là -0.0162, cho thấy khi doanh nghiệp có quy mô tăng thêm 1% thì chênh lệch giá mua giá bán ít đi 16 đồng, bên cạnh đó, giá trị P-value là 0.003 < 5% chứng tỏ với mức ý nghĩa 5%, có đủ cơ sở để kết luận rằng quy mô có tác động tích cực đến tính thanh khoản của cổ phiếu niêm yết trên TTCK Việt Nam. Kết quả này cho thấy tâm lý các nhà đầu tư trên TTCK Việt Nam đặt nhiều niềm tin hơn vào các công ty có giá trị vốn hóa lớn. Những công ty phiếu có mức độ công bố thông tin như nhau thì công ty càng lớn, giá trị của cổ phiếu công ty đó càng được đảm bảo, cổ phiếu đó càng được các nhà đầu tư ưa chuộng, tính thanh khoản sẽ cao hơn. Ngược lại, những công ty dù có kết quả kinh doanh tốt nhưng có quy mô nhỏ trên TTCK Việt Nam thì không được các nhà đầu tư ưa chuộng bằng nên tính thanh khoản của cổ phiếu công ty đó sẽ thấp hơn

Trong các biến của mô hình, cả bốn biến đều có ý nghĩa thống kê. Điều này chứng tỏ rằng, trên TTCK Việt Nam, cổ phiếu của công ty càng có nhiều thông tin được công bố trên báo cáo tài chính thường niên, có khối lượng giao dịch càng lớn, biến động tỷ suất lợi nhuận từ cổ phiếu càng nhỏ và quy mô doanh nghiệp càng lớn thì cổ phiếu đó càng thanh khoản.

Dựa vào phân tích thực trạng công bố thông tin trên TTCK Việt Nam, kết quả hồi quy và kiểm định dựa trên số liệu năm 2016 trên đây, tác giả xin đưa ra một số giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động công bố thông tin của các công ty niêm yết trên TTCK Việt Nam trong Chương III ngay sau đây.

CHƯƠNG III

GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CÔNG BỐ THÔNG TIN CỦA CÁC CÔNG TY NIÊM YẾT TRÊN THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM

3.1. Dự báo về sự phát triển của Thị trường Chứng khoán Việt Nam trongthời gian tới thời gian tới

Nếu như TTCK Việt Nam năm 2016 đã trôi qua yên bình, thì năm 2017 trở đi được dự báo sẽ có nhiều biến động. Dự báo về sự phát triển của TTCK Việt Nam trong thời gian tới sẽ có nhiều khả quan. Cơ sở để đưa ra dự báo này là căn cứ vào hai cơ sở. Đó là cơ hội, thách thức mà TTCK Việt Nam phải đối mặt và khung pháp luật về TTCK.

3.1.1. Căn cứ thứ nhất: Tận dụng cơ hội và vượt qua thách thức

Về cơ hội, có thể thấy ba cơ hội rõ nhất để thúc đẩy TTCK phát triển.

Thứ nhất, năm 2017 chứng kiến những cơ hội mới chưa từng có tiền lệ. Đó là sự đổ bộ ồ ạt của hàng loạt những tên tuổi mới, đại diện lớn hơn cho những ngành nghề then chốt trong nền kinh tế, thậm chí là đại diện cho những ngành chưa từng có công ty nào niêm yết trên thị trường.

Cuối năm 2016, mội loạt tập đoàn lớn đã đưa cổ phiếu lên sàn như Sabeco (mã SAB), Habeco (mã BHN), Cảng hàng không Việt Nam (mã ACV)… được dự báo sẽ sôi động hơn trong năm 2017, khi có thêm hàng loạt những cái tên đình đám sẽ đưa cổ phiếu giao dịch trên sàn chứng khoán là Vietjet, Vietnam Airline, Trường Hải, Petrolimex… Đây đều là những cổ phiếu có vốn hóa lớn, dự báo sẽ làm phân hóa thị trường và tác động mạnh đến chỉ số VN Index.

