Chỉ số đo lường mức độ công bố thông tin trên Báo cáo tài chính

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tác động của công bố thông tin tới tính thanh khoản của các cổ phiếu niêm yết trên thị trường chứng khoán việt nam (Trang 52)

niên

Kiểm chứng tác động của công bố thông tin tới tính thanh khoản của các cổ phiếu niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam, cần phải có một chỉ số lượng hóa mức độ công bố thông tin trên Báo cáo tài chính thường niên. Trong phần này, tác giả miêu tả chỉ số đánh giá mức độ công bố thông tin được đề xuất bởi tác giả Botosan (1997). Mặc dù chỉ là một trong số các hình thức của hoạt động công bố thông tin của công ty niêm yết, nhưng Báo cáo tài chính thường niên là một nguồn thông tin quan trọng để đánh giá mức độ công bố thông tin của doanh nghiệp. Các tác giả Lang và Lundholm (1993) đã chứng minh rằng mức độ công bố thông tin trên Báo cáo tài chính thường niên có tương quan thuận chiều với mức độ công bố thông tin qua các phương tiên khác. Vì vậy, trong Luận văn này, tác giá tập trung phân tích mức độ công bố thông tin của doanh nghiệp dựa trên các thông tin được công bố trong Báo cáo tài chính thường niên. Chỉ số mức độ công bố thông tin được xây dựng với mỗi yếu tố xuất hiện trong Báo cáo tài chính thường niên với thang chấm điểm cho các chỉ số xuất hiện như sau:

Thứ nhất, các thông tin về bối cảnh hoạt động của doanh nghiệp (Background Information)

Đây có thể là các thông tin về các mục tiêu quản lý và chiến lược kinh doanh, môi trường kinh doanh, sản phẩm chủ chốt của doanh nghiệp và phân khúc thị trường chính… Các thông này rất hữu ích cho nhà đầu tư bởi vì chúng cung cấp một cái nhìn toàn cảnh về doanh nghiệp cũng như môi trường kinh doanh mà doanh nghiệp đang hoạt động, cho phép nhà đầu tư hiểu được thuận lợi, khó khăn và triển

vọng kinh doanh của doanh nghiệp. Doanh nghiệp sẽ nhận được 1 điểm cho mỗi thông tin sau được công bố:

i. Mục tiêu của doanh nghiệp ii. Các rào cản gia nhập ngành iii. Môi trường cạnh tranh

iv. Miêu tả tổng quan về doanh nghiệp v. Sản phẩm chủ chốt

vi. Phân khúc thị trường chủ lực

Ngoài ra, doanh nghiệp sẽ được thêm 1 điểm cho mỗi số liệu định lượng được cung cấp thêm ngoài các số liệu của một báo cáo tài chính cơ bản, chẳng hạn như tổng quy mô thị trường tính theo đơn vị hoặc mục tiêu của doanh nghiệp được chỉ rõ bằng một số liệu cụ thể (Ví dụ như tỷ lệ thu nhập trên tổng tài sản tối thiểu đạt 16%).

Thứ hai, tổng hợp kết quả báo cáo tài chính những năm trước (Summary of Historical Results)

Các số liệu tổng hợp kết quả báo cáo tài chính của những năm trước rất cần thiết để phân tích xu thế phát triển của doanh nghiệp. Các số liệu lịch sử cũng thể hiện nguyên tắc hoạt động liên tục trong chuẩn mực kế toán, đồng thời phản ánh việc sửa đổi báo cáo do quá trình sáp nhập, hoạt động không liên tục, hoặc việc phân chia cổ phần và chia cổ tức. Theo như SRI International Survey (1987), 46,2% các nhà đầu tư đơn lẻ và 69,6% các chuyên gia đầu tư được phỏng vấn đánh giá các số liệu tổng hợp kết quả lịch sử hoạt động ở mức “important” (quan trọng) hoặc “rất quan trọng” (very important).

Thông thường, các doanh nghiệp trên thế giới cung cấp số liệu lịch sử hoạt động của 05 năm hoặc 10 năm gần đây nhất. Tuy vậy số liệu lịch sử 10 năm được các nhà đầu tư yêu thích hơn bởi vì nó thể hiện được xu hướng lịch sử của ngành

hàng. Theo như thang đánh giá của Botosan (1997), doanh nghiệp được cộng thêm 1 điểm nếu số liệu năm trước trong báo cáo tài chính đạt được mỗi yêu cầu sau:

(i) Là Tỷ suất lợi nhuận trên tổng tài sản (ROA) hoặc các số liệu cần thiết để nhà đầu tư có thể tính ra ROA của doanh nghiệp (như số liệu về lợi nhuận ròng, thuế suất, chi phí lãi vay và tổng tài sản, …)

