Hạn chế và nguyên nhân

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) THU hút đầu tư TRỰC TIẾP nước NGOÀI vào LĨNH vực tài CHÍNH NGÂN HÀNG tại VIỆT NAM THỰC TRẠNG và GIẢI PHÁP (Trang 68 - 76)

2.3.2.1. Hạn chế

- Vốn đầu tư chiếm tỷ trọng chưa cao trong cơ cấu đầu tư theo ngành

Mặc dù giai đoạn 2016 - 2018 tình hình đầu tƣ FDI vào lĩnh vực Tài chính - Ngân hàng có nhiều khởi sắc hơn so với giai đoạn trƣớc, nhƣng do ảnh hƣởng của suy thoái kinh tế toàn cầu, diễn biến phức tạp về chính trị giữa các cƣờng quốc kinh tế trên thế giới, sự cân nhắc hơn của các nƣớc đầu tƣ vào điều kiện cơ sở vật chất ở Việt Nam…những điều này đã làm cho số lƣợng dự án và giá trị vốn FDI đầu tƣ vào lĩnh vực Tài chính - Ngân hàng giảm sút đáng kể, đặc biệt trong hai năm 2017 và 2018. Nếu so sánh vốn đăng ký vào lĩnh vực Tài chính - Ngân hàng với lĩnh vực dẫn đầu về thu hút FDI là Công nghiệp chế biến, chế tạo với vốn đăng ký lũy kế hết năm 2018 là 195.38 tỷ USD, dễ nhận thấy tỷ trọng đầu tƣ vào lĩnh vực Tài chính - Ngân hàng chỉ chiếm một phần rất nhỏ trong cơ cấu đầu tƣ FDI vào Việt Nam. Ông Kyle Kelhofer, Giám đốc Quốc gia của Tổ chức Tài chính Quốc tế (IFC) tại Việt Nam, Lào, Campuchia cho biết hiện nay FDI vào Việt Nam chỉ tập trung chủ yếu vào lĩnh vực sản xuất chứ chƣa đầu tƣ ở các lĩnh vực mang lại giá trị gia tăng cao khác nhƣ Tài chính - Ngân hàng, và khuyến cáo, muốn có thế hệ FDI mới, đòi hỏi Việt Nam phải tạo ra sự chuyển dịch thu hút chiến lƣợc ở các khối ngành khác nhau, mang tính tổng thể chứ không căn cứ vào các doanh nghiệp FDI cụ thể.

- Tỷ lệ giải ngân còn thấp

Việt Nam đƣợc coi là điểm sáng của khu vực và trên thế giới về thu hút FDI, nhƣng chúng ta cần giải bài toán thúc đẩy giải ngân số vốn FDI mà các nhà đầu tƣ nƣớc ngoài đã cam kết. Hạn chế này cần đƣợc sớm xử lý triệt để, bởi giải ngân chậm ảnh hƣởng tới tăng trƣởng kinh tế, tới hiệu quả sử dụng vốn đầu tƣ nƣớc ngoài toàn ngành nói chung và Tài chính – Ngân hàng nói riêng.

Lũy kế các dự án còn hiệu lực tính đến cuối năm 2018, tổng vốn thực hiện của các dự án FDI trong lĩnh vực Tài chính – Ngân hàng là 400.61 triệu USD, chiếm

62.17% tổng vốn đăng ký. Phần còn lại của vốn đăng ký, 243.78 triệu USD, khá nhiều trong số này là con số ảo, do vậy, cần phải rà soát cẩn trọng để “làm sạch” các con số này, dự án ảo cần đƣợc thu hồi, dự án nào có khả năng triển khai thì tháo gỡ khó khăn để đẩy nhanh tiến độ.

- Hình thức đầu tư chưa thật phong phú

Lũy kế các dự án còn hiệu lực đến hết năm 2018, đầu tƣ trực tiếp nƣớc ngoài vào lĩnh vực Tài chính - Ngân hàng chỉ xuất hiện dƣới hai hình thức là doanh nghiệp 100% vốn nƣớc ngoài và doanh nghiệp liên doan, trong đó doanh nghiệp 100% vốn nƣớc ngoài đứng đầu với 43 trên tổng số 59 dự án, vốn đăng ký là 532.12 triệu USD, chiếm đến 82.57% tổng vốn đăng ký vào lĩnh vực này.