Thứ hai, hoạt động thoái vốn của Tổng công ty Đầu tư và kinh doanh vốn Nhà nước (SCIC), với dự báo tốc độ rút vốn sẽ được SCIC đẩy nhanh hơn nhiều so với năm 2016. Thực tế, dù không thành công trong lần bán vốn gần nhất của SCIC tại Vinamilk, nhưng nguyên nhân chủ yếu đến từ yếu tố thời điểm và các rào cản kỹ

thuật, khiến việc đấu giá không được như kỳ vọng. Do đó, việc thoái vốn của SCIC sẽ vẫn là một cơ hội lớn trong năm 2017 mà các nhà đầu tư cần phải nắm bắt.

Thứ ba, cơ hội từ chính sự phát triển trong nội tại nền kinh tế. Sự gia tăng nhanh chóng của tầng lớp trung lưu, tốc độ đô thị hóa diễn ra nhanh, tiêu dùng tăng cao… đang cung cấp cầu cho các nhóm ngành, các doanh nghiệp gắn chặt với những biến chuyển này.

Với ba cơ hội lớn trên đây, TTCK Việt Nam hứa hẹn sẽ phát triển trong giai đoạn mới. Tất nhiên đây mới chỉ là điều kiện cần, để đạt được thành công thực sự thì cần có thêm điều kiện đủ, đó là doanh nghiệp phải hoạt động thực sự chuyên nghiệp, đạo đức quản trị ở mức cao, đặc biệt là sự minh bạch trong hoạt động công bố thông tin.

Về thách thức, TTCK Việt Nam năm 2017 và những năm tiếp theo cũng sẽ đối mặt với những thách thức lớn sau đây:

Thứ nhất, sự thiếu ổn định hiện tại của nền kinh tế chính trị thế giới. Việc tỷ phú Donald Trump được bầu trở thành tân Tổng thống Mỹ khiến các dự báo về các chính sách của Mỹ về kinh tế và chính trị trong bốn năm tới trở nên khó lường. Xét đơn thuần về kinh tế, chủ trương bảo hộ mạnh hơn nền kinh tế nội địa, phản đối các hiệp định tự do thương mại và kêu gọi dòng vốn quay trở lại Mỹ rõ ràng sẽ đặt ra thách thức (rủi ro) đáng kể cho nhóm thị trường các quốc gia mới nổi, trong đó có Việt Nam.

Thứ hai, việc thực thi chính sách nâng dần lãi suất của Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (FED) cũng có thể tạo nên những xáo trộn đáng kể cho thị trường tài chính toàn cầu. Thông báo gần nhất trong tháng 12 của FED cho thấy, tổ chức này dự tính sẽ điều chỉnh tăng lãi suất ít nhất là 3 lần trong năm 2017 và diễn biến này được đánh giá có phần nằm ngoài khả năng dự báo của thị trường.

Thứ ba, rủi ro về sự chuyển dịch của dòng vốn trở lại Mỹ là một trong những thách thức lớn nhất khi nói về nhóm các thị trường mới nổi trong thời gian tới. Thực

tế, năm 2016 là năm đầu tiên khối ngoại bán ròng tại thị trường chứng khoán Việt Nam tính từ năm 2009. Tuy vậy, với việc hàng loạt doanh nghiệp lớn đưa cổ phiếu lên sàn sẽ giúp dòng vốn ngoại có thêm nhiều lựa chọn, có thể kỳ vọng tương quan mua-bán của nhà đầu tư nước ngoài trong năm 2017 theo chiều hướng tích cực hơn.

Với riêng nền kinh tế Việt Nam, việc cần duy trì một mức tăng trưởng GDP như kế hoạch (6,7%) là khá thách thức, trong bối cảnh ngân sách bị hạn chế do giới hạn trần nợ công và các nghĩa vụ trả nợ ở mức cao hơn trong năm 2017. Chính sách tài khóa theo đó sẽ bị hạn chế đáng kể và phụ thuộc lớn vào tiến độ cổ phần hóa các doanh nghiệp nhà nước, cũng như giảm bớt phần vốn Nhà nước tại các doanh nghiệp niêm yết.

Với chính sách tiền tệ, dư địa cho việc mở rộng cũng không còn quá dồi dào như các năm trước, khi mặt bằng lãi suất gần như đã tạo đáy trong năm 2016 và giá cả hàng hóa, nguyên vật liệu, nhiên liệu đang có khả năng tăng mạnh hơn trong năm 2017, qua đó gây sức ép nhất định lên lạm phát và có thể hạn chế một phần mức độ mở rộng của chính sách tiền tệ.