(ii) Là Tỷ suất lợi nhuận ròng cận biên hoặc các số liệu cần thiết để nhà đầu tư có thể tính ra tỷ suất lợi nhuận ròng cận biên của doanh nghiệp (như số liệu về lợi nhuận ròng, thuế suất, chi phí lãi vay, doanh thu, …)

(iii) Là Tỷ suất vòng quay tổng tài sản hoặc các số liệu cần thiết để nhà đầu tư có thể tính ra tỷ suất Vòng quay tổng tài sản của doanh nghiệp (như số liệu về doanh thu, tổng tài sản, …)

(iv) Là tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu (ROE) hoặc các số liệu cần thiết để nhà đầu tư có thể tính ra ROE của doanh nghiệp (như số liệu về lợi nhuận ròng, vốn chủ sở hữu, …)

(v) Tổng kết doanh thu và thu nhập ròng của tám quý gần đây nhất.

Nếu doanh nghiệp cung cấp số liệu từ mười năm trở lên (hoặc số năm tối đa kể từ ngày thành lập nếu công ty được thành lập dưới mười năm) đạt các tiêu chuẩn trên thì mỗi tiêu chuẩn đạt được được chấm 2 điểm.

Thứ ba, các số liệu thống kê phi tài chính

Báo cáo Jenkins Committee Report (AICPA 1994) gợi ý rằng các số liệu thống kê phi tài chính về các hoạt động kinh doanh của công ty (không bao gồm trong phần báo cáo tài chính cơ bản) cung cấp cho nhà đầu tư nhiều thông tin quan trọng. Hơn nữa, Cuộc điều tra SRI International Survey (1987) chỉ ra rằng 73,7% các chuyên gia đầu tư được hỏi tin rằng báo cáo tài chính thường niên nên bao gồm các liệu thống kê và các chỉ số về cách thức công ty hoạt động. Các số liệu thống kê phi tài chính gồm:

i. Số nhân công

ii. Chế độ đãi ngộ trung bình cho mỗi nhân công iii. Các đơn hàng tồn kho

iv. Phần trăm doanh thu của mỗi sản phẩm được ra đời trong 05 năm trở lại đây

v. Thị phần vi. Doanh số

vii. Giá thành từng đơn vị sản phẩm

viii. Mức độ tăng trưởng trên mỗi đơn vị sản phẩm

Doanh nghiệp được chấm 2 điểm cho mỗi số liệu thống kê phi tài chính mà mình công bố.

Thứ tư, các thông tin dự báo (Projected Information)

Báo cáo Jenkins Committee Report (AICPA 1994) cũng chỉ ra rằng các thông tin về cơ hội, thách thức và các kế hoạch quản lý trong tương lai cũng quan trọng với các chuyên gia đầu tư và phân tích chứng khoán. Các thông tin này gồm:

i. Dự báo về thị phần ii. Dự báo về dòng tiền

iii. Dự báo về chi phí vốn và chi phí R&D iv. Dự báo về lợi nhuận

v. Dự báo về doanh thu

Tuy vậy, các chuyên gia này lại không mong muốn được doanh nghiệp cung cấp các số liệu dự báo về tình hình hoạt động và tình hình tài chính trong tương lai hoặc cảm thấy các số liệu này là cần thiết phải đưa vào báo cáo tài chính, mà thay vào đó họ tin vào các số liệu dự báo do chính mình tính toán. Điều này được kiểm nghiệm bằng cuộc điều tra của tác giả Lees’ (1981), trong đó chỉ ra rằng 65% các nhà phân tích được phỏng vấn chống lại việc bắt buộc các công ty phải đưa ra số liệu dự báo thu nhập của công ty. Trong cả hai nghiên cứu trên, những người tham gia phỏng vấn đều tỏ ra nghi ngờ các dự báo quản trị và cho rằng các nhà đầu tư

cần các thông tin dự báo được thực hiện bởi một cộng đồng các chuyên gia phân tích. Tất nhiên điều này đơn thuần phản ánh định kiến của các chuyên gia về việc các công ty công bố các số liệu dự báo triển vọng khả quan nhằm thu hút nhà đầu tư. Trong thang đánh giá của mình, tác giả Botosan (1997) đã cho các dự báo về doanh thu, lợi nhuận và chi phí vốn, cơ hội, thách thức và kế hoạch tương lại của công ty vào thành phần tính chỉ số công bố thông tin. Mỗi thông tin dự báo về phương hướng phát triển được chấm 2 điểm và 3 điểm cho ước tính ra ra số liệu cụ thể.

Thứ năm, Báo cáo phân tích quản trị

Phần Báo cáo phân tích quản trị (Management discussion and analysis - MD&A) trong Báo cáo tài chính là nơi doanh nghiệp truyền tải những thông tin về sự thay đổi của công ty qua các năm mà không được đề cập đến trong một báo cáo tài chính cơ bản.