Bảng 2.9. Thu hút FDI vào lĩnh vực Tài chính – Ngân hàng theo hình thức đầu tƣ

(Lũy kế các dự án còn hiệu lực đến hết năm 2018)

(ĐVT: USD)

Nguồn: Tổng hợp từ Báo cáo FDI năm 2018 , Cục đầu tư nước ngoài

Hai hình thức đầu tƣ này, bên cạnh những thuận lợi cho nƣớc tiếp nhận và chủ đầu tƣ đầu tƣ, vẫn tồn tại những hạn chế, khó khăn không nhỏ. Với doanh nghiệp 100% vốn nƣớc ngoài, khi vào Việt Nam sẽ gặp phải sự khác biệt về văn hóa kinh doanh với những doanh nghiệp trong nƣớc, ảnh hƣởng tới việc tiếp cận thị trƣờng Việt Nam. Đồng thời, pháp luật Việt Nam dù đã có sự mở rộng cho các nhà đầu tƣ nƣớc ngoài nhƣng vẫn trong một khuôn khổ nhất định vì một phần còn nhằm mục đích bảo vệ nhà đầu tƣ trong nƣớc. Còn với doanh nghiệp liên doanh, đó là bất đồng ngôn ngữ. Việc liên doanh với doanh nghiệp nƣớc ngoài sẽ gặp rất nhiều khó khăn cho những doanh nghiệp còn yếu kém về ngôn ngữ quốc tế. Đặc biệt là ngôn ngữ của doanh nghiệp đƣợc liên doanh. Giữa các bên liên doanh nảy sinh bất đồng về hàng loạt các vấn đề liên quan nhƣ chiến lƣợc kinh doanh, phƣơng thức quản lý và

Số dự án Vốn đăng ký (USD)

Tổng cộng 59 644,385,799

100% vốn nƣớc ngoài 43 532,121,381

Liên doanh 16 112,264,418

Phân theo loại hình thức đầu tƣ

điều hành doanh nghiệp... Từ đó dẫn đến tình trang mâu thuẫn trong các liên doanh diễn ra khá phổ biến, ảnh hƣởng đến việc triển khai các dự án - nguyên nhân dẫn đến sự đổ vỡ của dự án đầu tƣ trực tiếp nƣớc ngoài.

- Đối tác đầu tư thiếu tính đa dạng

Cũng từ số liệu bảng 2.8, bên cạnh kết quả đạt đƣợc là việc thu hút đƣợc nguồn vốn từ các quốc gia có nền kinh tế phát triển, thu hút FDI vào lĩnh vực Tài chính – Ngân hàng còn có hạn chế không thể bỏ qua. Đó là số lƣợng các đối tác hợp tác với Việt Nam trong lĩnh vực này còn quá ít nếu so sánh với tổng số các quốc gia đang đầu tƣ vào Việt Nam. Điều này khiến cho Việt Nam bị hạn chế về khả năng tiếp cận với càng nhiều những dòng vốn FDI chất lƣợng cao, cũng nhƣ cho thấy công tác xúc tiến đầu tƣ, hợp tác quốc tế vào lĩnh vực này tuy nhiều nhƣng chƣa mang lại hiệu quả nhƣ mong muốn khi chƣa có nhiều quốc gia thấy đƣợc sự hấp dẫn từ môi trƣờng đầu tƣ trong nƣớc, cũng nhƣ nhìn thấy những tiềm năng, thế mạnh khi đầu tƣ vào lĩnh vực Tài chính – Ngân hàng tại Việt Nam.

