3.3 Giải pháp hoàn thiện tổ chức công tác kế toán quản trị tại Công ty Cổ phần Xây
3.3.1 Hoàn thiện tổ chức công tác kế toán quản trị trong bộ máy kế toán
Trên cơ sở nghiên cứu mối quan hệ giữa KTTC và KTQT theo tác giả việc tổ chức bộ máy kế toán của Công ty Cổ phần Xây dựng Đồng Thuận nên theo mô hình kết hợp KTTC và KTQT để từng bƣớc thực hiện công việc liên quan đến KTQT bởi nguồn lực tài chính và trình độ của đội ngũ nhân viên kế toán trong các doanh nghiệp
70
khó có thể đáp ứng đƣợc yêu cầu của việc thực hiện ngay một hệ thống KTQT hoàn chỉnh. Nhân viên kế toán các phần hành vừa đảm nhận công việc của KTTC vừa kiêm thêm một số công việc của KTQT. Việc lựa chọn mô hình kết hợp giữa KTTC và KTQT là phù hợp vì:
- KTQT mới đƣợc xây dựng và phát triển ở trình độ thấp, chƣa đủ điều kiện
để tách riêng thành một bộ phận độc lập, chuyên sâu.
- Dựa trên cơ sở tổ chức bộ máy kế toán của doanh nghiệp để bổ sung chức
năng, nhiệm vụ cho từng bộ phận là hợp lý. Đồng thời cũng không nên tổ chức bộ máy cồng kềnh trong điều kiện KTQT chƣa phát triển theo hƣớng chuyên sâu.
- KTTC và KTQT có mối quan hệ mật thiết với nhau, có cùng nguồn gốc
thông tin, nguồn gốc số liệu, tài liệu đến hệ thống sổ sách báo cáo nên tổ chức kết hợp trong một bộ máy là tận dụng đƣợc mối quan hệ về thu thập, cung cấp thông tin trong cùng một hệ thống tổ chức sẽ hợp lý và hiệu quả hơn.
- Phù hợp với định hƣớng xây dựng hệ thống kế toán doanh nghiệp của Bộ tài
chính là theo hƣớng kết hợp KTTC và KTQT; kế toán tổng hợp và kế toán chi tiết. Với mô hình kết hợp giữa KTTC và KTQT thì cơ cấu tổ chức bộ máy kế toán tại Công ty Cổ phần Xây dựng Đồng Thuận nên thực hiện theo sơ đồ 3.1
Kế toán trƣởng
Kế toán tài chính Kế toán quản trị
Lập dự toán ….. Bộ phận Bộ phận lao Bộ phận ngắn hạn và Kho, vật tƣ, sản xuất động tiền dài han thành phẩm lƣơng
71
Theo mô hình này, từng bộ phận trong bộ máy kế toán thực hiện nội dung công việc của từng phần hành kế toán bao gồm cả những phần việc KTTC và KTQT. Không nhất thiết mỗi nhân viên kế toán phụ trách từng bộ phận kế toán mà có thể một nhân viên kế toán phụ trách nhiều nội dung kế toán tùy theo khối lƣợng công việc và khả năng của mỗi nhân viên. Kế toán là một bộ phận của hệ thống thông tin trong doanh nghiệp có mối quan hệ với nhiều bộ phận khác phục vụ công tác quản trị doanh nghiệp. Vì vậy, bộ máy kế toán trong các doanh nghiệp cần xác lập mối quan hệ chặt chẽ trong việc cung cấp thông tin lẫn nhau để hoàn chỉnh hệ thống thông tin KTTC và KTQT.
Nhƣ vậy sau khi xác định đƣợc mô hình tổ chức bộ máy kế toán, Công ty Cổ phần Xây dựng Đồng Thuận cần tổ chức thực hiện:
- Xác định khối lƣợng công việc kế toán: Cần bố trí nhân viên kế toán vào các
phần hành một cách phù hợp với trình độ chuyên môn của họ.
- Xác định các bộ phận kế toán của bộ máy kế toán trong các doanh nghiệp.
Thực tế công việc KTQT liên quan đến nhiều bộ phận khác nhau ngoài bộ phận kế toán nhƣ bộ phận sản xuất, bộ phận quản lý doanh nghiệp, kho… Do đó bộ phận kế toán phải là đầu mối tập hợp thông tin KTQT, thiết lập mối quan hệ nội bộ để cung cấp thông tin giữa bộ phận kế toán và các bộ phận chức năng khác trong doanh nghiệp.
- Tổ chức phân công nhiệm vụ rõ ràng cho từng phần hành kế toán: Doanh
nghiệp cần xây dựng các quy định nội bộ, mô tả và phân công công việc rõ ràng của từng bộ phận. Trong đó phân chia cụ thể công việc mang tính chất tuân thủ chế độ của KTTC và công việc phục vụ nội bộ doanh nghiệp của KTQT. Tƣơng ứng với mỗi bộ phận của KTTC là phần hành của KTQT.
Ở Công ty Cổ phần Xây dựng Đồng Thuận thì công việc chủ yếu của KTQT nên tập trung vào kế toán các yếu tố đầu vào, kế toán chi phí và giá thành sản phẩm, kế toán phân tích để cung cấp thông tin cho việc thực hiện các quyết định.
Nhƣ vậy, mọi công việc kế toán trong doanh nghiệp do bộ máy kế toán của doanh nghiệp đó đảm nhận cho nên trong mọi trƣờng hợp xây dựng mô hình tổ chức kết hợp giữa KTTC và KTQT cần tùy thuộc vào điều kiện cụ thể của mỗi doanh nghiệp về hình thức tổ chức công tác kế toán, về lực lƣợng lao động làm công tác kế toán, về điều kiện
72
trang bị phƣơng tiện, thiết bị xử lý thông tin, về quy mô và loại hình doanh nghiệp hoạt động để phân công công việc cho từng ngƣời thuộc từng bộ phận trong bộ máy kế toán. Nhƣng phải đảm bảo yêu cầu chung là: gọn nhẹ, hiệu quả, đảm bảo vừa cung cấp thông tin cho yêu cầu quản trị doanh nghiệp, vừa cung cấp đƣợc thông tin cho các đối tƣợng bên ngoài doanh nghiệp thông qua hệ thống báo cáo tài chính.
3.3.2 Hoàn thiện tổ chức hệ thống thông tin kế tại Công ty CP Xây dựng Đồng Thuận