Với các thách thức trên đây, thị trường chứng khoán sẽ tiếp tục trong trạng thái phân hóa. Sự xuất hiện của nhiều cổ phiếu mới trên sàn sẽ khiến chỉ số VN- Index theo xu hướng tăng và mức độ ảnh hưởng của mỗi cổ phiếu lên chỉ số cũng phân tán theo. Nếu như trước đây, VNM ảnh hưởng khoảng 15% lên VN-Index, thì sau khi SAB lên sàn, mức ảnh hưởng này đã giảm xuống còn 12,6%. SAB hiện đóng góp khoảng 8,8% giá trị vào VN-Index. Hơn nữa, dòng tiền dự đoán sẽ không tập trung hết vào thị trường niêm yết, một lượng không nhỏ sẽ đi vào cổ phiếu IPO, thị trường UPCoM, đặc biệt là các cổ phiếu chuẩn bị niêm yết.

Vì vậy, nếu TTCK có thể vượt qua các thách thức trên đây thì chắc chắn TTCK Việt Nam sẽ phát triển trong thời gian tới.

3.1.2. Căn cứ thứ hai: Khung pháp luật Việt Nam về công bố thông thông tintrên thị trường chứng khoán. trên thị trường chứng khoán.

Khung pháp lý về công bố thông tin của CTNY trên thị trường chứng khoán Việt Nam đã khá đầy đủ và hoàn thiện về mặt hình thức. Văn bản pháp lý cao nhất quy định về nội dung công bố thông tin gồm có Luật Chứng khoán số 70/2006/QH11 ngày 29/6/2006; Luật Chứng khoán sửa đổi, bổ sung số 62/2010/QH12 ngày 24/11/2010; Luật Doanh nghiệp ngày 26/11/2014; Luật Kế toán số 68/2014/QH13.

Bên cạnh đó, trên cơ sở hội nhập kinh tế, Bộ Tài chính đã nghiên cứu các chuẩn mực kế toán quốc tế và ban hành các chuẩn mực kế toán Việt Nam nhằm thống nhất việc ghi nhận và công bố thông tin tài chính kế toán của các doanh nghiệp trên thị trường chứng khoán. Trên giác độ chi tiết, Quyết định số 15/2006/QĐ- BTC về chế độ kế toán doanh nghiệp đã quy định rõ ràng và khắt khe về hệ thống tài khoản kế toán, hệ thống báo cáo tài chính, chế độ chứng từ kế toán, chế độ sổ kế toán. Đặc biệt, liên quan đến hoạt động công bố thông tin trên thị trường chứng khoán, Bộ Tài Chính đã ban hành Thông tư số 155/2015/TT- TC hướng dẫn về công bố thông tin trên thị trường chứng khoán. Theo Thông tư số 155, một số nội dung về công bố thông tin được đề cập chi tiết và rõ ràng, như: đối tượng công bố thông tin, thời hạn công bố thông tin, các loại thông tin cần công bố, phương tiện và hình thức công bố thông tin, hệ thống báo cáo tài chính, báo cáo thường niên. Việc vi phạm về công bố thông tin cũng được quy định mức xử phạt tùy theo tính chất và mức độ vi phạm. Chi tiết các quy định bắt buộc về công bố thông tin trên thị trường chứng khoán như sau:

3.1.2.1. Luật Chứng khoán năm 2006 (sửa đổi bổ sung năm 2010)

Đối tượng phải công bố thông tin gồm có: Tổ chức phát hành, công ty đại chúng, công ty chứng khoán, công ty quản lý quỹ, công ty đầu tư chứng khoán, Sở giao dịch chứng khoán, Trung tâm giao dịch chứng khoán, Trung tâm lưu ký chứng khoán, người có liên quan có nghĩa vụ công bố thông tin đầy đủ, chính xác, kịp thời, đồng thời phải báo cáo Ủy ban Chứng khoán Nhà nước về nội dung thông tin được

công bố. Việc công bố thông tin được thực hiện qua các phương tiện thông tin đại

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tác động của công bố thông tin tới tính thanh khoản của các cổ phiếu niêm yết trên thị trường chứng khoán việt nam (Trang 65)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(128 trang)