- Đầu tư không đồng đều giữa các địa phương

Có thể thấy, ngoài hai thành phố lớn là Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh, trong giai đoạn từ năm 2016 – 2018, chỉ có duy nhất 1 dự án FDI đầu tƣ vào địa phƣơng khác là Thái Bình với dự án KUUM VINA, đầu tƣ bởi Hàn Quốc với số vốn đăng ký 0.6 triệu USD trong năm 2016. Thậm chí nếu tính lũy kế đến hết năm 2018, ngoài 3 địa phƣơng trên, FDI vào lĩnh vực Tài chính - Ngân hàng cũng chỉ phân bổ thêm vào 2 thành phố là Bình Dƣơng với 2 dự án có số vốn đăng ký là 88.39 triệu USD, và Bà Rịa - Vũng Tàu với 1 dự án có số vốn đăng ký là 15 triệu USD, chiếm một phần rất nhỏ trong tổng đầu tƣ nƣớc ngoài vào lĩnh vực Tài chính - Ngân hàng tại Việt Nam. Điều này cho thấy còn rất ít địa phƣơng trên cả nƣớc có sức hút với các nhà đầu tƣ nƣớc ngoài khi cân nhắc đầu tƣ vào lĩnh vực Tài chính – Ngân hàng tại Việt Nam.

Sự không đồng đều trong hoạt động thu hút FDI vào Việt Nam nói chung và lĩnh vực Tài chính - Ngân hàng nói riêng, sẽ tạo ra một lực hút lao động về các trung tâm kinh tế này. Ngƣời lao động đổ dồn về đây ngoài nhu cầu công ăn việc làm, còn đặt ra nhu cầu bức thiết về nhà ở, giáo dục, phúc lợi xã hội…gây ra những

tác động tiêu cực tới giao thông và môi trƣờng đô thị. Vô hình chung, FDI không những không giúp san bằng chênh lệch khoảng cách thành thị nông thôn mà càng làm gia tăng hơn nữa mức chênh lệch về phát triển kinh tế giữa các vùng miền, địa phƣơng trên cả nƣớc

2.3.2.2. Nguyên nhân a. Nguyên nhân khách quan

- Những năm vừa qua là những năm đầy khó khăn và thách thức với nền kinh tế Việt Nam trong đó có việc thu hút vốn đầu tƣ nƣớc ngoài nói chung và vào lĩnh vực Tài chính - Ngân hàng nói riêng. Kể từ khi cuộc khủng hoảng tài chính bùng phát ở Mỹ năm 2008 và lan ra toàn thế giới, hơn 10 năm qua, thế giới trải qua những biến động to lớn cả về địa - kinh tế, địa - chính trị và địa - chiến lƣợc. Những xáo động trong nội bộ các nƣớc, tính bất an của các “điểm nóng”, tính phức tạp trong cạnh tranh và hợp tác giữa các nƣớc lớn, những chập chững, gập ghềnh của các xu thế khu vực và toàn cầu..., đã tạo nên một bức tranh chung với gam màu xám chủ đạo. Đáng chú ý nhất phải kể đến đó là chiến tranh thƣơng mại giữa Mỹ và Trung Quốc. Tác động ngắn hạn từ cuộc chiến thƣơng mại Mỹ - Trung chủ yếu là gián tiếp, thông qua sự mất giá của nhân dân tệ, Bắc Kinh tăng cƣờng kiểm soát vốn và tâm lý giá xuống trên thị trƣờng chứng khoán. Việt Nam vẫn đang phát triển nhƣng quy mô sản xuất tƣơng đối nhỏ trên thế giới, không nằm trong top 20. Do đó Việt Nam đủ nhỏ để “đứng ngoài” cuộc tranh chấp thƣơng mại của các nền kinh tế lớn, không bị ảnh hƣởng tiêu cực nhiều trong ngắn hạn. Đồng tiền Việt Nam vẫn diễn biến tốt so với hầu hết các đồng tiền khác trong khu vực, chỉ mất giá 2.5% so với USD kể từ đầu năm. Tuy vậy cảnh giác không bao giờ thừa khi kim ngạch thƣơng mại của Việt Nam với Mỹ và với Trung Quốc chiếm khoảng 40% tổng kim ngạch xuất nhập khẩu. Theo dõi, cập nhật thông tin, dự báo kịp thời, chủ động đề ra giải pháp đồng bộ khắc phục mọi tình thế là nhiệm vụ quan trọng của các bộ, ngành ở trung ƣơng.