Thông tin có thể được công bố Báo cáo phân tích quản trị bao gồm: i. Thay đổi về doanh thu

ii. Thay đổi về lợi nhuận hoạt động iii. Thay đổi về giá vốn hàng bán iv. Thay đổi về lợi nhuận gộp v. Thay đổi về chi phí quản lý vi. Thay đổi về thu nhập ròng vii. Thay đổi về hàng tồn kho

viii. Thay đổi về tài khoản phải thu khách hàng

ix. Thay đổi về chi phí vốn và hoạt động nghiên cứu và phát triển (R&D) x. Thay đổi về thị phần

Đối với các chuyên gia phân tích tài chính, thì “Bên cạnh phần báo cáo tài chính cơ bản, phần hữu dụng nhật của báo cáo tài chính thường niên có lẽ chính là phần Báo cáo phân tích quản trị…” (Knutson, 1992) và nằm trong danh sách những thông tin quan trọng (Jenkins Committee Report, AICPA 1994). Tuy vậy, các tác giả

của Jenkins Committee Report cũng cảnh báo rằng phần báo cáo MD&A được cung cấp bởi các nhà quản lý của công ty niêm yết nên chỉ là thông tin bề nổi từ một phía. Vì vậy, mỗi thông tin được công bố chi tiết nằm trong thuộc phần MD&A (không nằm trong báo cáo tài chính cơ bản) sẽ được chấm 1 điểm. Công ty sẽ được thêm 1 điểm nếu thông tin đó có bao gồm các số liệu định lượng.

Trọng số cho mỗi thành phần được công bố

Có một vấn đề phát sinh là các công ty hoặc tập đoàn lớn luôn có cơ hội đạt được điểm số cao hơn các doanh nghiệp vừa và nhỏ bởi vì công ty họ có cấu trúc phức tạp hơn nên có nhiều thông tin để công bố hơn. Chẳng hạn, nếu một công ty hoạt động trong nhiều lĩnh vực khác nhau, công ty đó có thể lựa chọn cung cấp những thông tin dự báo hoặc các thông tin khác của lĩnh vực này nhưng lại che dấu các thông tin đó của lĩnh vực khác. Trong khi đó, nếu một công ty chỉ hoạt động trong một lĩnh vực, công ty đó sẽ không có cơ hội để thực hiện việc “công bố thông tin chiến lược” này. Để khắc phục vấn đề này, tác giả Botosan (1997) đã đưa ra một số quy tắc khi chấm điểm mức độ công bố thông tin của báo cáo tài chính thường niên. Đó là:

-Các doanh nghiệp hoạt động ở nhiều lĩnh vực khác nhau sẽ đạt được điểm cho mỗi tiêu chí của mục công bố thông tin dự báo nếu các thông tin dự báo này được công bố trên tất cả các lĩnh vực mà công ty hoạt động hoặc công ty cung cấp thông tin dự báo cho toàn bộ công ty.

-Nếu nhiều thông tin mà công ty công bố cùng thỏa mãn một tiêu chí thì công ty cũng chỉ được số điểm tối đa của tiêu chí đó mà thôi. Chẳng hạn, một công ty hoạt động ở năm lĩnh vực đưa ra số liệu định lượng về dự báo về thị phần ở cả năm lĩnh vực đó cũng chỉ được tối đa 3 điểm mà thôi.

Như đã trình bày ở trên, có thể thấy tác giả Botosan (1997) đặt trọng số cho các số liệu định lượng nhiều hơn thông tin định tính. Ví dụ như thông tin dự báo sẽ được chấm 2 điểm nếu vạch ra được hướng phát triển, nhưng được chấm 3 điểm nếu cung cấp số liệu định lượng cụ thể. Bởi vì rõ ràng rằng thông tin càng cụ thể, rõ

ràng thì càng hữu ích và nâng cao danh tiếng cũng như mức độ tin cậy cho việc quản lý xây dụng báo cáo của công ty.

Chỉ số mức độ công bố thông tin mà công ty j đạt được, được tính theo công thức sau:

DSCOREj=∑

i=1 5

SCOREij

Với SCOREij là số điểm mà công ty j đạt được cho mục thông tin thứ i (Xem Bảng 1.1).

