Các yếu tố tạo thuận lợi trong kinh doanh

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) THU hút đầu tư TRỰC TIẾP nước NGOÀI vào LĨNH vực tài CHÍNH NGÂN HÀNG tại VIỆT NAM THỰC TRẠNG và GIẢI PHÁP (Trang 26 - 28)

Các yếu tố tạo điều kiện thuận lợi cho kinh doanh tại nƣớc nhận đầu tƣ là các biện pháp mà chính phủ hỗ trợ cho hoạt động kinh doanh của nhà đầu tƣ nƣớc ngoài, bao gồm các chính sách xúc tiến đầu tƣ, các ƣu đãi, khuyến khích đầu tƣ (miễn, giảm thuế, thuế ƣu đãi, ƣu đãi thuê mặt bằng…); các biện pháp nhằm giảm tiêu cực phí (minh bạch, đơn giản hóa các thủ tục hành chính, tăng hiệu quả công tác quản lý, giảm và loại trừ tham nhũng); các biện pháp cải thiện và nâng cao chất lƣợng dịch vụ tiện ích, công cộng nhằm nâng cao chất lƣợng sống của con ngƣời(các trƣờng song ngữ, chất lƣợng cuộc sống…); các dịch vụ hậu đầu tƣ. Trong đó:

+ Hoạt động xúc tiến đầu tƣ bao gồm việc quảng bá ra bên ngoài về hình ảnh, chính sách, lợi thế, tiềm năng của nƣớc nhận đầu tƣ nhằm cung cấp thông tin trung

thực nhất, cập nhất nhất để nhà đầu tƣ hiểu đúng về môi trƣờng kinh doanh của quốc gia mình, mục đích để tăng cƣờng thu hút nguồn vốn đầu tƣ nƣớc ngoài.

+ Các biện pháp khuyến khích đầu tƣ là những biện pháp của chính phủ nƣớc sở tại, là lợi thế kinh tế có thể đo lƣờng đƣợc đối với một doanh nghiệp (nhà đầu tƣ) nhất định, nhằm tăng tỷ lệ lợi nhuận và giảm các chi phí cũng nhƣ rủi ro. Các hình thức khuyến khích đầu tƣ chủ yếu là khuyến khích về tài khoá nhƣ giảm tỷ lệ thuế thu nhập doanh nghiệp, trợ cấp đầu tƣ và tái đầu tƣ, miễn giảm thuế, khuyến khích về tài chính nhƣ hỗ trợ của chính phủ dƣới dạng tín dụng trợ cấp, tham gia vốn nhà nƣớc, bảo hiểm tín dụng của chính phủ. Ngoài ra, còn có các ƣu đãi về thị trƣờng nhƣ hỗ trợ độc quyền, bảo vệ cạnh tranh nhập khẩu, các hợp đồng chính phủ ƣu tiên (trong các chƣơng trình mua sắm công) và đối xử ƣu đãi về trao đổi ngoại hối và dịch vụ cơ sở hạ tầng.

+ Biện pháp kiểm soát các loại tiêu cực phí và đảm bảo công bằng các dịch vụ tiện ích. Đây là yếu tố có thể giảm sự hấp dẫn đối với nhà đầu tƣ nếu không kiểm soát đƣợc chặt chẽ tình trạng quan liêu, tham nhũng và cửa quyền của các cơ quan công quyền. Hiện nay , tình trạng này rất phổ biến ở các nƣớc đang và chậm phát triển và là mối lo không chỉ của các doanh nghiệp nƣớc ngoài mà còn cả các doanh nghiệp trong nƣớc muốn làm ăn bình đẳng và cạnh tranh lành mạnh.

+ Các dịch vụ hỗ trợ sau đầu tƣ là các biện pháp, quy định của chính phủ nhằm tạo điều kiện cho các nhà đầu tƣ thiết lập các chi nhánh ở nƣớc ngoài để giải quyết các công việc hàng ngày. Một khi nhà đầu tƣ làm ăn có hiệu quả thì họ sẽ muốn duy trì hoạt động của mình lâu dài ở nƣớc sở tại bằng cách tái đầu tƣ thu nhập của mình (tái đầu tƣ). Mặt khác, khi tỷ lệ tái đầu tƣ càng lớn, số các nhà đầu tƣ mong muốn tái đầu tƣ ở một nƣớc tiếp nhận đầu tƣ càng tăng, thì chứng tỏ môi trƣờng đầu tƣ của nƣớc đó tốt, hấp dẫn và vì thế cũng sẽ lôi kéo các nhà đầu tƣ khác cũng tham gia đầu tƣ vào quốc gia đó.

Từ lâu các nƣớc nhận đầu tƣ đã ý thức đƣợc tầm quan trọng của các yếu tố này, vì vậy chính phủ các nƣớc thƣờng tìm cách cải tiến các yếu tố này nhằm tạo thuận lợi nhiều hơn cho các chủ đầu tƣ nƣớc ngoài.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) THU hút đầu tư TRỰC TIẾP nước NGOÀI vào LĨNH vực tài CHÍNH NGÂN HÀNG tại VIỆT NAM THỰC TRẠNG và GIẢI PHÁP (Trang 26 - 28)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(104 trang)