Sự cạnh tranh ảnh hƣởng giữa các nƣớc lớn khiến Việt Nam phải có đƣờng lối và chính sách ứng xử khéo léo, mềm dẻo để duy trì, củng cố quan hệ tốt đẹp với tất cả các nƣớc, cả trên bình diện đa phƣơng và song phƣơng. Việc Mỹ quyết định rút khỏi Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dƣơng cũng đặt ra những thách thức phức

tạp hơn đối với Việt Nam trong hội nhập kinh tế quốc tế, thu hút đầu tƣ trực tiếp nƣớc ngoài.

b. Nguyên nhân chủ quan

- Môi trƣờng kinh tế vĩ mô của nƣớc ta còn chƣa thật rõ ràng, khung pháp lý cho hoạt động ĐTNN thiếu đồng bộ, chƣa thật sự thông thoáng. Mặc dù đã đƣợc cải cách và sửa đổi rất nhiều nhƣng vẫn còn nhiều doanh nghiệp FDI phàn nàn về sự quản lý chính sách không rõ ràng của Việt Nam. Nhiều luật Doanh nghiệp và luật Đầu tƣ đƣợc ban hành liên tục từ năm 1990 đến nay đã khiến thủ tục thành lập doanh nghiệp và thủ tục đầu tƣ ngày nay khá thông thoáng, ngay cả so sánh với các nƣớc khác trong khu vực. Tuy nhiên, trong những chính sách, luật pháp khác có liên quan tới và chi phối khá nặng nề hoạt động của một doanh nghiệp nhƣ các quy định về thuế, hải quan, lao động, đất đai, xây dựng, bảo vệ môi trƣờng, giải quyết tranh chấp dân sự…thì vẫn còn tồn động rất nhiều vƣớng mắc, bất cập. Tình trạng quy định không cụ thể, không rõ ràng, không hợp thực tế, thậm chí mâu thuẫn, chồng chéo giữa các luật với nhau, giữa luật và pháp lệnh, nghị định, thông tƣ đã làm cho các đối tƣợng thi hành luật gặp nhiều khó khăn, đồng thời cũng chính là kẽ hở để các tổ chức và cá nhân lách luật trong các hoạt động không hợp pháp. Tình trạng này kéo theo những thay đổi khó lƣờng trƣớc đối với doanh nghiệp và làm cho một số nhà đầu tƣ không thể thực hiện đƣợc những dự tính ban đầu của mình. Đây chính là cản trở lớn nhất khiến nhiều nhà đầu tƣ nƣớc ngoài còn e ngại.

- Bên cạnh khung pháp lý, khung chính sách ƣu đãi đầu tƣ dành cho doanh nghiệp FDI còn chƣa đủ hấp dẫn. Tuy các chính sách ƣu đãi của nƣớc ta thƣờng xuyên đƣợc rà soát sửa đổi, bổ sung nhƣng vẫn còn dàn trải, chƣa tập trung đúng mức vào những ngành, lĩnh vực và địa bàn cần thu hút đầu tƣ, có quá nhiều các loại ƣu đãi đầu tƣ khác nhau đƣợc quy định rải rác trong các luật và văn bản dƣới luật khác nhau, gây khó khăn cho các cơ quan nhà nƣớc trong công tác quản lý ƣu đãi đầu tƣ cũng nhƣ cho doanh nghiệp trong việc nhận biết các ƣu đãi. Sự phức tạp càng đƣợc nhân lên do các địa phƣơng, đến lƣợt mình lại đƣa ra các ƣu đãi riêng một cách tùy tiện để cạnh tranh thu hút đầu tƣ. Từ những năm 2006 và 2007, các nhà đầu tƣ nƣớc ngoài bắt đầu mua cổ phẩn để trở thành nhà đầu tƣ chiến lƣợc tại

các ngân hàng trong nƣớc. Nhƣng với giới hạn sở hữu các tổ chức nƣớc ngoài chỉ có thể nắm giữ tại một ngân hàng nội địa là 30% và mức cổ phần cao nhất một ngân hàng nƣớc ngoài có thể mua để trở thành một nhà đầu tƣ chiến lƣợc là 20%, các ngân hàng nƣớc ngoài chƣa thực sự tạo đƣợc những chuyển biến mạnh mẽ do không nắm quyền kiểm soát. Do vậy, nguồn vốn ngoại tiếp cận với các ngân hàng trong nƣớc cũng bị hạn chế khá nhiều. đƣa ra các chính sách khuyến khích đầu tƣ một cách tản mạn, thiếu tập trung, đồng bộ.

