Quy mô số lượng dự án đầu tư

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) THU hút đầu tư TRỰC TIẾP nước NGOÀI vào LĨNH vực tài CHÍNH NGÂN HÀNG tại VIỆT NAM THỰC TRẠNG và GIẢI PHÁP (Trang 54 - 56)

Từ năm 1990, sau khi Pháp lệnh NHNN Việt Nam và Pháp lệnh ngân hàng hợp tác xã tín dụng, công ty tài chính ra đời, các tổ chức tín dụng nƣớc ngoài bắt đầu mở rộng sự hiện diện thƣơng mại tại Việt Nam dƣới các hình thức chi nhánh ngân hàng nƣớc ngoài, ngân hàng liên doanh. Trong 30 năm qua, Việt Nam đã thu hút đƣợc một số lƣợng lớn các TCTD nƣớc ngoài đầu tƣ vào lĩnh vực Tài chính - Ngân hàng. Đặc biệt, kể từ khi Việt Nam ký kết Hiệp định thƣơng mại Việt Nam - Hoa Kỳ (có hiệu lực từ năm 2002) và gia nhập Tổ chức thƣơng mại thế giới, số lƣợng các tổ chức tín dụng nƣớc ngoài hiện diện tại Việt Nam có xu hƣớng gia tăng. Từ số liệu của bảng 2.1 dƣới đây, có thể thấy từ năm 2016 đến 2018, FDI đầu tƣ vào lĩnh vực Tài chính - Ngân hàng đã có sự biến chuyển chóng mặt trong quy mô số lƣợng dự án đầu tƣ.

Bảng 2.1. Thu hút FDI vào lĩnh vực Tài chính – Ngân hàng từ năm 2016 – 2018

(ĐVT: Triệu USD)

Nguồn: Tổng hợp từ Báo cáo FDI từ 2016-2018 , Cục đầu tư nước ngoài

Năm 2016, tổng vốn đăng ký vào lĩnh vực này đã tăng đột biến lên 582.41 triệu USD nhờ sự xuất hiện của 12 dự án cấp mới và 32 lƣợt góp vốn, mua cổ phần. Đây cũng là năm xuất hiện bùng nổ của các ngân hàng nƣớc ngoài, với tổng số 5 dự án bao gồm Woori Bank, Busan Bank – Chi nhánh Hồ Chí Minh, Nonghyup Bank – Chi nhánh Hà Nội đến từ Hàn Quốc, Public Bank và CIMB Bank đến từ Malaysia.

Sang năm 2017 và 2018, vốn đăng ký vào lĩnh vực Tài chính – Ngân hàng lại giảm. Nguyên nhân chủ yếu đến từ sự sụt giảm đáng kể các dự án cấp mới, xuống còn 3 dự án trong năm 2017 và 5 dự án trong năm 2018. Đây là con số rất thấp so với tiềm năng của ngành cũng nhƣ so sánh với tổng các dự án FDI cấp mới trong năm. Trong khi đó số lƣợt góp vốn, mua cổ phần vẫn duy trì và không có sự tăng trƣởng đột phá, 32 lƣợt trong năm 2017 và 31 lƣợt trong năm 2018. Điều này cho thấy lĩnh vực Tài chính – Ngân hàng chƣa có sức hút với vốn FDI.

Sự bùng nổ các ngân hàng nƣớc ngoài năm 2016 đã không tiếp diễn trong năm 2017 và 2018, thậm chí chúng ta còn phải chứng kiến số lƣợng ngày càng tăng các ngân hàng nƣớc ngoài rút lui khỏi Việt Nam, cụ thể:

- Tháng 4/2017, NZ đóng cửa, chuyển giao chi nhánh, sáu văn phòng giao dịch và 125,000 khách hàng cá nhân sang Ngân hàng Shinhan.

- Tháng 7/2017, Ngân hàng Commonwealth Bank của Úc (CBA) bán chi nhánh tại Thành phố Hồ Chí Minh cho Ngân hàng Thƣơng mại Cổ phần Quốc Tế Việt Nam (VIB), sau khi duy trì kể từ năm 2008.

Năm Số dự án cấp mới Vốn đăng ký cấp mới (triệu USD) Số lƣợt dự án tăng vốn Vốn đăng ký tăng thêm (triệu USD) Số lƣợt góp vốn, mua cổ phần Vốn góp (triệu USD) Tổng vốn đăng ký cấp mới, vốn tăng thêm và vốn góp (triệu USD) 2016 12 511.02 1 0.01 32 71.38 582.41 2017 3 0.18 2 69.87 32 18.17 88.21 2018 5 10.30 4 3.92 31 67.62 81.84 Tổng cộng 20 521.50 7 73.80 95 157.16 752.46

- BNP Paribas của Pháp bán hết 18.7% cổ phần từ Ngân hàng Phƣơng Đông (OCB) sau một thập kỷ hợp tác.

- Tháng 1/2018, Standard Chartered bán toàn bộ 8.75% cổ phần trong ACB sau 12 năm hợp tác.

Các ngân hàng nƣớc ngoài đang đổ xô đi tìm lối thoát ở Việt Nam bất chấp sự khởi sắc mạnh mẽ của thị trƣờng chứng khoán năm 2017 và 2018. Lý giải cho điều này có thể kể đến một số nguyên nhân nhƣ quản lý rủi ro kém, ngân hàng đe dọa vỡ nợ, rủi ro tài chính gia tăng, thị trƣờng không minh bạch, không ổn định, không công bằng trong việc đối xử giữa cơ quan chủ quản với ngân hàng nƣớc ngoài và ngân hàng trong nƣớc…

Sự sụt giảm số lƣợng các dự án FDI và thoái vốn là dấu hiệu cho thấy nhà đầu tƣ nƣớc ngoài đã thay đổi niềm tin vào hệ thống tài chính và triển vọng kinh tế của Việt Nam. Kỳ vọng lãi suất tăng ở Mỹ và Liên minh Châu Âu sau gần một thập niên duy trì gần bằng không cũng có thể là một yếu tố.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) THU hút đầu tư TRỰC TIẾP nước NGOÀI vào LĨNH vực tài CHÍNH NGÂN HÀNG tại VIỆT NAM THỰC TRẠNG và GIẢI PHÁP (Trang 54 - 56)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(104 trang)