Tổ chức bộ phận kế toán quản trị trong bộ máy kế toán

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tổ chức công tác kế toán quản trị tại công ty cổ phần xây dựng đồng thuận (Trang 27 - 30)

1.3 Nội dung tổ chức công tác KTQT trong các doanh nghiệp xây dựng

1.3.1 Tổ chức bộ phận kế toán quản trị trong bộ máy kế toán

Tổ chức bộ phận KTQT trong bộ máy kế toán tại doanh nghiệp là một nội dung quan trọng trong tổ chức công tác KTQT. Để có thể tiến hành đƣợc các phƣơng pháp, kỹ thuật của tổ chức công tác KTQT nhằm cung cấp kịp thời, đầy đủ các thông tin theo yêu cầu của nhà quản trị doanh nghiệp về tình hình doanh thu, chi phí, kết quả từng bộ phận, cung cấp kịp thời thông tin thực hiện và phục vụ cho việc lập kế hoạch, tổ chức thực hiện, kiểm tra, điều hành và ra quyết định giúp nhà quản trị thực hiện tốt chức năng của mình thì bộ máy KTQT cần đƣợc tổ chức hợp lý. Việc tổ chức bộ phận KTQT trong bộ máy kế toán cần dựa vào những yêu cầu sau:

- Tổ chức bộ phận KTQT trong bộ máy kế toán của doanh nghiệp phải phù hợp

với đặc điểm hoạt động, quy mô đầu tƣ và địa bàn tổ chức sản xuất, kinh doanh của DN;

- Cần xác định mức độ phân cấp quản lý kinh tế tài chính của doanh nghiệp,

xác định và phân định rõ trách nhiệm, nội dung công việc của KTQT với phần hành KTTC cũng nhƣ với các bộ phận quản lý chức năng khác trong toàn DN;

- Tổ chức bộ phận KTQT trong bộ máy kế toán phải dựa vào khối lƣợng các

nghiệp vụ tài chính phát sinh, trình độ quản lý của doanh nghiệp và của nhân viên kế toán cũng nhƣ tình hình trang bị phƣơng tiện thực hiện công tác kế toán;

- Bộ máy kế toán phải gọn nhẹ, khoa học, hợp lý, phù hợp với sự phát triển

của khoa học công nghệ trong công tác thu thập, xử lý và hiệu quả cao trong việc cung cấp thông tin cho bộ máy lãnh đạo của doanh nghiệp.

Bộ phận KTQT có thể kết hợp với bộ phận KTTC cũng có thể tách rời thành bộ phận riêng.

Căn cứ vào điều kiện cụ thể của mình, các doanh nghiệp có thể tổ chức kế toán theo một trong các hình thức sau:

20

Mô hình kế toán tài chính và kế toán quản trị kết hợp: Đây là mô hình gắn

kết hệ thống KTQT với hệ thống KTTC. Loại mô hình này đƣợc sử dụng ở Mỹ và các nƣớc áp dụng kế toán Mỹ. Đây là mô hình mà mỗi nhân viên kế toán đồng thời thực hiện công việc của KTTC và KTQT, không tổ chức bộ phận KTQT riêng.

Mô hình này tiết kiệm đƣợc chi phí tổ chức vận hành bộ máy kế toán, bộ máy gọn nhẹ nhƣng hiệu quả không cao vì KTQT và KTTC tuân thủ những nguyên tắc khác nhau, không chuyên môn hóa công việc nên việc cung cấp thông tin có thể không kịp thời. Kế toán trƣởng

Kế toán tài chính Kế toán quản trị

Lập dự toán ngắn Bộ phận thu Bộ phận tổng Bộ phận tƣ vấn ra hạn và dài han quyết định quản trị

nhận thông tin hợp, phân tích

Sơ đồ 1.3: Mô hình tổ chức bộ phận kế toán tài chính và kế toán quản trị kết hợp

Mô hình kế toán quản trị và kế toán tài chính tách biệt: Theo hình thức

này trong một doanh nghiệp có hai bộ phận kế toán riêng biệt. Loại mô hình này áp dụng chủ yếu ở Cộng hòa Pháp và các nƣớc thực hiện theo kế toán công hòa Pháp. Bộ phận KTTC thu thập và xử lý thông tin bằng các báo tài chính và cung cấp chủ yếu cho các đối tƣợng sử dụng thông tin bên ngoài doanh nghiệp. Bộ phận KTQT thu thập và xử lý thông tin để cung cấp thông tin cho yêu cầu quản trị và ra quyết định cho quản lý DN.

Mô hình này có ƣu điểm là thông tin KTQT cung cấp nhanh chóng, kịp thời, đảm bảo tính chuyên môn hóa. Tuy nhiên nó cũng có nhƣợc điểm là chi phí cao do bộ máy cồng kềnh, phải tổ chức một bộ phận KTQT. Nhƣ vậy KTQT tại doanh nghiệp sẽ phát huy đƣợc tối đa vai trò của mình.

21

Kế toán trƣởng

Kế toán tài chính Kế toán quản trị

Ghi nhận thông Lập dự toán Bộ phận tổng Bộ phận tƣ vấn

tin KTTC và ngắn hạn và dài hợp, phân tích ra quyết định

lậ p BCTC hạn quản trị

Sơ đồ 1.4: Mô hình tổ chức bộ phận kế toán tài chính và kế toán quản trị tách biệt

Mô hình hỗn hợp: Đây là mô hình kết hợp cả 2 mô hình trên. “Đối với

những phần hành có tính tƣơng đồng giữa KTTC và KTQT thì sẽ áp dụng mô hình kết hợp, còn những phần hành có sự khác biệt căn bản và có ý nghĩa cung cấp thông tin đặc biệt quan trọng đối với DN thì sẽ đƣợc tổ chức theo mô hình tách rời”. Mô hình này có tính linh hoạt và khả năng cung cấp thông tin cao nhƣng yêu cầu DN phải có sự đầu tƣ tƣơng đối lớn để tổ chức vận hành bộ máy và tổ chức thực hiện công tác kế toán.

Kế toán trƣởng

Kế toán tài chính Kế toán quản trị

Ghi nhậ n thông tin Lập dự toán Bộ phận tổng Bộ phận tƣ vấn

KTTC- và lập BTC ngắn hạn và dài hợp, phân tích ra quyết định

han quản trị

Sơ đồ 1.5: Mô hình tổ chức bộ phận kế toán tài chính và kế toán quản trị hỗn hợp

Việc xây dựng mô hình KTQT phải thực hiện đƣợc 2 nội dung quan trọng là xây dựng cơ chế vận hành các nội dung KTQT và bộ máy nhân sự kế toán. Theo tác giả việc

22

lựa chọn mô hình nào phụ thuộc điều kiện thực tế và đặc điểm của từng ngành, từng doanh nghiệp, phải đảm bảo để cho bộ máy kế toán quản trị vận hành hiệu quả, sắp xếp đƣợc nhân sự thực hiện tốt phần việc của mình và cung cấp đƣợc thông tin cho quá trình ra quyết định cũng nhƣ đảm bảo nguyên tắc hiệu quả đi cùng với tiết kiệm chi phí.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tổ chức công tác kế toán quản trị tại công ty cổ phần xây dựng đồng thuận (Trang 27 - 30)