- Thủ tục hành chính còn rƣờm rà, thiếu minh bạch cũng là một nguyên nhân khiến doanh nghiệp FDI "chán ngán". Các quy định pháp luật điều chỉnh hoạt động của các nhà đầu tƣ sau khi đã đăng ký và cấp phép vẫn còn là mối quan ngại đối với các nhà đầu tƣ nƣớc ngoài. Hệ thống hành chính còn phức tạp, làm mất nhiều thời gian của doanh nghiệp. Ứng dụng công nghệ thông tin trong cải cách thủ tục hành chính chƣa đƣợc đẩy mạnh. Công tác cải cách hành chính tại các địa phƣơng không đồng đều. Điều này gây khó khăn cho các doanh nghiệp có nhiều chi nhánh, khi thực hiện các chƣơng trình lớn triển khai trên nhiều tỉnh thành. Thủ tục giấy tờ trong một số lĩnh vực giải quyết chậm chạp. Chẳng nhƣ nhƣ cấp Giấy chứng nhận kinh doanh có điều kiện; chuyển đổi, chuyển nhƣợng quyền sử dụng đất; cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, khoáng sản, tài nguyên, môi trƣờng... bị kéo dài, các doanh nghiệp phải tốn nhiều thời gian chờ đợi, mất cơ hội kinh doanh. Bên cạnh đó, không ít doanh nghiệp bức xúc với thủ tục hành chính về thuế và hải quan. Mức độ cải thiện các thủ tục hành chính về thuế, hải quan vẫn chƣa tốt, thái độ, ý thức trách nhiệm và năng lực của các cán bộ công chức, viên chức Nhà nƣớc trong việc thực hiện các quy định pháp lý, chính sách và thủ tục hành chính vẫn chƣa cao và chậm chuyển biến. Sự thiếu trách nhiệm của không ít cán bộ cơ quan hải quan và thuế gây thiệt hại tài chính không lƣờng trƣớc đƣợc cho các doanh nghiệp.

- Nguồn nhân lực còn nhiều hạn chế. Nguồn nhân lực của nƣớc ta hiện nay dồi dào nhƣng tỷ lệ lao động qua đào tạo thấp, nguồn nhân lực có trình độ cao còn thiếu, chƣa đáp ứng đƣợc nhu cầu về lao động của các doanh nghiệp FDI nói chung, và trong lĩnh vực Tài chính - Ngân hàng nói riêng. Đây là hạn chế đã tồn tại từ nhiều năm trƣớc, nhƣng trong thời gian gần đây càng trở nên bức xúc hơn khi thu hút

ĐTNN các dự án sử dụng công nghệ cao, hiện đại. Trong một nghiên cứu mới đây do Cục Đầu tƣ nƣớc ngoài phối hợp cùng với Tổ chức Phát triển Công nghiệp Liên hợp quốc tiến hành, thì 32% các nhà đầu tƣ nƣớc ngoài cho rằng thiếu lao động trình độ cao là nguyên nhân quan trọng nhất khiến cho họ không sử dụng hết công suất.

Biểu đồ 2.3. Số lƣợng lao động theo trình độ chuyên môn kỹ thuật quý 2/2018 và quý 2/2017

(ĐVT: Triệu ngƣời)

Nguồn: Tổng cục thống kê (2017, 2018), Điều tra lao động-việc làm hằng quý

Từ biểu đồ 2.3, lực lƣợng lao động từ 15 tuổi trở lên đã qua đào tạo có bằng/chứng chỉ từ 3 tháng trở lên quý 2/2018 là 12.04 triệu, tăng gần 267 nghìn ngƣời so với quý 2/2017. Trong đó, tăng mạnh nhất ở nhóm cao đẳng (11.37%), tiếp đến nhóm

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) THU hút đầu tư TRỰC TIẾP nước NGOÀI vào LĨNH vực tài CHÍNH NGÂN HÀNG tại VIỆT NAM THỰC TRẠNG và GIẢI PHÁP (Trang 68 - 76)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(104 trang)