Bảng 2.3: Tổng kết các yếu tố của DSCORE I. Các thông tin về bối cảnh hoạt động của doanh nghiệp i. Mục tiêu của doanh nghiệp

ii. Các rào cản gia nhập ngành iii. Môi trường cạnh tranh

iv. Miêu tả tổng quan về doanh nghiệp v. Sản phẩm chủ chốt

vi. Phân khúc thị trường chủ lực

II. Tổng hợp kết quả báo cáo tài chính những năm trước

i. Là Tỷ suất lợi nhuận trên tổng tài sản (ROA) hoặc các số liệu cần thiết để nhà đầu tư có thể tính ra ROA của doanh nghiệp (như số liệu về lợi nhuận ròng, thuế suất, chi phí lãi vay và tổng tài sản, …)

ii. Là Tỷ suất lợi nhuận ròng cận biên hoặc các số liệu cần thiết để nhà đầu tư có thể tính ra Tỷ suất lợi nhuận ròng cận biên của doanh nghiệp (như số liệu về lợi nhuận ròng, thuế suất, chi phí lãi vay, doanh thu, …)

iii. Là Tỷ suất vòng quay tổng tài sản hoặc các số liệu cần thiết để nhà đầu tư có thể tính ra Tỷ suất vòng quay tổng tài sản của doanh nghiệp (như số liệu về doanh thu, tổng tài sản, …)

iv. Là Tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu (ROE) hoặc các số liệu cần thiết để nhà đầu tư có thể tính ra ROE của doanh nghiệp (như số liệu về lợi nhuận ròng, vốn chủ sở hữu, …)

v. Tổng kết doanh thu và thu nhập ròng của tám quý gần đây nhất. III. Các số liệu thống kê phi tài chính

i. Số nhân công

ii. Chế độ đãi ngộ trung bình cho mỗi nhân công iii. Các đơn hàng tồn kho

đây v. Thị phần vi. Doanh số

vii. Giá thành từng đơn vị sản phẩm

viii. Mức độ tăng trưởng trên mỗi đơn vị sản phẩm IV. Các thông tin dự báo

i. Dự báo về thị phần ii. Dự báo về dòng tiền

iii. Dự báo về chi phí vốn và chi phí R&D iv. Dự báo về lợi nhuận

v. Dự báo về doanh thu V. Báo cáo phân tích quản trị i. Thay đổi về doanh thu

ii. Thay đổi về lợi nhuận hoạt động iii. Thay đổi về giá vốn hàng bán iv. Thay đổi về lợi nhuận gộp v. Thay đổi về chi phí quản lý vi. Thay đổi về thu nhập ròng vii. Thay đổi về hàng tồn kho

viii. Thay đổi về tài khoản phải thu khách hàng

ix. Thay đổi về chi phí vốn và hoạt động nghiên cứu và phát triển (R&D) x. Thay đổi về thị phần

Nguồn: Botosan (1997) 2.3.2. Giả thiết khoa học

H1(a): Công ty nào có mức độ công bố thông tin trong Báo cáo tài chính thường niên cao hơn thì cổ phiếu niêm yết của công ty đó có tính thanh khoản cao hơn.

Giả thiết này được đưa ra bởi các Mô hình lý thuyết của Kyle (1985) hoặc Glosten và Milgrom (1985). Trong các Mô hình này, tính thanh khoản của cổ phiếu biến động ngược chiều với mức độ lựa chọn đối nghịch hiện tại của thị trường. Nếu một thị trường xảy ra nhiều tình trạng có một số lượng thiểu số các nhà môi giới hoặc nhà đầu tư có lợi thế thông tin hơn số đông nhà môi giới hoặc nhà đầu tư khác thì thị trường càng kém thanh khoản. Việc tính thanh khoản của cổ phiếu giảm có thể được biểu hiện bằng mức độ chênh lệch giá mua - giá bán tăng lên (Glosten và Milgrom, 1985) hoặc độ sâu thị trường giảm (Kyle, 1985).

Tuy vậy, cũng có những Mô hình lý thuyết lại chỉ ra kết quả ngược lại. Như trong công trình của Kim và Verecchia (1994), nếu như mỗi nhà môi giới lại có cách diễn giải thông tin được công bố theo những hướng khác nhau, thì cũng rất hợp lý nếu việc công bố thông tin mới làm gia tăng rủi ro lựa chọn đối nghịch. Bởi vì các nhà đầu tư sành sỏi (chiếm thiểu số) có thể hiểu thông tin được công bố hơn số đông các nhà đầu tư khác (kém sành sỏi hơn). Nếu điều này thực sự đúng, thì hoạt động công bố thông tin thực sự làm giảm thanh khoản của thị trường. Vì vậy, chúng ta có thể xây dựng giả thuyết thay thế như sau:

H1(b): Công ty nào có mức độ công bố thông tin trong báo cáo tài chính thường niên cao hơn thì cổ phiếu niêm yết của công ty đó có tính thanh khoản thấp hơn.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tác động của công bố thông tin tới tính thanh khoản của các cổ phiếu niêm yết trên thị trường chứng khoán việt nam (Trang 52)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(128 trang)